Khái quát về tình hình phát triển giáo dục THCS của quận Đống Đa, thành phố Hà Nội hiện nay

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại các trường THCS quận đống đa, thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) (Trang 49 - 53)

Chương 2.THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

2.1. Khái quát về tình hình phát triển giáo dục THCS của quận Đống Đa, thành phố Hà Nội hiện nay

2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Quận Đống Đa nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, Phía bắc giáp quận Ba Đình, phía đông bắc giáp quận Hoàn Kiếm (ranh giới là phố Lê Duẩn), phía đông giáp quận Hai Bà Trưng (ranh giới là phố Lê Duẩn và đường Giải ph ng), phía nam giáp quận Thanh Xuân (ranh giới là đường Trường Chinh và đường Láng), phía tây giáp quận Cầu Giấy (ranh giới là sông Tô Lịch).

Quận c diện tích 9.96 km², dân số thường trú là 410 nghìn người (năm 2013) nhiều nhất trong các quận, huyện của Hà Nội. Về đơn vị hành chính, hiện nay quận Đống Đa có 21 phường.

Đống Đa là một trong những quận trung tâm của Thủ đô, c truyền thống văn h a, lịch sử lâu đời với các di tích lịch sử - văn h a như: Văn MiếuQuốc Tử Giám - biểu trưng cho Hà Nội ngàn năm văn hiến, Gò Đống Đa, phố KHâm Thiên - dấu tích của những chiến công oanh liệt,... Đồng thời, đây cũng là một trong những quận huyện c nền kinh tế - văn h a - giáo dục phát triển mạnh. Năm 2016, kinh tế phát triển với giá trị sản xuất tăng trưởng bình quân 11,62%/ năm với cơ cấu chuyển dịch đúng với đặc thù của một quận đô thị trung tâm là thương mại và dịch vụ (60%), công nghiệp và xây dựng (40%). Từ đ , khuyến khích được nhiều thành phần kinh tế đầu tư, phát triển; đời sống người dân được nâng cao; thu ngân sách đạt bình quân 127,8% kế hoạchnăm.

Bên cạnh đ , công tác an sinh xã hội được đảm bảo. Số hộ nghèo giảm từ 1,41% (năm 2011) xuống 0,66% (năm 2016). Gìn giữ và thực hiện tốt việc tu bổ và phát huy các giá trị di tích, công trình văn h a thành địa chỉ sinh hoạt văn h a, giáo dục truyền thống cho nhân dân, nhất là với thế hệ trẻ. Đặc biệt, quận đã hoàn thành

các công trình là các dự án gặp nhiều kh khăn, tồn tại k o dài trong những năm qua như dự án xây dựng 4 trường mầm non công lập; trường tiểu học Phương Liên;

vườn hoa Trần Quang Diệu, cải tạo và sửa chữa bệnh viện Đống Đa; công viên văn h a Đống Đa...An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đảm bảo môi trường thuận lợi cho sự phát triển bền vững.

Tuy còn nhiều kh khăn, thách thức, nhưng Đảng bộ, chính quyền quận Đống Đa luôn thực hiện song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế là nhiệm vụnâng cao chất lượng GD&ĐT. Một trong ba khâu đột phá mà Đảng bộ Quận Đống Đa nhiệm kì XXVII đã đề ra là “Phát triển giáo dục - đào tạo, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh và phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới”. Đây chính là tiền đề thúc đẩy giáo dục ở địa phương c bước phát triển lên tầm cao mới.

2.1.2. Đặc điểm giáo dục THCS của quận Đống Đa

Hệ thống các trường THCS quận Đống Đa hiện nay tiền thân là những trường Phổ thông cơ sở (liên cấp giữa cấp I và cấp II). Trong đ c những ngôi trường được ra đời từ rất sớm. Trường Phổ thông Lý Thường Kiệt được ra đời từ thời Pháp thuộc đến nay đã hơn 100 năm tuổi. Trường Phổ thông cơ sở Tam Khương ra đời từ năm 1962. Những năm 70 của thế kỉ XX, nhiều trường được thành lập: Phổ thông cơ sở Thịnh Quang (1771), Phổ thông cơ sở Cát Linh, Phổ thông cơ sở Đống Đa (1972), Phổ thông cơ sở Thái Thịnh (1974), Phổ thông cơ sở Khương Thượng (1775),…Cuối những năm 80 và đầu những năm 90 của thế kỉ XX, những trường phổ thông cơ sở n i trên lần lượt được chia tách thành hai cấp học: Trường tiểu học (cấp tiểu học) và trường THCS (cấp II).

Từ năm 1995 đến nay, giáo dục THCS của quận Đống Đa phát triển vượt trội cả về số lượng và chất lượng.Tỉ lệ trẻ trên địa bàn trong độ tuổi được phổ cập giáo dục bậc THCS đạt 99,3%. Quy mô trường, lớp, học sinh tăng lên. Tỉ lệ thi đỗ vào các trường THCS chuyên, trường THPT công lập cũng ngày càng tăng cao. Đống Đa cũng là một trong 5 quận, huyện c số lượng giải thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia, cấp thành phố cao nhất thành phố Hà Nội.Cơ cấu trường, lớp phát triển với đầy đủ các loại hình: Giáo dục THCS công lập, dân lập, giáo dục chuyên biệt.

Bảng 2.1.Quy mô trường, lớp, học sinh bậc THCS của quận Đống Đa

Năm học Số trường Số lớp Số học sinh

Công lập Dân lập Công lập Dân lập Công lập Dân lập

2013-2014 16 2 355 12 13.706 306

2014-2015 16 3 360 15 13.869 362

2015-2016 16 3 389 17 15.858 511

2016-2017 16 4 395 22 15.943 572

(Nguồn: Phòng GD&ĐT quận Đống Đa) Quy mô số lượng trường lớp bậc học THCS của quận Đống Đa liên tục tăng lên ở cả hai loại hình: công lập và dân lập. Tổng số lớp THCS năm học 2013-2014 là 367 lớp thì đến năm 2016-2017 là 417 lớp, trong đ số lớp trong các trường công lập là 395, số lớp trong các trường dân lập là 22 lớp.

Bên cạnh sự phát triển về quy mô, số lượng, chất lượng giáo dục bậc THCS của quận Đống Đa cũng ngày càng được nâng cao. Từ năm 2001 đến nay, giáo dục quận Đống Đa liên tục đứng trong danh sách 5 quận, huyện dẫn đầu của thành phố Hà Nội về CLGD. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũGV bậc THCS được quan tâm triển khai thực hiện. Phòng GD&ĐT cũng thường xuyên tổ chức tập huấn, mời chuyên gia để bồi dưỡng nâng cao kĩ năng tay nghề cho đội ngũ giáo viên cốt cán, tổ chức những hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên tài năng duyên dáng, làm đồ dùng dạy học, thiết kế giáo án learning,…khơi dậy khả năng sáng tạo, giúp giáo viên rèn luyện kĩ năng làm việc nh m, hợp tác chia sẻ. Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn hiện nay đạt 100%, trong đ tỉ lệ giáo viên đạt trên chuẩn là 77,6%. Trình độ của đội ngũ CB,GVTHCS của quận ngày càng cao, bước đầu được đánh giá là c khả năng đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT hiện nay.

Bảng 2.2. Quy mô đội ngũ CBQL,GV,NV và HS THCS quận Đống Đa

Năm học

Đội ngũ CB, GV, NV Số lượng học sinh Tổng

số

ĐH, Trên ĐH

Cao đẳng

Trung cấp, sơ cấp

Tổng

số Khối 6

Khối 7

Khối 8

Khối 9 2014-2015 832 532 239 61 14.231 4.156 3.201 3.317 3.557 2015-2016 884 565 227 49 16.396 4.015 4.773 3.411 4.197 2016-2017 966 625 169 174 16.515 4.040 4.023 4.806 3.428 (Nguồn: Phòng GD&ĐT quận Đống Đa)

Cùng với sự chăm lo phát triển đội ngũ và sự đầu tư về cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục THCS của quận Đống Đa ngày càng được nâng lên. Công tác chăm lo giáo dục học sinh ngày càng được thực hiện tốt hơn. Số học sinh được học 2 buổi/ngày tăng từ 362HS (năm học 2013-2014) lên 788 HS (năm 2016-2017). Dự kiến, năm học 2017-2018, tỉ lệ học sinh học bán trú sẽ đạt 100%. Các cơ sở giáo dục đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, không để xảy ra tai nạn thương tích, ngộ độc thực phẩm do bếp ăn bán trú.

Các trường THCS cũng đã thực hiện nghiêm chỉnh chương trình giáo dục của Bộ GD&ĐT, thực hiện tốt các phong trào thi đua như “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Kỉ cương nghiêm - chất lượng thực - Hiệu quả cao”,“Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học, tự sáng tạo”. Công tác tuyên truyền, phối hợp các lực lượng trong xã hội, gia đình và nhà trường được chỉ đạo và thực hiện. Các chính sách xã hội và sự quan tâm đến học sinh nghèo, học sinh c hoàn cảnh kh khăn đã được triển khai, tạo điều kiện cho các em đến trường, vươn lên trong học tập. Trung bình mỗi năm học c khoảng 70 học sinh được miễn học phí (chiếm 0.43% tổng số HS), 35 học sinh được giảm học phí (chiếm 0.21% tổng số HS) và 20 học sinh được hỗ trợ học phí (chiếm 0.13% tổng số HS). Những năm gần đây, quận Đống Đa tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học theo hướng chuẩn h a, hiện đại h a để tích cực thực hiện đổi mới giáo dục. Hiện nay, toàn quận c 8 trường THCS đạt chuẩn quốc gia cấp độ I, 3 trường đang chuẩn bị điều kiện công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Bảng 2.3. Hệ thống CSVC của các trường THCS quận Đống Đa

Cơ sở vật chất trường học Năm học

2014-2015 2015-2016 2016-2017

Phòng học 245 251 276

Phòng học c máy điều hòa không khí 60 85 114

Phòng thực hành bộ môn 61 65 73

Khu vệ sinh dành cho GV và HS 138 138 143

Nhà tập đa năng 7 8 10

Trường c bể bơi 0 0 0

Thư viện 16 17 19

Phòng thiết bị dạy học 15 17 21

Phòng đoàn đội 14 14 16

Phòng truyền thống 10 11 13

Máy tính 494 514 684

Máy chiếu 170 232 311

(Nguồn: Phòng GD&ĐT quận Đống Đa)

2.1.3. Những khó khăn, bất cập

Trong định hướng phát triển Quận trở thành một trong những quận hàng đầu của thủ đô về văn h a, giáo dục, thực hiện tốt 3 nhiệm vụ chiến lược: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; từng bước tiếp cận trình độ GD-ĐT tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới, ngành GD&ĐT quận Đống Đa c những thuận lợi cơ bản nhưng cũng đang đứng trước nhiều kh khăn, thử thách.

Mặc dù quy mô trường lớp phát triển nhưng sĩ số học sinh trong đơn vị lớp vẫn còn cao (Bậc THCS hiện nay c sĩ số HS trung bình/lớp là 39,7 - vượt chuẩn 9,7 HS/lớp), gây kh khăn trong việc tổ chức các hoạt động dạy và học, nhất là việc sử dụng thiết bị dạy học và các kĩ thuật dạy học hiện đại cũng như những hoạt động theo hướng tích cực, trải nghiệm, khám phá của học sinh.

Điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị trong các trường học tuy đã được tăng cường nhưng vẫn còn nhiều kh khăn, quỹ đất dành cho phát triển giáo dục ở một số phường còn thiếu. Các trường học đều chưa c đầy đủ điều kiện để thực hiện tốt nhất hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh (chưa c trường nào c bể bơi, số ít các trường c sân thể thao riêng).

Mức độ phát triển và chất lượng giáo dục giữa các trường chưa đồng đều do ảnh hưởng của địa bàn dân cư, chất lượng đội ngũ CB,GV. Một bộ phận đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế.

Việc tuyên truyền, vận động thực hiện công tác XHHGD ở địa phương và tham mưu đẩy mạnh các hoạt động của một số nhà trường còn ít hiệu quả.

Vấn đề lạm thu, dạy thêm, học thêm ở một vài trường vẫn tồn tại. Vấn đề giải quyết tình trạng học sinh trái tuyến cũng còn nhiều tiêu cực gây bức xúc trong dư luận nhân dân.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại các trường THCS quận đống đa, thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)