LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYÊN MANH HIẾU

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục tiểu học: Thơ trong chương trình tiểu học và vấn đề cảm thụ thơ của học sinh tiểu học (Trang 63 - 67)

phục và hướng mọi người về những điều hay lẽ phải.Thơ có nhiệm vụ hướng dẫn bạn đọc

biết phân biệt những gì là xấu - tốt, cao thượng - thấp hèn.. để từ đó xác định được quan

điểm sống cho bản thân, cách ứng xử trong xã hội đúng mức. Chức năng giáo dục của thơ

xuất phát từ những cơ sở sau :

¢ Thơ phản ánh hiện thực và sự phản ánh ấy luôn mang tính khuynh hướng. chủ

quan của nhà văn, của giai cấp mà nhà van đại diện, của xã hội mà nhà the đó sinh sống. Vì thế, trong bài thơ luôn chứa dung những quan điểm "* muốn khuyên bảo người khác ” do nhà thơ đưa ra, chịu sự chỉ phối của thế giới quan bởi cái

nhìn của tác giả. Cho nên, có thể cùng một hiện tượng, một vấn dé mỗi nhà thư

đưa ra các nhận định khác nhau tạo nên những khuynh hướng giáo dục khác nhau.

e© Thơ luôn phản ánh những kinh nghiệm cuộc sống trong thực tế. Đây là những

kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác của cha ông ta hay có thể là

những kinh nghiệm có được ngay trong hiện tại. Người đọc khi tiếp xúc với tác

phẩm là một hình thức tiếp thu, chia sẻ, kiểm chứng, phán xét và rút ra những bài học cho bản thân mình từ những nội dung mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm.

Cũng như văn học, trước hết thơ có tác dụng giáo dục cho con người về quan điểm chính trị, thế giới quan, nhân sinh quan.

* Ở hiễn thi lại gặp hiển

Người ngay thì gặp người tiên độ trì "

( Trích “ Truyện cổ nước mình ” - Lâm Thị Mỹ Dạ, Tiếng việt 5 ).

Chỉ với hai câu thơ đã thể hiện rõ rằng quan niệm “gieo gió gặt bão”, cái thiện luôn chiến thắng cái ác người hiển lành sẽ gặp may mắn... của cha ông ta từ xưa đến nay.

Tiếp theo, văn học còn góp phần giáo dục con người vé đạo đức về cách sống trong

cuộc đời theo những tiêu chuẩn tốt đẹp mà tác phẩm đã biểu dương. theo những hình tượng thơ mà các tác giả xây dựng trong tác phẩm. Khi bước vào tác phẩm văn học là bạn

đang đi sâu vào thế giới riêng biệt do nhà văn kiến tạo nên. Người đọc trước khi tiếp xúc với tác phẩm chưa hé quen thuộc với thế giới đó mà cả nhà van trước khi cắm bút viết ra

tác phẩm cũng chưa hình dung day đủ về nó. Vì vậy, khám phá tác phẩm văn học cũng là

khám phá thế giới hình tượng mà nhà văn sáng tạo thành: phân tích một tác phẩm nghệ

thuật là phân tích hình tượng có trong tác phẩm. Hình tượng phản ánh cuộc sống thực tụi qua cách đánh giá của người nghệ sĩ. Tương ứng với mỗi loại hình nghệ thuật là những

hình tượng lẫn cách tạo ra hình tượng riêng. Theo Hữu Đạt thì : * Hình tượng thơ là một

SVTH : TRAN ANH THU Trang S7

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYEN MANH HIEU

bức tranh sinh động và tương đối hoàn chỉnh vẻ cuộc sống được xây dựng bằng một he thống các đơn vị ngôn ngữ có tính chất vần điệu với trí tưởng tượng sáng tao và cách đánh

giá của nhà nghệ sĩ " !***#!Ì_ Vậy hình tượng thơ là kết quả của sự phối hợp các yếu tố

sau:

© Tri tưởng tưởng sáng tạo của nhà thơ.

e Sự đánh giá, nhìn nhận của nhà thơ vé cuộc sống. nghĩa là nhà thơ có quyền tưởng tượng nhưng không xa rời cuộc xống.

se Tai năng của nhà tho,

Sự kết hợp của ba yếu tố trên sé tạo ra được những hình tượng thơ độc đáo và có

tính khái quát cao. Nhưng phải chăng tính hình tượng và hình tượng trong thơ là một? Vậy

ta hãy xem xét vi dụ sau:

* Đứng canh trời đất bao la

Ma dừa đảng đính như là đứng chơi ”

( Trích “ Cây dừa ” - Trần Đăng Khoa, Tiếng Việt 2, tập2 )

Nếu để riêng hình ảnh cây dừa * đứng canh trời đất bao la * thì rất vô lý vì dừa đâu

phải con người. Nhưng khi đặt trong bài thơ này thì nó lại có ý nghĩa rất lớn. Nó rất doe đáo và là một câu thơ có tính hình tượng. Cây dừa gắn bó với đời sống sinh hoạt của

người dân. Cho nên hình ảnh cây dừa vươn cao đầy bản lĩnh tự tin giữa trời đất giống như phong thái ung dung cắm chắc chiến thắng trong tay của anh bộ đội hay người din Việt

Nam khi chống Mỹ.

Vậy tính hình tượng là do sự chọn lựa. kết hợp ngôn ngữ. sự liên tưởng tạo nên. Tinh

hình tượng tổn tại ở bể mặt của tác phẩm và phụ thuộc vào văn cảnh. Tiếp tục phân tích

ta thấy :

Hình tượng Hình tượng tổng quát

* Đứng canh trời đất bao la - Hình ảnh anh bộ đội |- Nguời dân Việt

Mà dita đẳng định như là đứng chơi * hin ngàng, bất khuất | Nam.

Nhờ việc xây dựng hình tượng rất tinh tế nên sức mạnh giáo dục cũng dat đến hiệu quả của nó. Đọc hai câu thơ ta như tìm thấy nơi cây dừa hình ảnh chú bó đôi và điều dụ lại làm cây dừa càng đẹp và có ý nghĩa biết bao! Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã tục nên một * dáng đứng Việt Nam ” thật độc đáo trong hình ảnh cây dừa thd mong của đất nước.

Người đọc càng thêm cảm phục đối với những người đã chiến đấu, đã để bao nhiều mỏ hôi. nước mat và cả máu nữa để bảo vệ hoà bình cho dân tộc. thống nhất đất nước. Từ

đấy, họ ý thức bản thân mình cũng cần phải sống thật tự tin, lạc quan và đem những điều

SVTH : TRẤN ANH THƯ Trang SX

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYEN MANH HIẾU

mình có cống hiến cho tổ quốc.

Có thể nói, khi hiểu rõ những hình tượng này, người đọc cảm thụ bài thơ thêm một

bật, nhận thức sâu sắc hơn, nhận thức được sự giáo dục tốt hơn.

* Lé nào vay mà không có trả

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình "

Qua hai câu thơ trên của nhà thơ Tố Hữu ta học được một cách sống biết vì người khác, không nên ích kỷ bởi lẽ “ Người hạnh phúc nhất là người mang lại hạnh phúc cho nhiều người nhất " ( Mác ). Dù không sử dụng hình tượng nhưng những câu thơ trên vẫn

mang tính giáo dục rất cao.

Thơ thực hiện chức năng giáo giục con người nhưng không bằng những triết lý, kinh nghiệm. thuật ngữ khô khan, những luận điểm cứng nhắc, những lý thuyết áp đặt mà là

bằng cách nói tình cảm thông qua những hình ảnh, những sự vật, những nhịp điệu tác

động đến trái tim người đọc gây nên nhiều xúc cảm trong lòng họ. Để từ đó, những tình

cam ấy đi sâu vào tâm hồn người đọc một cách nhẹ nhàng và giúp họ từ chỗ yêu thích

đến chỗ làm theo những quan điểm chính trị, những nội dung có trong tác phẩm. Đây lù

một diéu hết sức thuận lợi cho thơ, vì không ai muốn bị ép làm một việc gì đó. Họ muốn

tự bản thân làm, nếu có ép buộc đi nữa thì chỉ nên ở dạng khuyến khích thôi và thơ đã

làm được diéu đó khi nêu lên những quan điểm cách sống khác nhau. Người đọc sẽ dễ dành tiếp nhận những lời khuyên có tính giáo dục của thơ thông qua số phận của nhân vật hay lời thơ nhẹ nhàng, tình cảm. Chúng ta vẫn thường nghe nhắc đến truyền thống đoàn

kết của dân tộc, phải cùng nhau hợp sức vượt qua những khó khan... nhưng hãy nghe

những câu ca đao sau ;

* Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn *

Ông cha ta đã sử dụng hai hình ảnh rất bình dị, gần gũi và rất quen thuộc trong đời sống con người Việt nam đó là * Badu * và * Bí ". Hai giống cây này mọc ở dang đây leo.

Tận dụng đặc điểm ấy người xưa đã hoá thân vào * Bau " để kêu gọi, mời gọi " Bi” cùng yêu thương đoàn kết nhau hay cũng chính là lời của cha ông đối với tất cả đồng bào Việt

Nam. Hai câu thơ như khúc nhạc vang vọng mãi trong suốt quá trình dựng nước và giữ

nước của dân tộc. Không chỉ đừng lại ở đó, nó còn sẽ vang mãi, xa mãi giữa vòng xoay

của thời gian và không gian. Con người sống với nhau cân phải có tình người, phải có sự gắn bó yêu thương nhau nhất là đối với những ai cùng dan tộc, được nuôi dương bằng

dòng sữa ngọt ngào của người mẹ đó là đất nước. Lời nhắn nhủ ấy của cha ông khiến

L$ SS

SVTH : TRAN ANH THU Trang 59

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYEN MANH HIEU

người doc nhận ra rằng, đường như mình chưa sống hay chưa thực hiện tron ven lời nói đó đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay. Bởi một số người chỉ muốn làm giàu cho bản thân

mình mà không cẩn biết đến sự sống chết của đồng loại. Vậy thì họ phải thay đổi vách

nghĩ và lối sống của mình để phù hợp với với đạo lý của người Việt Nam. Hay như nhắc đến lao động ta thường tiếp cận với những khẩu hiệu như “ Lao động là quyền lợi và

nghĩa vụ của mỗi người "”, “ Lao động là vinh quang ".. để thấy sự cdn thiết của lao đông trong cuộc sống. Vậy còn thơ ca nói về sự lao động ra sao?

* Bàn tay lao động

Ta gieo sự sống

Trên tang đất khô Ban tay cần cù

Cho dù nắng cháy

Khoai trồng thắm rẫy

Lúa cấy xanh rừng

Hết khoai ta lại gieo vừng

Không cho đất nghỉ không dừng tay ta Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sbi đá căng thành cơm ”

( Trích “ Bài ca vỡ đất ”, Hoàng Trung Thông, Tiếng Việt 4 )

Đoạn thơ cho ta thấy nhiều diéu kì diệu được làm ra bởi bàn tay lao động cũng tức là con người. Dù trong thời tiết khắc nghiệt, hoàn cảnh khó khăn nhưng nếu ta chăm chỉ.

siéng năng lao động thì ta có thể * gieo sự sống trên đất khô cần ".* Sự sống” ấy chính là

* khoai trồng thắm ray, lúa cấy xanh rừng ". Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã khẳng định mạnh mẽ một niém tin sâu sắc vào con người đó là : bàn tay con người có khả năng làm

nên tất cả, sáng tạo ra nhiều thứ, “ có sức người sỏi đá căng thành cơm”. Điều mà thi nhân nói đến hoàn toàn chính xác và có cơ sở. Nhìn lại quá trình phát triển của lịch sử

loài người từ thời xa xưa nếu không có sự lao động con người sẽ không thể tiến hoá. vượt

lên những khó khăn, có được những thành quả như ngày hôm nay. Sức mạnh của lao động

thể hiện trong đoạn thơ bằng hình ảnh rất “ đất ”: “ sỏi đá cũng thành cơm". Nó khiến chúng ta như nhìn thấy trước mắt mình những đoàn người đang him hở đi khai hoang

vùng đất mới, biến nơi ấy từ các tấc đất không mau cần cỗi thành những ruộng lúa xanh rờn phì nhiêu, thành những luống khoai chắc nịch. Đến đây người ta còn nhận thức đằng sau các câu thơ ấy vang lên một tiếng mời gọi, âm hưởng của sự thúc giục ta lên đường

lao động, làm việc để thời gian, cuộc sống này tran ngập niém vui, sự ấm no và không

giây phút nào trôi qua một cách vô nghĩa. Thơ có sức lay chuyển rất lớn, nó khiến trái tim người ta boi hổi xao xuyến nó giáo dục ta rất nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần

mãnh liệt.

SVTH : TRAN ANH THU Trang 60

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục tiểu học: Thơ trong chương trình tiểu học và vấn đề cảm thụ thơ của học sinh tiểu học (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)