Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
1.4. Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại trường THCS
1.4.2. Vai trò, chức năng của hiệu trưởng trường THCS
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường THCS được quy định tại tại Điều 19, chương II, Điều lệ trường trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông c nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT): “Hiệu trưởng nhà trường phổ thông là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động giáo dục và chất lượng giáo dục học sinh của nhà trường phổ thông” [4]...
Hiệu trưởng là chủ thể quản lý giữ vai trò chủ đạo, c thẩm quyền cao nhất về hoạt động hành chính và chuyên môn, chỉ đạo, tổ chức và làm trọng tài cho các hoạt động chuyên môn - hoạt động xương sống của mỗi nhà trường; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong công tác điều hành, hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm việc chỉ đạo tập trung và thống
nhất mọi công việc trong nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ năm học, những kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của đơn vị. Hiệu trưởng quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nhà trường, thực hiện dân chủ h a trong GD, phối kết hợp với các đoàn thể trong trường và các LLXH trong quản lý và thực hiện các hoạt động xã hội h a giáo dục để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của GDTHCS, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.
Trong quan hệ với gia đình HSvà BĐDCMHS, hiệu trưởng c vai trò là đại diện của ngành GD, của tập thể nhà trường; người bảo vệ quyền lợi của học sinh;
dung hòa giữa lợi ích chung của nhà trường với nguyện vọng của CMHS; tổ chức và quản lý việc tham gia của CMHS vào việc hỗ trợ nhà trường và tham gia các hoạt động GD, giúp đỡ học sinh kh khăn; tổ chức thông tin đến CMHSbằng cách tạo lập những tiếp xúc đều đặn, thường xuyên với các gia đình HS qua giáo viên chủ nhiệm, qua BĐDCMHS.
Thực hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của hiệu trưởng trong việc quản lý các hoạt động XHHGD tại trường THCS sẽ giúp cho trường THCS c chất lượng GD tốt, phát huy được ảnh hưởng tích cực của trường THCS vào đời sống cộng đồng, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD trong xu hướng hội nhập quốc tế - một cơ hội mới và cũng là một thách thức lớn đối với GD nước ta hiện nay.
1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động XHHGDtại trường THCS
Quản lý hoạt động xã hội hoá giáo dục tại trườngTHCS là một quá trình tác động có chủ đích của hiệu trưởng trường THCS tới các bộ phận và các cá nhân trong và ngoài nhà trường, để thực hiện các nội dung xã hội hóa giáo dục THCS thông qua các chức năng quản lý nhằm đạt được mục tiêu giáo dục THCS trong điều kiện môi trường luôn biến động.
Dựa trên tiếp cận chức năng quản lý, nội dung quản lý XHHGD tại trường THCSbao gồm:
1.4.3.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động XHHGD tại trường THCS
Xã hội h a GDTHCS là một quá trình trong đ khâu đầu tiên là xây dựng kế hoạch - chức năng quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý XHHGD tại trường THCS. Từ trạng thái xuất phát của hệ thống, căn cứ vào mọi tiềm năng đã c và sẽ c ,
dự báo trạng thái kết thúc của hệ thống, vạch rõ mục tiêu, nội dung hoạt động và các biện pháp lớn nhỏ nhằm đưa hệ thống đến trạng thái mong muốn vào cuối năm học.
Muốn kế hoạch c tính khả thi và hiệu quả cần phải đầu tư suy nghĩ để hoạch định từ những vấn đề chung nhất đến những vấn đề cụ thể. Từ những vấn đề mang tính chiến lược đến những vấn đề mang tính chiến thuật trong mỗi giai đoạn để xác định mục tiêu, xác định nội dung, xác định nguồn lực và xây dựng phương án hành động. Khi xây dựng kế hoạch XHHGD tại trường THCS, Hiệu trưởng cần thực hiện công việc sau:
(1) Phân tích thực trạng, xác định yếu tố thuận lợi - khó khăn, thành công - hạn chế trong hoạt động XHHGD;
(2) Xác định mục tiêu chung của hoạt động XHHGD tại trường THCS, mục tiêu cụ thể cho từng nội dung XHHGD tại trường THCS;
(3) Xác định nội dung công việc, cụ thể hóa các nhiệm vụ theo từng nội dung của hoạt động XHHGD tại trường THCS;
(4) Xác định nguồn lực cần thiết bên trong và bên ngoài NT;
(5) Xây dựng phương án hành động, chọn lựa hình thức tổ chức XHHGD tại trường THCS hiệu quả;
(6) Xây dựng kế hoạch phụ trợ.
Bản kế hoạch được xây dựng trước khi khai giảng năm học, được phổ biến rộng rãi trong các cuộc họp của nhà trường như: Hội nghị cán bộ công chức, triển khai kế hoạch với giáo viên, giáo viên chủ nhiệm, với phụ huynh học sinh và phối hợp các đoàn thể trong nhà trường như công đoàn, đoàn thanh niên để cùng thực hiện. Kế hoạch còn được triển khai cụ thể để thực hiện theo hàng tháng, hàng quý và mỗi học kỳ trong năm học. Kế hoạch thực hiện XHHGD tại trường THCS phải đạt được mục đích, yêu cầu sau:
- Kế hoạch XHHGD tại trường THCS phải phù hợp với đặc điểm của nhà trường và của địa phương;
- C sự tham gia đ ng g p ý kiến của CB,GV nhà trường và một vài LLXH cần thiết, c tính khả thi huy động được các nguồn lực;
- Coi trọng các kế hoạch phụ trợ.
1.4.3.2. Tổ chức thực hiện hoạt động xã hội hóa giáo dục THCS
Tổ chức là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, quyền hành và nguồn lực cho các thành viên của tổ chức để họ c thể hoạt động và đạt được mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả. Tổ chức thực hiện kế hoạch XHHGD tại trường THCS trong nhà trường bao gồm các công việc sau:
(1) Phân bổ công việc cho từng bộ phận chức năng để thực hiện hoạt động XHHGD tại trường THCS;
(2) Phân công NV cụ thể, phối hợp ràng buộc trong việc thực hiện hoạt động XHHGD tại trường THCS;
(3) Phân bổ hợp lý nguồn kinh phí để tổ chức các HĐXHHGD;
(4) Tham mưu, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường để thực hiện kế hoạch XHHGD tại trường THCS;
(5) Xác lập mối quan hệ giữa nhà trường với CMHS, các tổ chức xã hội, cá nhân tham gia hoạt động XHHGD tại trường THCS.
Trong cấu trúc của quá trình quản lý, nếu kế hoạch được coi là “xương sống”
thì tổ chức thực hiện chính là phần còn lại của “cơ thể” quản lý. Cần tổ chức đúng đắn việc thực hiện chương trình hành động để việc lập kế hoạch không phải chỉ là những mong muốn trên giấy. Tổ chức là quá trình phân công, phối hợp các nhiệm vụ và nguồn lực để đạt được mục tiêu đã vạch ra. Công tác tổ chức thực hiện hoạt động XHHGD cần nắm vững các yêu cầu cơ bản như: vấn đề phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân hoặc nh msao cho phù hợp với nguyện vọng, năng lực, sở trường sẽ đảm bảo thắng lợi trong việc huy động các lực lượng tham gia vào sự nghiệp giáo dục;
1.4.3.3. Chỉ đạo thực hiện xã hội hóa GDTHCS
Thực chất của chức năng chỉ đạo là quá trình tác động và ảnh hưởng của chủ thể quản lý tới những người khác nhằm biến những yêu cầu chung của tổ chức, hệ thống giáo dục và nhà trường thành nhu cầu của mọi cán bộ giáo viên, nhân viên, trên cơ sở đ mọi người tích cực, tự giác và mang hết khả năng để làm việc, là huy động lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch XHHGD tại trường THCS. Chỉ đạo là biến mục tiêu quản lý thành kết quả, biến kế hoạch thành hiện thực. Do vậy, chức năng chỉ đạo là cơ sở để phát huy các động lực cho việc thực hiện các mục tiêu
quản lý và g p phần tạo nên chất lượng và hiệu quả của các hoạt động, trong đ người hiệu trưởng với hoạt động chỉ đạo đúng đắn, hợp lý đ ng vai trò chen chốt.
Để thực hiện tốt chức năng chỉ đạo cần thực hiện các nội dung:
(1) Hiệu trưởng ra quyết định cho CB,GV huy động LLXH tham gia hoạt động XHHGD;
(2) Tổ chức thực hiện quyết định, truyền đạt quyết định tới CB,GV một cách chính xác;
(3) Tập huấn nâng cao tay nghề cho GV;
(4) Thường xuyên giám sát, sửa chữa;
(5) Thường xuyên đôn đốc, động viên, khen thưởng, tạo động lực để CB,GV làm tốt công tác này.
1.4.3.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động XHHGD tại trường THCS
Đây là giai đoạn cuối cùng của chu kỳ quản lý. Giai đoạn này làm nhiệm vụ là đánh giá, kiểm tra, tư vấn, uốn nắn, sửa chữa,... để thúc đẩy hệ thống đạt được những mục tiêu, dự kiến ban đầu và việc bổ sung điều chỉnh và chuẩn bị cho việc lập kế hoạch tiếp theo.
Theo lý thuyết hệ thống, kiểm tra chính là thiết lập mối quan hệ ngược trong quản lý. Kiểm tra trong quản lý là một nỗ lực c hệ thống nhằm thực hiện ba chức năng: phát hiện, điều chỉnh và khuyến khích. Vì vậy, khâu kiểm tra cần làm tốt việc khảo sát, xem x t quá trình hoàn thành công việc trên cơ sở đối chiếu với kế hoạch, kiểm tra phát hiện những sai lệch để kịp thời uốn nắn sửa chữa, đánh giá kết quả đã đạt được của từng mặt và hoạt động, tổng kết để rút ra những kết luận chung, những bài học kinh nghiệm và phương hướng hoạt động tiếp theo. Nhờ c kiểm tra mà người hiệu trưởng c được thông tin để đánh giá thành tựu công việc, uốn nắn, điều chỉnh hoạt động một cách đúng hướng nhằm đạt mục tiêu.Để làm tốt chức năng này,cần thực hiện những nội dung sau:
(1) Đưa ra các tiêu chí đánh giá cụ thể đối với công việc, đối với hoạt động của tập thể, hoạt động của cá nhân;
(2) Đo lường, đánh giá thường xuyên, đúng quy trình, rút kinh nghiệm, điều chỉnh kịp thời khi cần thiết;