Đặc điểm của trường THCS và vai trò của hoạt động XHHGD tại trườngTHCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại các trường THCS quận đống đa, thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) (Trang 29 - 33)

Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

1.3. Hoạt động xã hội hóa giáo dục tại trường THCS

1.3.2. Đặc điểm của trường THCS và vai trò của hoạt động XHHGD tại trườngTHCS

Điều 2 Điều lệ trường trung học nêu về vị trí của trường trung học n i chung, trường THCS n i riêng trong hệ thống giáo dục quốc dân: “Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường c tư cách pháp nhân, c tài khoản và con dấu riêng”.

Điều 3 Điều lệ trường trung học nêu hiệm vụ và quyền hạn của trường trung học: “Bên cạnh việc tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trường THCS phải công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục”.

Và một trong những nhiệm vụ cơ bản của trường THCS là thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục cho trẻ trong độ tuổi từ 12 đến 15 tuổi.

Mục 5 Điều 3 Điều lệ trường trung học c quy định nhiệm vụ “Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.

Bậc giáo dục THCS c đối tượng giáo dục là học sinh ở lứa tuổi từ 12 đến 15 tuổi. Khi con em mình bước vào bậc học THCS, không ít cha mẹ học sinh trở nên chủ quan, chưa thực sự chú trọng đầu tư cho con bởi đây là bậc học trung gian, bởi con em họ không còn non nớt như bậc học dưới nhưng cũng chưa bước vào ngưỡng cửa quyết định tương lai như ở bậc THPT. Trong khi đ , học sinh bậc THCS lại lứa tuổi nhiều thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý, cũng là lứa tuổi hình thành rõ rệt trí tuệ

và nhân cách con người, tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị hành trang cho cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn. Đặc điểm này đòi hỏi sự quan tâm đầu tư đúng mức của cha mẹ học sinh đối với giáo dục bậc THCS.

Mục tiêu của XHHGD tại trường THCS là lôi cuốn mọi nguồn lực xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo dục THCS, nhằm chăm s c, giáo dục học sinh trong độ tuổi từ lớp 6 đến lớp 9, giúp các em phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sángtạo. Thông qua đ để nâng cao chất lượng giáo dục THCS, tạo ảnh hưởng tích cực của giáo dục THCS đối với xã hội.

Xã hội h a giáo dục THCS c những vai trò sau:

1.3.2.1. Tạo nền tảng vững chắc để học sinh bước vào bậc học THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống

XHHGD tại trường THCS tạo điều kiện cho các nhà trường THCS huy động tối đa học sinh tốt nghiệp Tiểu học đến trường, học sinh được giáo dục đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo. C sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Công tác phổ cập giáo dục THCS đạt kết quả tốt đẹp.

XHHGD tại trường THCS sẽ mang lại nhiều nguồn lực phục vụ cho mọi hoạt động của GDTHCS. Huy động các nguồn lực và đa dạng h a các nguồn lực:

Nguồn lực vật chất (tài lực, vật lực, nhân lực, đất đai, trường sở, trang thiết bị,...) phục vụ giảng dạy và học tập; Nguồn lực phi vật chất (việc tạo ra môi trường giáo dục thống nhất, các yếu tố tinh thần, sự ủng hộ chủ trương giáo dục, sự tư vấn, trao đổi thông tin, kinh nghiệm),… giúp nâng cao chất lượng GD, giải quyết cơ bản mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển và điều kiện thực hiện chất lượng - một trong những kh khăn, thách thức của nền GD nước ta hiện nay.

1.3.2.2. Góp phần làm cho giáo dục phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương Trong phạm vi địa phương, GD bao giờ cũng g p phần phục vụ cho mục tiêu, sự phát triển kinh tế của địa phương. Bởi lẽ, GD và kinh tế là cặp phạm trù c mối quan hệ khăng khít, luôn đồng hành, ảnh hưởng qua lại đến nhau với mối quan hệ nhân quả biện chứng.

GDTHCS phải c phương hướng và mục tiêu cụ thể phục vụ sự phát triển KT-XH của địa phương. Gắn GDTHCS với xã hội là gắn ngay với từng địa phương.

Hoạt động XHHGD tại trường THCS phải rất coi trọng tính địa phương. Thực hiện thành công hoạt động XHHGD tại trường THCS ở địa phương, g p phần nâng cao chất lượng GD của địa phương sẽ thúc đẩy KT-XH của địa phương phát triển. Đ là cơ sở phát triển của nhà trường và xã hội.

Như vậy, XHHGD tại trường THCS c những vai trò hết sức to lớn. Quản lý XHHGD tại trường THCS cần phải đảm bảo định hướng XHCN trong XHH GD&ĐT. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và chịu trách nhiệm trước nhân dân về sự phát triển GD&ĐT, trong đ c GDTHCS. XHHGD tại trường THCS phải dựa vào cộng đồng, tạo ra sự đồng thuận của các LLXH đ ng g p cho giáo dục và thực hiện tốt chiều ngược lại của XHHGD tại trường THCS:

- Các nguồn lực được huy động sử dụng c hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng GDTHCS, mở rộng đối tượng người được GD, g p phần cung ứng nguồn lực cho xã hội.

- Phát huy những ảnh hưởng tích cực khác của GD đối với xã hội.

1.3.2.3. Tạo ra sự công bằng, dân chủ trong thụ hưởng và trách nhiệm xây dựng giáo dục THCS

Luật giáo dục (2005) đã nêu: “Nhà nước thực hiện công bằng trong giáo dục, tạo điều kiện cho ai cũng được học hành”. Bối cảnh đất nước ta đang trong sự nghiệp CNH-HĐH, mở cửa hội nhập với thế giớiđang tạo ra yêu cầu giáo dục và nhu cầu học tập mới. Đẩy mạnh XHHGD, xây dựng một xã hội học tập chính là xây dựng một nền giáo dục của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, một nền GD thấm nhuần các nguyên tắc: dân tộc - khoa học -đại chúng và hiện đại. Đảng và Nhà nước lãnh đạo, động viên toàn dân làm GD, tạo điều kiện cho mọi người dân ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ đều được học, đặc biệt là tự học thường xuyên, suốt đời, học ở mọi lúc, mọi nơi, học để biết, để làm, để chung sống, để phát triển cá nhân và cộng đồng. GD để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, g p phần xây dựng thành công một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong sự nghiệp GD; thực hiện đa dạng h a các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục, thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng MTGD lành mạnh và an toàn.

XHHGD và DCHGD c mối quan hệ biện chứng chặt chẽ, n i đến XHHGD là n i đến DCHGD. Bởi lẽ, XHHGD mà không DCHGDthì không tạo được lòng tin, sự đồng thuận để thực hiện XHHGD. Nhờ DCHGD mà các thành phần tham gia XHHGD trở nên đông đảo, tự nguyện, rộng khắp ở các địa phương, trường học.

Ngược lại, XHHGD là con đường để thực hiện DCHGD. XHHGD tại trường THCS sẽ g p phần nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy truyền thống GD của dân tộc, tạo ra sự thống nhất trong chỉ đạo của Đảng và hành động của toàn xã hội, đồng thời phát huy quyền dân chủ của nhân dân trong kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý giáo dục. Như vậy, XHHGD n i chung và XHHGD tại trường THCS n i riêng chính là con đường để thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong sự nghiệp phát triển giáo dục.

1.3.2.4. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THCS

Mục tiêu của GDTHCS là củng cố vững chắc kiến thức của bậc tiểu học và phát triển học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở, hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để học sinh tốt nghiệp tiếp tục học THPT, trung cấp, học nghề, hoặc đi vào cuộc sống. XHHGD tại trường THCS giúp cộng đồng và các bậc CMHS hoàn toàn c khả năng g p phần cụ thể h a mục tiêu GD, vừa phù hợp với địa phương, vừa đáp ứng nguyện vọng của các gia đình. Bên cạnh đ , XHHGD giúp các LLXH c thể tham gia xây dựng MTGD, các tổ chức xã hội đoàn thể đều c khả năng tham gia vào việc GD dưới nhiều hình thức, g p phần cải tiến nội dung và phương pháp giáo dục. XHHGD cũng g p phần tăng cường số lượng và chất lượng người dạy và người học. Bên cạnh các giáo viên thì các bậc ông bà, cha mẹ, anh chị em của người học cũng c một vai trò quan trọng.

XHHGD tại trường THCS g p phần nâng cao chất lượng giáo dục THCS, tạo nền tảng vững chắc để học sinh bước vào bậc học THPT, hoặc học trung cấp, học nghề, hoặc đi vào cuộc sống. Thực hiện XHHGD tại trường THCS sẽ g p phần khắc phục kh khăn, giải quyết những mâu thuẫn cơ bản trong quán trình GDTHCS. Vì thế, XHHGD tại trường THCS là một xu thế tất yếu và cần thiết trong thực tiễn GDTHCS ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại các trường THCS quận đống đa, thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)