Chương 2.THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
2.6. Đánh giá chung hoạt động XHHGD và quản lý hoạt động XHHGD tại các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
2.6.1Những thành tựuvà nguyên nhân
Xuất phát từ chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về XHHGD, việc ban hành các văn bản chỉ đạo khá kịp thời, việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền tương đối sâu sát đối với GD&ĐT nên đã tạo hành lang pháp lý để các hoạt động XHHGD c hiệu quả.
Nguyên nhân chính dẫn đến thành công trong quản lý hoạt động XHHGD ở trường THCS là: CB,GV đã quán triệt chỉ đạo của chính phủ, của ngành về công tác XHHGD và ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Nhận
thức và sự quan tâm của các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân và CMHS đã được nâng lên.
Cùng với sự đầu tư của ngân sách nhà nước cho GD, Quận Đống Đa đã thực hiện tương đối tốt hoạt động XHHGD n i chung, GDTHCS n i riêng. Điều này thể hiện trước hết ở nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và nhân dân địa phương về GD&ĐT, lợi ích của hoạt động XHHGD tại trường THCS được nâng lên và tự nguyện tham gia. Quận cũng đã c những các chính sách chăm lo cho GDTHCS như tạo điều kiện xây dựng các trường học ngày một khang trang, chính sách khuyến khích giáo viên thi đua dạy giỏi, c chế độ lương và x t tuyển giáo viên hợp đồng, thỉnh giảng…
Hiệu trưởng các nhà trường đã sát sao chỉ đạo hoạt động huy động các LLXH tham gia xây dựng môi trường giáo dục thuận lợi cho giáo dục THCS nên đã tạo được môi trường GD an toàn, thân thiện, phần nào phát huy được tính tích cực của HS.
Việc tổ chức huy động các LLXH tham gia vào quá trình GD ở trường THCS đã được quan tâm khá sâu sát, thể hiện ở việc phân công nhiệm vụ cụ thể, phối hợp với các đoàn thể đều đặn và khá nhịp nhàng nên đã huy động được công sức, trí tuệ của cộng đồng xã hội cho GD. Việc huy động cac LLXH tham gia vào quá trình đa dạng h a các hình thức giáo dục và các loại hình giáo dục đã tạo điều kiện cho CMHS và học sinh c nhiều lựa chọn, HS được hưởng sự chăm s c giáo dục khoa học. Thực hiện nội dung này giúp giảm tải số lượng học sinh tại các trường công lập, g p phần nâng cao CLGD.
Quản lý hoạt động huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển GD ở các trường THCS của quận Đống Đa cũng c những thành quả đáng kể. Điều đ thể hiện từ quản lý xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện cho đến quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động này. Trung bình điểm đánh giá đạt7,04 (cận dưới của mức độTốt)
2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Nhận thức của một số CBQL, GV về hoạt động XHHGD còn chưa sâu sắc, nhận thức của một bộ phận không nhỏ và các LLXH về lợi ích của hoạt động XHHGD còn hạn chế.
Chưa c sự phối hợp chặt chẽ giữa trường THCS với các tổ chức đoàn thể trong việc thực hiệnvà quản lý hoạt động XHHGD ở trường THCS.
Cơ chế XHHGD tại trường THCS chưa được quan tâm đúng mức.
Chưa huy động được tối đa các LLXH tham gia xây dựng MTGD thuận lợi cho việc phát triển GDTHCS, cho nên môi trường gia đình, môi trường xã hội còn nhiều hạn chế đối với việc phát triển nhân cách của học sinh (nhiều học sinh còn phải sống trong môi trường gia đình thiếu hòa thuận, thiếu tình yêu thương và sự quan tâm; trong xã hội còn nhiều tệ nạn…). Việc xây dựng kế hoạch còn chưa thực sự được coi trọng. Công tác kiểm tra đánh giá hoạt động XHHGD chưa có tiêu chí cụ thể và chưa thường xuyên.
Hoạt động huy động các LLXH tham gia vào quá trình GD ở trường THCS còn hạn chế do việc xây dựng kế hoạch còn ít tính khả thi, quá trình thực hiện chưa thu được nhiều ý kiến đ ng g p hay cho sự nghiệp GD.
Công tác huy động các LLXH tham gia vào quá trình đa dạng hóa các hình thức học tập và các loại hình giáo dục THCS chưa thật sự c hiệu quả do nhận thức về nội dung này chưa sâu sắc, việc chỉ đạo thực hiện chưa sâu sát, điểm trung bình chỉ đạt 6,34.
Quản lý hoạt động huy động các nguồn lực đầu tư phát triển GD của các trường THCS hiệu quả chưa cao. Việc phối hợp giữa nhà trường với các đoàn thể xã hội cũng như việc kiểm tra, đánh giá chưa đầy đủ, chưa tạo dựng được niềm tin của xã hội vào công tác XHHGD nên chưa huy động được tối đa các nguồn cho giáo dục.
Chỉ khi giải quyết được các vấn đề n i trên thì quản lý hoạt động XHHGD tại trường THCS mới đạt kết quả cao.
Kết luận chương 2
Về thực trạng hoạt động XHHGD tại trường THCS: Cả 4 nội dung hoạt động XHHGD thực hiện ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội mới chỉ đạt ở mức trung bình. Trong đ , việc huy động các LLXH tham gia xây dựng MTGD thuận lợi cho GDTHCS được đánh giá là thực hiện tốt nhất.Việc huy động các LLXH tham gia vào quá trình đa dạng h a các hình thức học tập và các loại hình trường trung học c kết quả thực hiện thấp nhất. Sự phối hợp giữa nhà trường với các cơ quan quản lý giáo dục và các tổ chức chính trị, kinh tế còn hạn chế. Nhà nước và các tổ chức xã hội chưa quan tâm đúng mức đến yêu cầu đảm bảo và nâng cao đời sống của GV. Công tác quản lý sử dụng các thiết bị đồ dùng dạy học ở trường THCS hiệu quả chưa cao. Việc phối hợp hoạt động, huy động các LLXH tham gia vào đa dạng h a các hình thức học tập, các loại hình giáo dục vẫn còn mờ nhạt.
Thực trạng quản lý hoạt động XHHGD tại trường THCS:4 chức năng quản lý hoạt động XHHGD tại trường THCSquận Đống Đa, thành phố Hà Nội có mức độ thực hiện tương đối tích cực, nhưng kết quả chỉ đạt mức trung bình. Trong đ , chức năng chỉ đạo được đánh giá thực hiện tốt nhất, chức năng kiểm tra, đánh giá có kết quả thực hiện thấp nhất.
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động XHHGD tại trường THCS: Đối với chủ thể quản lý, việc xác định rõ nhu cầu của nhà trường về các nguồn lực, cũng như xác định đúng tầm nhìn, sứ mạng và các giá trị của nhà trường được cho là c ảnh hưởng nhiều nhất. Đối vớiđối tượng quản lý thì sự tham gia tích cực của tập thể, cá nhân CB, GV, NVđược cho là c ảnh hưởng nhiều nhất.
Đối vớimôi trường quản lý thì sự phối hợp c trách nhiệm của lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương được xếp thứ nhất.