Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
3.2. Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động XHHGD tại các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
3.2.2. Tham mưu với các cấp lãnh đạo xây dựng và đổi mới cơ chế điều hành nguồn ngân sách đối với giáo dục THCS
3.2.2.1. Mục tiêu
Xác định mối quan hệ trong hệ thống quản lý, xây dựng và vận dụng cơ chế tổ chức, điều hành nguồn ngân sách phù hợp với yêu cầu đổi mới GDTHCS,
tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XHHGD, thu hút nhiều nguồn lực chăm lo cho GDTHCS.
Tổ chức sự phối hợp giữa các LLXH trong một cơ chế điều hành khoa học, phát huy tính năng động sáng tạo của các nhà trường và các LLXH cùng tham gia hoạt động XHHGD dưới sự quản lý thống nhất, chặt chẽ của Đảng và các cấp quản lý.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Làm tốt công tác tham mưu để các lực lượng tham gia xây dựng cơ chế chính sách và quản lý điều hành công tác XHHGD tại trường THCS, bao gồm: cấp ủy Đảng, chính quyền các các cấp, ngành GD&ĐT và các ban ngành chức năng. Tham mưu cho các LLXH trên địa bàn phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ cùng tham gia hoạt động XHHGD, chăm lo phát triển GDTHCS.
Thực hiện chủ trương XHHGD, CBQLGD - đặc biệt là người hiệu trưởng c vai trò vô cùng quan trọng. Hiệu trưởng phải quán triệt chủ trương XHHGD đến toàn thể CB,GV và vận dụng chủ trương cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Hiệu trưởng phải nắm bắt đầy đủ, rõ ràng vấn đề cần được quan tâm, đầu tư hàng đầu trong mỗi giai đoạn để hướng các LLXH tham gia cùng giải quyết.
Từ thực trạng giáo dục bậc THCS của quận Đống Đa, thành phố Hà Nội và những định hướng phát triển GD đến năm 2020 để GDTHCS quận Đống Đa phát triển mạnh mẽ, bền vững và c chất lượng cần phải c những tác động đến cơ chế chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý, khắc phục những bất cập trong các văn bản chỉ đạo tầm vĩ mô, c những chế độ chính sách phù hợp với GDTHCS.
Tham mưu với các cấp lãnh đạo tăng ngân sách đảm bảo chi ngoài lương, c tính chất lương và trích theo lương so với tổng chi cho sự nghiệp GD&ĐT của địa phương nhằm đảm bảo các điều kiện về tài liệu, trang thiết bị dạy học, nhất là trang thiết bị dạy học hiện đại cho các trường THCS, đáp ứng yêu cầu chuẩn h a, hiện đại h a chất lượng dạy và học.
Nhà nước cần c cơ chế ưu tiên ngân sách Nhà nước đầu tư cho đúng với vị trí “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Cần thay đổi chính sách chế độ tiền lương cho CB,GV, đảm bảo cuộc sống để họ yên tâm tập trung làm tốt chuyên môn của mình.
Ngân sách Nhà nước của thành phố và quận cần đầu tư thỏa đáng cho công tác PCGD bậc THCS. Để đảm bảo công bằng, tạo điều kiện cho mọi trẻ em được đến
trường, cần thực hiện kịp thời chính sách miễn giảm học phí, trợ cấp đồ dùng học tập cho HS là con em gia đình chính sách xã hội, hộ nghèo,… Thực hiện công khai dân chủ với CMHS, các LLXH và thanh tra, kiểm tra công tác quản lý tài chính ở trường THCS để thúc đẩy việc sử dụng các nguồn kinh phí c hiệu quả.
Việc tham mưu với các cấp lãnh đạo xây dựng và đổi mới cơ chế điều hành nguồn ngân sách đối với GDTHCS cần tập trung vào 4 nội dung chính sau đây:
- Xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực cho GDTHCS
Đội ngũ CB,GV là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục - mục tiêu cao nhất của công tác giáo dục, trong đ c XHHGD. Vì vậy, phải c chính sách đãi ngộ hợp lý nhằm đảm bảo số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ.
Cần thực hiện nghiên túc, đồng bộ các văn bản chỉ của Đảng và Nhà nước như QĐ 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020”; Quyết định số 3074/QĐ-UBND ngày 12/7/2012 “Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và Chương trình hành động số 27- CTr/TU của Thành Ủy Hà Nội ngày 17/02/2014 “Về thực hiện Nghị quyết số 29 của BCH Trung ương khóa XI”,… Việc vận dụng văn bản từ Trung ương đến địa phương về chế độ chính sách cho GV các trường THCS ngoài công lập còn tùy thuộc vào nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan. Vì vậy, sự tham mưu của của ngành GD, trong đ c hiệu trưởng trường THCS với chính quyền địa phương là rất quan trọng.
Vì vậy, hiệu trưởng cần làm tốt một số nội dung cụ thể sau:
+ Khai thác triệt để tinh thần của các văn bản Nhà nước, của thành phố và của quận một cách c lợi nhất cho đội ngũ CBQL và GV THCS.
+ Thực hiện đầy đủ chế độ đ ng BHXH, BHYT cho đội ngũ CB,GVNV.
Giải quyết chế độ trợ cấp một lần cho GV nghỉ hưu trước tuổi mà chưa đủ thời gian đ ng BHXH.
+ Đảm bảo tuyển dụng và bổ nhiệm đủ số lượng.
+ Mức lương tối thiểu cho GV hợp đồng, GV ngoài công lập phải tương đương với mức lương tối thiếu của GV biên chế, GV công lập c cùng bằng cấp.
+ Thực hiện thi đua khen thưởng công bằng, dân chủ, công khai với tất cả CB,GVNV trong nhà trường.
Bên cạnh đ , cần tuyên truyền nâng cao vị thế của đội ngũ CB, GV, NV ngành GD trong xã hội, tạo tâm lý yên tâm, yêu nghề, say sưa sáng tạo, g p phần nâng cao chất lượng GDTHCS. Cũng cần tư vấn cho Hội khuyến học thành lập Quỹ khích tài năng học sinh và giáo viên bằng nguồn XHHGD ở địa phương.
- Xây dựng chính sách xã hội cho học sinh THCS
+ Nỗ lực huy động để xây dựng khung cảnh sư phạm sáng - xanh - sạch - đẹp, đầy đủ CSVC để học sinh được học tập và rèn luyện, phát triển toàn diện.
+Điều tra đầy đủ, chính xác số lượng học sinh con em gia đình chính sách xã hội, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh c hoàn cảnh đặc biệt. Sau đ phân loại để tham mưu hỗ trợ kịp thời như: miễn giảm học phí, hỗ trợ kinh phí, trao học bổng,…
+ Tham mưu xây dựng quỹ hỗ trợ GD, quỹ khuyến học khuyến tài để huy động các tổ chức quốc tế, các nhà hảo tâm ủng hộ công tác GD.
- Tăng cường đầu tư kinh phí xây dựng CSVC cho GDTHCS
Kinh phí là nguồn lực quan trọng đ ng vai trò quyết định đến sự tồn tại, phát triển của cơ sở GD. Đặc biệt, nhu cầu về CSVC, trang thiết bị để hiện đại h a, chuẩn h a GD là rất lớn. Vì vậy, các cấp QLGD - trong đ c hiệu trưởng trường THCS cần tác động để c nguồn tài chính và đa dạng h a các nguồn lực. Cần phân bổ ngân sách hợp lý cho GDTHCS; tăng ngân sách cấp hàng năm đối với danh mục thiết bị tối thiểu cho phù hợp với yêu cầu đổi mới GD phổ thông; nâng mức hỗ trợ xây dựng phòng học kiên cố đạt chuẩn đồng thời giải quyết nhanh gọn các thủ tục thanh quyết toán.
- Xây dựng khung học phí và các khoản đóng góp bậc THCS
+ Thực hiện công khai, dân chủ việc thu chi ở trường THCS, thông tin đầy đủ đến CMHS các khoản thu theo quy định ngay từ đầu năm học. Các khoản thu theo thỏa thuận nhất thiết phải thông qua hội nghị CMHS, được sự nhất trí của Hội CMHS. Thực hiện công khai minh bạch nội dung chi tiêu về GDTHCS.
+ Tuyên truyền để các đơn vị kinh tế trên địa bàn, các “mạnh thường quân”
nâng cao trách nhiệm ủng hộ kinh phí hoạt động cho nhà trường.
+ Kêu gọi đầu tư từ các dự án của tổ chức Chính phủ, tổ chức phi chính phủ. Hỗ trợ các dự án n i trên thực hiện đúng quy trình, đúng nguyên tắc và đúng địa chỉ.
3.2.2.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp
Tham mưu để các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể quan tâm đầu tư thích đáng đối với GDTHCS, phân bổ hợp lý nguồn kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển GDTHCS. Để làm được điều này, ngành GD và các trường THCS phải c những minh chứng cụ thể về nhu cầu CSVC, đời sống GV và những điều kiện cần thiết để giáo dục phát triển toàn diện cho HS.