Tổ chức bồi dưỡng cho CB,GV năng lực thực hiện hoạt động

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại các trường THCS quận đống đa, thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) (Trang 87 - 91)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

3.2. Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động XHHGD tại các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng cho CB,GV năng lực thực hiện hoạt động

3.2.3.1. Mục tiêu

Xác định cụ thể vai trò, chức năng và những năng lực cần thiết của CB,GV trong việc thực hiện hoạt động XHHGD tại trường THCS.

Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên không chỉ kiến thức chuyên môn giảng dạy mà còn bồi dưỡng tư tưởng chính trị, luật pháp, kiến thức về khoa học giáo dục.

Thông qua nâng cao chất lượng đội ngũ để nâng cao chất lượng giáo dục.

CB,GV tích cực tham gia vào hoạt động XHHGD tại trường THCS, tăng cường khả năng huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện dân chủ trong trường học, tạo dựng niềm tin của xã hội. Từ đ , các tổ chức, cá nhân và CMHS sẽ chủ động, tích cực tham gia hoạt động XHHGD tại trường THCS. Tính chất hai chiều biện chứng của hoạt động XHHGD được quan tâm, giải quyết.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

CB,GV nhà trường là lực lượng quan trọng trong tuyên truyền và thực hiện hoạt động XHHGD, đề xuất phần lớn nội dung kế hoạch theo yêu cầu nội dung GD, quyết định hiệu quả mối quan hệ gia đình-nhà trường-xã hội và là lực lượng chủ đạo quyết định chất lượng, hiệu quả GD. Do đ , hiệu trưởng phải tạo điều kiện cho CB,GV được học tập, bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tổ chức, g p phần hiện thực h a mục tiêu GD nói chung, hoạt động XHHGD tại trường THCS nói riêng.

Một là, cần tổ chức bồi dưỡngnhận thức sâu sắc về vai trò, nội dung, nguyên tắc thực hiện hoạt độngXHHGD tại trường THCS cho CB,GV thông qua các lớp tập huấn, các văn bản tài liệu vì thực tế còn một bộ phận CBQL, GV nhận thức chưa đầy đủ về bản chất XHHGD tại trường THCS nên chưa thực sự thuyết phục được các LLXH tham gia vào hoạt động XHHGD ở trường THCS.

Hai là, cầnxây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán giỏi chuyên môn, phẩm chất tốt, chủ nhiệm giỏi, c năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục và tham gia hoạt động XHHGD trong nhà trường. Bố trí GV giỏi làm công tác chủ nhiệm lớp, xây dựng niềm tinđối với CMHS, tạo điều kiện tốt nhất để CMHS đến với nhà trường, đ ng g p và tham gia xây dựng nhà trường. Lời hiệu triệu XHHGD của người hiệu trưởng c uy tín, năng lực và người giáo viên giỏi c sức thuyết phục mạnh mẽ đối với xã hội.

Ba là, khai thác sử dụng hiệu quả các nguồn lực vật chất, tinh thần đã huy động được từ xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đ ng g p trở lại cho xã hội bằng cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cho xã hội. Nói cách khác, nhà trường xây dựng thương hiệu, tạo dựng niềm tin của xã hội bằng chất lượng GD.

Bên cạnh việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ dạy học-hoạt động xương sống của nhà trường nhằm phát triển trí lực cho người học, cần tổ chức tốt các hoạt động giáo dục thể chất, phong trào thể dục thể thao, văn h a-văn nghệ, trò chơi lành mạnh bổ ích để phát triển thể chất và tinh thần tốt nhất cho HS. Kết hợp nhuần nhuyễn với giáo dục đạo đức, pháp luật, giáo dục truyền thống,... nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, nguyện vọng của CMHS, khẳng định vai trò của nhà trường đối với xã hội.

Bốn là, nhà trường phát huy vai trò đối với xã hội bằng cách tích cực xây dựng xã hội học tập, mở rộng đối tượng được giáo dục, kêu gọi nhân dân hưởng ứng phong trào “Học tập suốt đời - chìa kh a của thành công”, tham gia hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng, Hội khuyến học,…; tích cực tham gia các hoạt động xã hội như tuyên truyền phổ biến pháp luật, phong trào tình nguyện, hoạt động bảo vệ môi trường, tiếp sức mùa thi…, các chương trình thiện nguyện giúp đỡ trẻ em nghèo, bệnh tật không c điều kiện đến trường,…

Năm là, tăng cường vai trò giám sát của GV,NV đối với ban lãnh đạo nhà trường, vai trò giám sát của cộng đồng đối với nhà trường. Thực hiện dân chủ, công

khai, minh bạch trong các hoạt động của nhà trường để các LLXH, nhất là CMHS thấy được kết quả đầu tư của mình vào giáo dục. XHHGD chỉ c thể trở thành hoạt động c sự đồng thuận và tự nguyện khi xã hội c niềm tin vào tính minh bạch và hiệu quả của n . Hiện nay, một trong những nguyên nhân khiến hoạt động XHHGD còn gặp kh khăn là bởi việc thực hiện quy chế dân chủ, vai trò giám sát của cộng đồng còn mang tính hình thức, sơ sài, chưa minh bạch, khách quan.

C thể thực hiện những nội dung trên bằng một số cách thức như:

- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho CB,GV thực hiện công tác XHHGD

Không chỉ tập trung vào hướng dẫn học tập, triển khai các văn bản, Nghị quyết, Chỉ thị Đảng, Nhà nước, của ngành c liên quan đến GDTHCS và XHHGD tại trường THCSđến CB,GV mà còn cần tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo chuyên đề về hoạt động XHHGD, giải quyết các vấn đề còn vướng mắc trong nhận thức hoặc trong triển khai thực hiện, cách thức huy động sự tham gia phối hợp của các tổ chức, ban ngành.

Cử GV đi dự các lớp tập huấn, các buổi chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên do ngành tổ chức, đáp ứng yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp GDTHCS.

Bồi dưỡng cho CB,GV năng lực tuyên truyền về GDTHCS đếnCMHSvà cộng đồng. Giúp CB,GV nắm được nội dung, hình thức tuyên truyền về kế hoạch hoạt động giáo dục của nhà trường, các chế độ, chính sách ưu tiên đối với các đối tượng học sinh, tuyên truyền pháp luật, rèn luyện kĩ năng sống cho HS.

Bồi dưỡng năng lực phối hợp giữa các bộ phận, các thành viên trong nhà trường trong quá trình thực hiện hoạt động XHHGD. Phát huy vai trò, sự tích cực, sáng tạo của mỗi cá nhân, tinh thần tập thể và trách nhiệm hợp tác, chia sẻ.

Đặc biệt quan tâm bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho GVCN, nhất là bồi dưỡng năng lực giao tiếp, năng lực tổ chức họp CMHS triển khai và vận động CMHS tham gia vào hoạt động XHHGD của nhà trường.

Tổ chức các cuộc thi nhằm lựa chọn nhân tố cho công tác XHHGD, đồng thời động viên, khen thưởng, tạo động lực cho các nh m, các cá nhân ngày càng tích cực

hơn. Thi giáo viên dạy giỏi, thi tuyên truyền về các hoạt động XHHGD, thi GVCN giỏi. Động viên CB,GV tích cực tham gia các phong trào thi đua trong nhà trường.

- Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên thông qua con đường tự bồi dưỡng

Nhà trường tổ chức, lôi cuốn, hướng dẫn giáo viên vào quá trình tự học, tự bồi dưỡng chính là “Biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng” và

“Mỗi trường học là một đơn vị bồi dưỡng”, trong đ c bồi dưỡng năng lực thực hiện công tác XHHGD.

Căn cứ Thông tư số 31/2011/TT-BGD&ĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS;Quyết định số 382/QĐ-BGDĐT ngày 20/01/2012 về việc ban hành các chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục; Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông. Căn cứ công văn hướng dẫn thường niên của Phòng GD&ĐT, nhà trường xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá thường xuyên hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của tổ chuyên môn cũng như của các cá nhân GV trong Hội đồng sư phạm.

- Tổ chức, tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương, mang lại ảnh hưởng tích cực sự phát triển trí tuệ, đạo đức, tâm hồn cho học sinh - chủ nhân tương lai của xã hội

Tổ chức các hoạt động văn h a, văn nghệ, thể dục thể thao kỉ niệm những ngày lễ truyền thống của dân tộc, của địa phương, của ngành GD.

Tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật, tập huấn bằng những hình thức nhẹ nhàng, gần gũi, thiết thực phù hợp với lứa tuổi về luật giao thông, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ và chăm s c trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội,…

Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương như tuyên truyền tiết kiệm năng lượng, hưởng ứng “Ngày trái đất”, hạn chế sử dụng bao bì ni lông, qu t dọn vệ sinh làm sạch môi trường,…

Tổ chức các hoạt động thiện nguyện như: tặng quà trẻ em bị bệnh ung thư đang điều trị tại bệnh viện, quyên g pủng hộ quần áo, sách vở cũ cho học sinh vùng cao, HS vùng vừa trải qua thiên tai,…

- Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng và thực hiện cơ chế giám sát hoạt động XHHGD

Phát huy dân chủ trong trường học, rộng hơn là trong ngành giáo dục là yếu tố quyết định thành công đối với hoạt động XHHGD.

Nhà trường xây dựng và công khai kế hoạch giáo dục, kế hoạch XHHGD, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.

Xây dựng và công khai Quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với điều kiện của đơn vị tự chủ, bảo đảm tính công khai, minh bạch.

Định kì công bố thông tin báo cáo côngkhai về chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế; điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; kết quảhuy động và sử dụng các nguồn lực XHHGD, nhất là thu - chi tài chính.

Thực hiện tốt Điều lệ Ban đại diện CMHS, phối hợp với BĐDCMHS xây dựng và thực hiện cơ chế giám sát hoạt động XHHGD như cho ph p CMHS và một số LLXH tham gia giám sát quá trình giáo dục, các hoạt động giáo dục, kết quả giáo dục của nhà trường.

3.2.3.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đảm bảo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục.

CB,GV nhà trường phải được tập huấn, bồi dưỡng đầy đủ, thường xuyên về nội dung XHHGD và các kĩ năng tuyên truyền, vận động, kĩ năng chủ nhiệm lớp và kĩ năng phối hợptrong công tác.

BGH, Công đoàn, BĐDCMHS làm tốt chức năng, nhiệm vụ trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Nhà trường tạo dựng được niềm tin của xã hội - tạo dựng được thương hiệu từ chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục và sự minh bạch, công khai, dân chủ trong XHHGD.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại các trường THCS quận đống đa, thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)