Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động XHHGD tại trường
1.5.1. Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý - Năng lực quản lý của hiệu trưởng
Người hiệu trưởng phải năng động, sáng tạo, c khả năng tổ chức, quản lý, chỉ đạo thực hiện các hoạt động XHHGD tại trường THCS mới c thể triển khai các hoạt
động XHHGD tại trường THCS, tuyên truyền, vận động, thuyết phục cộng đồng để huy động các LLXH tham gia vào các hoạt động XHHGD.
- Sự nhận thức về công tác XHHGD tại trường THCS
Sự nhận thức của hiệu trưởng trường THCS về công tác XHHGD tại trường THCS c ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý hoạt động XHHGD ở trường THCS.
Hiệu trưởng nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và tính cấp thiết của hoạt động XHHGD tại trường THCS thì sẽ nâng cao được hiệu quả quản lý hoạt động XHHGD tại trường THCS.
- Năng lực tham mưu, phối hợp với với các LLXH có thể huy động tham gia hoạt động XHHGD.
Năng lực tham mưu, phối hợp với lãnh đạo địa phương và các ban ngành đoàn thể trong việc quản lý XHHGD tại trường THCS cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý hoạt động XHHGD ở trường THCS. Công tác tham mưu, phối hợp tốt trong các hoạt động XHHGD tại trường THCS tạo ra sự đồng bộ, thống nhất, từ đ sẽ huy động được sự tham gia của các LLXH vào hoạt động XHHGD tại trường THCS.
- Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm
Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, sự tâm huyết, tinh thần trách nhiệm của hiệu trưởng cũng c ảnh hưởng lớn đến các hoạt động XHHGD ở trường THCS.
Người hiệu trưởng c chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, c tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với sự nghiệp thì sẽ lôi cuốn được các LLXH tham gia cùng làm XHHGD tại trường THCS.
1.5.2. Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý
- Sự nhận thức về công tác xã hội hóa giáo dục THCS
Sự nhận thức của CB,GV và các LLXH về hoạt động XHHGD tại trường THCS cần được nâng cao để họ thấy được tầm quan trọng của hoạt động XHHGD tại trường THCS, từ đ tích cực tuyên truyền, vận động CMHS tham gia vào các hoạt động XHHGD ở trường THCS, cũng như tích cực chăm lo cho học sinh, đổi mới phương pháp giảng dạy, g p phần nâng cao chất lượng GD của nhà trường, đáp ứng mong mỏi của CMHS.
- Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm
Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm dạy học, ý thức trách nhiệm, kĩ năng hoạt động XHHGD của đội ngũ giáo viên tốt thì chất lượng GD học sinh cũng được nâng cao. Nhà trường phải xây dựng thương hiệu, khẳng định uy tín với địa phương, cộng đồng bằng chất lượng GD thì mới c thể lôi cuốn được các LLXH tham gia các hoạt động XHHGD tại trường THCS.
1.5.3. Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý - Xu thế hội nhập quốc tế
Xu thế hội nhập quốc tế và sự hình thành, phát triển nền kinh tế thị trường c tác động rõ rệt đến quản lý XHHGD tại trường THCS.
Hiện nay, thông qua hợp tác quốc tế, chúng ta học tập được những cải cách, tiến bộ của nhiều nước để vận dụng vào điều kiện cụ thể của đất nước, địa phương mình. Việc thực hiện XHHGD ở mỗi nhà trường n i chung, trường THCS n i riêng chính là quá trình hợp tác, liên kết các LLXH, cộng đồng cư dân vào sự phát triển của nhà trường; ngược lại, sự phát triển của nhà trường sẽ đem lại lợi ích cho cộng đồng, dân cư ở địa phương.
- Sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền
GDTHCS nằm trong hệ thống GD Quốc dân, chịu sự quản lý của giáo dục các cấp và sự quản lý trực tiếp của chính quyền các cấp. Hoạt động XHHGD tại trường THCS đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, sự quản lý của Nhà nước với vai trò nòng cốt của ngành giáo dục, cùng với sự ủng hộ của CMHS. Nếu các cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, nhất quán sẽ tạo động lực thức đẩy sự phát triển của nhà trường cũng như giúp cho hiệu trưởng phát huy được chức năng trong điều hành, quản lý các hoạt động, trong đ c hoạt động XHHGD.
- Tình hình phát triển của giáo dục, KT-XH của địa phương
Hoạt động XHHGD phụ thuộc rất nhiều vào tình hình phát triển của GD- KT-XH của địa phương. Nếu nhà trường hoạt động c hiệu quả, nâng cao chất lượng GD học sinh sẽ đem lại lợi ích về mặt GD, g p phần thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương; ngược lại, nhà trường sẽ sẽ nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các LLXH
và cộng đồng dân cư. Một địa phương c KT-XH phát triển, quan tâm đầu tư cho GD và GD c nhiều thành quả thì ở nơi đ hoạt động XHHGD sẽ thuận lợi.
- Trình độ dân trí, truyền thống, phong tục
Nhận thức và thực tiễn c mối quan hệ biện chứng, gắn b với nhau, trong đ nhận thức c vai trò vạch đường cho thực tiễn, ngược lại, thực tiễn là cơ sở để kiểm chúng nhận thức. Việc nhận thức đúng và toàn diện về GD phụ thuộc vào trình độ dân trí. Vì vậy hoạt động XHHGD và quản lý hoạt động XHHGD ở trường THCS chỉ c thể tiến hành một cách hiệu quả khi cộng đồng cư dân c trình độ dân trí tốt, cùng với truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Văn h a, xã hội địa phương phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và hiểu biết sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng, lợi ích của hoạt động XHHGD tại trường THCS và thúc đẩy hoạt động XHHGD tại trường THCS phát triển.
Kết luận Chương 1
Xã hội h a giáo dục THCS là huy động mọi LLXH cùng tham gia xây dựng và phát triển giáo dục THCS, dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước, để mọi học sinh trong độ tuổi đều được chăm s c và giáo dục, đồng thời phát huy những tác dụng của giáo dục THCS với xã hội.
Quản lý hoạt động xã hội hoá giáo dục tại trường THCSlà quá trình tác động c chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để thực hiện các nội dung xã hội h a giáo dục thông qua các chức năng quản lý nhằm đạt được mục tiêu giáo dục trong điều kiện môi trường luôn biến động.
Nội dung XHHGD tại trường THCS gồm:
- Huy động các LLXH xã hội tham gia xây dựng môi trường giáo dục thuận lợi cho giáo dục THCS.
- Huy động các LLXH tham gia vào quá trình giáo dục tại trường THCS.
- Huy động xã hội đầu tư các nguồn lực phát triển giáo dục THCS.
- Huy động các lực lượng tham gia vào quá trình đa dạng h a các hình thức giáo dục, các loại hình trường Trung học.
Nội dung quản lý hoạt động XHHGD tại trường THCSgồm:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động XHHGD.
- Tổ chức thực hiện XHHGD.
- Chỉ đạo thực hiện XHHGD tại trường THCS.
- Kiểm tra, đánh giá XHHGD tại trường THCS.
Các yếu tố ảnh hưởng quản lý hoạt động XHHGD tại trường THCS bao gồm các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý, các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý và các yếu tố thuộc về môi trường quản lý và bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, từ đ nhìn nhận sâu sắc hơn về yêu cầu thực hiện hoạt động XHHGD và quản lý hoạt động XHHGD tại trường THCS.