Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, phối hợp hiệu quả các lực lượng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại các trường THCS quận đống đa, thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) (Trang 95 - 116)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

3.2. Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động XHHGD tại các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

3.2.5. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, phối hợp hiệu quả các lực lượng

3.2.5.1. Mục tiêu

Tăng cường mối quan hệ chặt chẽ, sự phối hợp hiệu quả giữa trường THCS với lãnh đạo địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị, doanh nghiệp và CMHS để xây dựng MTGD, huy động vào quá trình giáo dục, huy động nguồn lực đầu tư cho giáo dục, tham gia vào quá trình đa dạng h a các hình thức giáo dục và các loại hình trường phổ thông.

Xây dựng cộng đồng trách nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp của các LLXH chăm lo cho giáo dục, nâng cao chất lượng mọi mặt, phát triển toàn diện nhà trường.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Nhà trường cũng như các LLXH, các tổ chức, cá nhân đều c những chức năng, trách nhiệm và lợi ích riêng. Để khai thác, phát huy, khuyến khích họ tham gia vào hoạt động XHHGD thì phải phát hiện và nhằm đúng chức năng, trách nhiệm, lợi ích của đối tác. Các cấp lãnh đạocủa địa phương đòi hỏi giáo dục phải đào tạo ra những công dân tốt, phải phục vụ cho những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các đơn vị sản xuất tham gia làm giáo dục để thực hiện một phần chức năng mà họ đảm nhiệm.

Các doanh nghiệp hay mỗi gia đình đều phải tính toán hiệu quả khi đầu tư cho GD.

Tham vấn lãnh đạo ngành, lãnh đạo địa phương, huy động sự tham gia của các LLXH vào quá trình xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch XHHGD của nhà trường. Thực hiện tốt công tác tiếp dân để thu nhận những ý kiến đ ng g p cả CMHS, các cá nhân và tổ chức.

Trên cơ sở tìm tòi, phát hiện các nguồn lực trong xã hội và nhận thức rõ về các LLXH c thể huy động tham gia XHHGD, trường THCS chủ động lôi cuốn các LLXH tham gia vào xây dựng kế hoạch GD, đầu tư các nguồn lực vật chất và tinh thần, đ ng g p ý kiến vào nội dung và phương pháp GD, quản lý, đánh giá kết quả GD.

- Đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền:

Hiệu trưởng trường THCS chủ động tham mưu, đề xuất ý kiến, tranh thủ sự hỗ trợ của lãnh đạo địa phương, tạo hành lang pháp lý cho việc huy động và tổ chức điều hành các LLXH tham gia xây dựng và phát triển giáo dục.

Nhà trường tập trung vào nội dung huy động từ các cấp ủy Đảng, chính quyền là chủ trương, văn bản chỉ đạo, hoặc đất xây dựng,…

- Đối với ngành giáo dục:

Ngành GD&ĐT là lực lượng then chốt trong việc triển khai hoạt động XHHGD, trong đ bản thân nhà trường, CBQLGD cùng tập thể sư phạm, đội ngũ GV giữ vai trò quan trọng trong công tác giảng dạy, giáo dục HS và là cây cầu nối nhà trường với CMHS.

Hiệu trưởng nhà trường tham vấn quản lý cấp trên trong lập kế hoạch,tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động của nhà trường, phối hợp chặt chẽ trong công tác

phổ cập giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, tranh thủ các chương trình, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng của ngành để nâng chất lượng đội ngũ,...

Tổ chức huy động CB,GV tích cực tham gia và phối hợp với đồng nghiệp trong hoạt động XHHGD của nhà trường.

- Đối với CMHS, BĐDCMHS - lực lượng có nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích trực tiếp cùng chia sẻ với nhà trường:

Tổ chức nghiên cứu, học tập, triển khai các văn bản pháp lý về hoạt động giáo dục, hoạt động của BĐDCMHS, nâng cao nhận thức về yêu cầu giáo dục, vai trò của XHHGD và cách thức tham gia hoạt động XHHGD tại các trường THCS để nâng cao hiểu biết về quyền lợi và nghĩa vụ, tinh thần trách nhiệm của CMHS, BĐDCMHS.

Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ năm học, huy động nguồn nhân lực, vật lực, tài lực và nguồn lực tinh thần để tăng cường CSVC nhà trường, tổ chức hoạt động giáo dục như: hoạt động dạy và học, hoạt động ngoại kh a, giáo dục đạo đức, kĩ năng sống; quan tâm hỗ trợ học sinh c hoàn cảnh đặc biệt, thực hiện chế độ chính sách đối với học sinh gia đình chính sách xã hội.

Nhà trường huy động CMHS, BĐDCMHS tham gia xây dựng MTGD,phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường và xã hội trong giáo dục HS.

- Đối với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể:

Đề xuất, phối hợp với các ngành c chức năng, trách nhiệm đối với nhà trường như y tế, công an, bảo vệ, Ủy ban Bảo vệ chăm s c trẻ em, các tổ chức đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học, các tổ chức tôn giáo, tổ chức từ thiện,… để chăm s c sức khỏe, bảo vệ học sinh, tuyên truyền hiểu biết pháp luật,…

Huy động nguồn nhân lực từ các tổ chức này cho các hoạt động giáo dục của nhà trường: Hội cựu chiến binh hỗ trợ tổ chức giáo dục truyền thống thông qua việc cử chuyên gia, cử cựu chiến binh - nhân chứng sống đến các buổi n i chuyện Lịch sử hoặc giờ dạy lịch sử; Hội khuyến học hỗ trợ tặng quà cho học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt kh ,.. Các tổ chức từ thiện tặng quà hỗ trợ học tập cho học sinh nghèo,…

- Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các tổ chức quốc tế, các cá nhân, đặc biệt là cá nhân có uy tín, các “mạnh thường quân”:

Tạo dựng mối quan hệ, tuyên truyền nâng cao nhận thức về lợi ích của hoạt động XHHGD tại trường THCS. Huy động sự quan tâm, nâng cao trách nhiệm chăm lo giáo dục, đ ng g p tài lực, vật lực từ các đơn vị, cơ sở kinh doanh và các

“mạnh thường quân” đ ng trên địa bàn.

Phối hợp với các LLXH tổ chức cho học sinh đi tham quan các bảo tàng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, làng nghề truyền thống; mời các anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, nghệ nhân, nghệ sĩ c uy tín đến n i chuyện với học sinh theo các chủ đề; phối hợp với các đơn vị nghệ thuật tổ chức các hoạt động nghệ thuật; liên kết với các đơn vị, các doanh nghiệp để tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh… Thông qua đ , học sinh phát triển toàn diện và trở nên tự tin, năng động, sáng tạo trên con đường phát triển trí tuệ và nhân cách của mình.

- Đối với các gia đình và dòng họ:Nhà trường lôi cuốn các gia đình và dòng họ đ ng g p tích cực vào việc động viên giáo dục con cháu giỏi, chăm ngoan, phát triển thể chất và tinh thần; quan hệ ứng xử phù hợp, c hành vi văn minh và những th i quen tốt. Tạo mối quan hệ chặt chẽ, động viên các gia đình, dòng tộc phối hợp với nhà trường giáo dục phương pháp học tập cho học sinh, bồi đắp truyền thống hiếu học, say mê tìm tòi sáng tạo trong học tập, g p phần nâng cao CLGD toàn diện.

3.2.5.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng trường THCS cần nhạy b n với yêu cầu của xã hội, năng động, sáng tạo, biết tận dụng sự giúp đỡ của địa phương, sự ủng hộ của các LLXH, huy động đúng chức năng của từng tổ chức, cá nhân để hoạt động XHHGD của nhà trường đạt kết quả cao giúp nhà trường phát triển.

Hiệu trưởng nhà trường phải làm tốt công tác tham mưu đối với lãnh đạo địa phương, xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa nhà trường với các LLXH c thể huy động tham gia hoạt động XHHGD tại trường THCS, c các biệ pháp phù hợp trong quản lý hoạt động XHHGD tại trường THCS, nhất là trong việc khai thác và sử dụng các nguồn lực đầu tư cho GD.

Cần c kế hoạch, lộ trình xây dựng mối quan hệ và phối hợp công tác phù hợp với từng giai đoạn, từng điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện quản lý hoạt động XHHGD ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Mỗi biện pháp trên đi sâu trình bày một vấn đề c tác động tích cực đến thực hiện mục tiêu xã hội hoá sự nghiệp giáo dục tại các trường THCS của quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Các biện pháp trên nằm trong một chỉnh thể c mối quan hệ qua lại ảnh hưởng lẫn nhau, hỗ trợ nhau và c tính thống nhất, đồng bộ.

Trong đ biện pháp Tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác XHHGD tại trường THCScho CB,GV và các LLXH là tiền đề, biện pháp Tham mưu cho các cấp lãnh đạo xây dựng và đổi mới cơ chế điều hành nguồn ngân sách GD THCS”sẽ tạo ra hành lang pháp lý, sự thống nhất về chủ trương, phối hợp công tác, là điều kiện để c thể thực hiện c hiệu quả các biện pháp khác.

Để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động XHHGD tại các trường THCS rất cầnđến biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng cho CB,GV năng lực thực hiện công tác XHHGD, phát huy vai trò của nhà trường, tạo dựng niềm tin của xã hội” bởi các nguồn lực là vốn c trong xã hội nhưng chỉ c thể “Tổ chức huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực XHHGD đầu tư cho GDTHCS” khi nhà trường đem lại cho xã hội những sản phẩm giáo dục ngày một tốt hơn từ nguồn XHHGD.Để thực hiện được nhiệm vụ kh khăn này, cần đến biện pháp “Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, phối hợp hiệu quả giữa nhà trường và các LLXH có thể huy động tham gia XHHGD tại trường THCS”. Đây cũng là một biện pháp cơ bản dựa trên nguyên tác tuân thủ pháp lý và nguyên tắc đúng chức năng, nhiệm vụ để huy động nguồn nhân lực, vật lực và các nguồn lực tinh thần rộng lớncho hoạt động XHHGD tại trường THCS.

Thực hiện đồng bộ các biện pháp nêu trên sẽ g p phần quan trọng nâng cao nhận thức và hành động của công tác xã hội hoá giáo dục THCS của quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Khi thực hiện cũng cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị, từng địa phương, từng thời điểm thích hợp để vận dụng hợp lý, đúng nguyên tắc.

Đặc biệt, cần thực hiện thật tốt biện phápquản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực XHHGD để nâng cao chất lượng GDTHCS, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD hiện nay, tạo dựng niềm tin cho xã hội. Đây chính là điều kiện để các LLXH tích cực tham gia vào hoạt động XHHGD một cách tự nguyện.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Để c thêm cơ sở khẳng định các biện pháp quản lý hoạt động XHHGD ở các trường THCS là cần thiết và khả thi, đề tàiđã tiến hành nghiên cứu thông qua phiếu trưng cầu ý kiến của CBQL,GV các trường THCS của quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, lãnh đạo và chuyên viên của ngành GD, lãnh đạo quận Đống Đa và lãnh đạo một số phường trên địa bàn.

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm

- Đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động XHHGD tại trường THCSđã đề xuất.

- Phiếu khảo sát: Phụ lục 4.

3.4.3. Cách thức tiến hành

- Xây dựng phiếu khảo nghiệm;

- Lựa chọn mẫu khảo sát: 65 người, bao gồm 10 CBQL, 15 GV, 25 CMHStại 2 trường đã quản lý tốt hoạt động XHHGD (THCS Đống Đa và THCS Láng Thượng), 3 trường quản lý hoạt động XHHGD ở mức trung bình(THCS Tam Khương, THCS Quang Trung, THCS Láng Hạ); 15 lãnh đạo và chuyên viên của ngành GD, lãnh đạo quận Đống Đa và lãnh đạo một số phường trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội;

- Tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi và bằng phỏng vấn;

- Xử lý số liệu, phân tích đánh giá.

- Điểm quy đổi và mức độ đánh giá tương ứng với mức độ điểm được lựa chọn quy ước sử dụng trong việc khảo sát thực trạng hoạt động XHHGD và thực trạng quản lý hoạt động XHHGD tại các trường THCSquận Đống Đa, thành phố Hà Nội đã trình bày ở chương 2.

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp quản lý của hiệu trưởng về hoạt động XHHGD tại các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Sau khi triển khai trưng cầu ý kiến 65 người đã được chọn, số phiếu thu về c đầy đủ câu trả lời là 65 phiếu. Kết quả khảo nghiệm mức độ đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất được thể hiện trong bảng 3.1 và 3.2:

Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động XHHGD ở trường THCS

TT Biện pháp

Tính cần thiết Rất

cần thiết

Cần thiết

không cần

thiết ĐTB Thứ bậc 1

Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBGV và các LLXH về công tác XHHGDTHCS

61 4 0 9,69 1

2

Tham mưu cho các cấp lãnh đạo xây dựng và đổi mới cơ chế điều hành nguồn ngân sách GDTHCS

56 8 1 9,25 5

3

Tổ chức bồi dưỡng cho CBGV năng lực thực hiện hoạt động XHHGD nhằm phát huy vai trò của nhà trường, tạo dựng niềm tin của xã hội

62 2 1 9,61 2

4

Tổ chức huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực XHHGD đầu tư cho GDTHCS

59 6 0 9,53 3

5

Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, phối hợp hiệu quả các lực lượng XH c thể huy động tham gia XHHGD

57 7 1 9,32 4

Điểm trung bình 9,48

(Min=1; Max=10) Kết quả khảo nghiệm đã khẳng định mức độ cần thiết của5 biện pháp quản lý hoạt động XHHGD ở trường THCS đã được đề xuất là rất cao. Điều này thể hiện rõ ở điểm trung bình là 9,48 (cận trên mức độTốt). 100% các biện pháp có ĐTB lớn hơn 9,0 (Thuộc mức độTốt).

Biện pháp “Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CB,GV và các LLXH về công tác XHHGD” (biện pháp 1) được xác định là c độ cần thiết cao nhất (ĐTB là 9,69 - xếp thứ 1). Biện pháp “Tổ chức huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực XHHGD đầu tư cho GDTHCS” xếp thứ 2 với ĐTB là 9,61. Thấp nhất là biện pháp “Tham mưu với các cấp lãnh đạo xây dựng và đổi mới cơ chế điều hành nguồn ngân sách cho GDTHCS với ĐTB là 9,25.

Như đã phân tích ở trên, tuy mức độ cần thiết của các biện pháp được đánh giá là không đồng đều nhưng đều c ĐTB rất cao, trong đ biện pháp 1 được xác định là c độ cần thiết cao nhất. Điều này là rất phù hợp bởi chỉ khi c nhận thức đúng đắn mới dẫn tới hành động đúng đắn - tiền đề của thành công. Khi mọi người nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động XHHGD tại trường THCS và quản lý hoạt động XHHGD tại trường THCS thì sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động XHHGD.Thấp nhất là biện pháp “Tham mưu với các cấp lãnh đạo xây dựng và đổi mới cơ chế điều hành nguồn ngân sách cho GDTHCS bởi cơ chế, chính sách vốn phụ thuộc vào tính quy định, tính lâu dài, không thẻo đổi mới trong một thời gian ngắn như mong muốn.

Để c thêm cơ sở khẳng định mức độ cần thiết của các biện pháp, đề tài đã tiến hành trao đổi với một số CB,GV trường THCS, lãnh đạo và chuyên viên phòng GD&ĐT.

Bà B.T.H.T-hiệu trưởng trường THCS HV và ông T.N.T-Trưởng phòng GD&ĐT quận Đống Đa khi được trao đổitính cần thiết của các biện pháp thì c chung nhận định là cả 5 biện pháp đều rất cần thiết và khẳng định rằng biện pháp

“Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CB,GV và các LLXH về công tác XHHGD” (biện pháp 1) là cần thiết nhất vì cho rằng nâng cao được nhận thức được tầm quan trọng của XHHGD tại trường THCS và quản lý hoạt động XHHGD tại trường THCS thì sẽ họ tích cực tham gia vào các hoạt động XHHGD. Bên cạnh đ , cần c biện pháp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển nhà trường để xã hội tham gia xây dựng môi trường GD; tham gia trực tiếp vào quá trình GD, đ ng g p ý kiến xây dựng trường THCS; đ ng g p các nguồn lực để phát triển trường THCS, tăng cường CSVC, phương tiện dạy học hiện đại,… g p phần đổi mới giáo dục.

Bà N.M.P, hiệu trưởng trường THCS TK cho rằng kết quả đánh giá tính cần thiết của các biện pháp được đề xuất n i trên là khá chính xác. Các biện pháp đều cần thiết và khả thi. Tuy nhiên, bà đánh giá cao nhất là biện pháp “Tổ chức huy động và sử dụng c hiệu quả các nguồn lực XHHGD đầu tư cho trường THCS”. Vì bà cho rằng, trường THCS phải tích cực huy động các nguồn lực nhưng bên cạnh đ phải quản lý và sử dụng c hiệu quả các nguồn lực đ thì mới phát huy được tác dụng của hoạt động này.

Như vậy, kết quả trao đổi với một số CBQL ngành GD quận Đống Đa về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động XHHGD trùng với kết quả

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại các trường THCS quận đống đa, thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) (Trang 95 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)