CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá hiện trạng và khả năng phát triển sản phẩm nông nghiệp có giá trị hàng hoá cao ở vùng nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu
* Đất đai: Đất là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng đối với sản xuất nông, lâm nghiệp. Đất đai của vùng nghiên cứu khá màu mỡ do được phù sa của hệ thống sông Hồng, sông đà bồi đắp (chủ yếu là đất phù sa cổ) và một phần là đất Feralit . Mặc dù, độ phì nhiêu của các loại đất không giống nhau nhưng tương đối thuận lợi cho phát triển đa dạng các chủng loại rau, hoa, quả tại vùng. Tuy nhiên, phần lớn diện tích đất của vùng sản xuất còn manh mún, tốc độ đô thị hóa quá nhanh khiến việc phát triển vùng sản xuất chuyên canh về một số chủng loại rau hoa quả gặp nhiều khó khăn.
* Khí hậu: Vùng nghiên cứu có chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và được chia làm 4 mùa trong năm (mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông), với các yếu tố cơ bản thể hiện qua bảng số liệu 3.1.
Bảng 3.1. Các yếu tố khí hậu của vùng nghiên cứu năm 2011
TT Địa điểm Nhiệt độ
TB năm (0C)
Lượng mưa (mm/năm)
Độ ẩm TB năm
(%)
Tổng số giờ nắng trong năm (giờ)
1 Thành phố Hà Nội 24,9 1.239,0 78,0 1.256,0
2 Tỉnh Vĩnh Phúc 24,8 1.962,5 88,0 1.324,0
3 Tỉnh Hòa Bình 24,6 1.246,7 81,0 1.702,4
4 Tỉnh Hưng Yên 23,2 2.037,0 88,0 1.650,0
Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn các tỉnh năm 2012 Qua bảng số liệu 3.1 cho thấy:
- Nhiệt độ trung bình năm của vùng nghiên cứu giao động từ 23,2 – 24,90C.
Tuy nhiên, nhiệt độ trung bình ngày đêm của các tháng mùa đông, mùa xuân giao động 17 – 190C, còn giữa các tháng mùa hè chỉ số này giao động từ 28 – 300C; Với sự đa dạng này tạo điều kiện để phát triển đa dạng về các chủng loại rau, hoa, quả từ cây trồng ôn đới đến cây trồng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Song một nhược điểm chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm không lớn nên năng suất cũng như chất lượng của một số giống cây trồng chưa phát huy hết tiềm năng vốn có của nó.
- Lượng mưa trung bình là 1.239,0 - 2.037,0 mm, tuy nhiên lượng mưa lại tập trung chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, đặc biệt tập trung từ tháng 5 đến tháng 9. Việc mưa tập trung kết hợp với nhiệt độ trung bình ngày đêm cao vào
các tháng này đã gây không ít khó khăn trong việc sản xuất các loại rau và hoa cho vùng do việc phát triển mạnh của các loài sâu bệnh hại;
- Độ ẩm: Với độ ẩm trung bình năm của vùng nghiên cứu giao động từ 78-88%
tương đối phù hợp cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng phát triển; tuy nhiên ẩm độ không khí này lại không phân bố đều trong năm mà bị ảnh hưởng bởi lượng mưa (ẩm độ cao vào mùa xuân và mùa hè; ẩm độ thấp vào cả tháng mùa thu và mùa đông), đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất một số chủng loại rau, hoa và quả tại vùng nghiên cứu.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu của vùng nghiên cứu thuận lợi cho việc phát triển đa dạng các chủng loại rau, hoa, quả. Tuy nhiên việc phát triển này gặp không ít khó khăn đặc biệt là điều kiện khi hậu cũng tương đối thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh hại phát sinh, phát triển, khả năng thụ phấn của nhiều loại cây trồng,…
* Hệ thống sông ngòi, thủy lợi: Vùng có hai hệ thống sông lớn là hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Đà cùng mạng lưới sông nhỏ, kênh rạch và hệ thống thủy lợi, kênh mương nội đồng nên tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
3.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội
* Thực trạng phát triển kinh tế
Theo bảng số liệu 3.2 cho thấy cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc và Hưng Yên đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại, giảm dần tỉ trọng nông lâm, nghiệp - thủy sản. Tuy nhiên, đối với Hòa Bình trong những năm gần đây cơ cấu ngành nông - lâm – thủy sản lại tăng từ 26,87
% lên 27,08 % nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh (đặc biệt là việc phát triển nhóm cây ăn quả có múi và cây công nghiệp). So với năm 2005 thì năm 2010 Hà Nội tăng tỉ trọng ngành nông –lâm- thủy sản tăng gấp 2,54 (từ 2,29 % năm 2005 lên 5,81% năm 2010); lý do gia tăng mạnh mẽ này là việc sát nhập Hà Tây và một số vùng phụ cận về Hà Nội.
Trong cơ cấu kinh tế về sản xuất nông, lâm, thủy sản tại các địa phương trong vùng nghiên cứu có giảm hoặc tăng không đáng kể, nhưng vai trò và vị trí của lĩnh vực này vẫn được khẳng định:
- Tại Hà Nội: Trong những năm gần đây tốc độ đô thị hóa tại các quận huyện nội thành của Hà Nội tăng nhanh khiên diện tích đất nông nghiệp giảm nhiều (đặc biệt là các quận/ huyện: Gia Lâm; Long Biên; Đông Anh; Từ Liêm, Thanh Trì,…).
Năm 2008 Hà Nội đã mở rộng địa giới hành chính sau khi sát nhập với Hà Tây và một số huyện vùng phụ cận qua đó cơ cấu kinh tế của các ngành nghề có sự thay đổi đáng kể. Các khu sản xuất rau, hoa, quả chuyên canh của Hà Nội cũ (trước năm 2008) đã dần dịch chuyển ra các huyện phụ cận khu vực nội đô như: Mê Linh; Vĩnh Tường, Yên Lạc, Đan Phượng, Thạch Thất, Chương Mỹ, Hà Đông, Thường Tín; Văn Giang, Lương Sơn, Cao Phong,... Đây là một trong những lý do khiến tỉ trọng ngành nông – lâm- thủy sản năm 2010 tăng gấp 2,54 so với năm 2005.
Bảng 3.2. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) giá hiện hành và cơ cấu chia theo nhóm ngành kinh tế các tỉnh trong vùng nghiên cứu năm 2005 và 2010
Địa điểm Chỉ tiêu
Hà Nội Hòa Bình Vĩnh Phúc Hưng Yên
2005 2010 2005 2010 2005 2010 2005 2010
GDP: Tổng số (tỷ đồng) 78.240,5 246.733,0 6.938,3 12.590,4 9.110,0 33.903,4 8.238,6 21.637,7 Nông, lâm, thủy sản 1.792,8 14.332,0 1.864,0 3.410,0 1.963,7 5.053,9 2.512,7 5.410,10 Công nghiệp - xây dựng 32.413,3 103.457,0 3.756,5 5.801,3 4.674,7 19.041,5 3.133,1 9.520,5
Dịch vụ thương mại 44.034,4 128.944,0 1.317,7 3.379,1 2.471,6 9.808,0 2.592,8 6.707,1
Cơ cấu: Tổng số (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
Nông, lâm, thủy sản 2,29 5,81 26,87 27,08 21,56 14,91 30,50 25,00
Công nghiệp - xây dựng 41,43 41,93 54,14 46,08 51,31 56,16 38,03 44,00
Dịch vụ thương mại 56,28 52,26 18,99 26,84 27,13 28,93 31,47 31,00
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2012
- Tại Hòa Bình: Cơ cấu ngành nông lâm thủy sản tăng nhằm phát huy tối đa tiềm năng thế mạnh về nguồn lao động, đất đai và khí hậu của tỉnh. Trong thời gian qua tỉnh Hòa Bình đã tập trung phát triển một số sản phẩm nông lâm nghiệp chủ lực, hình thành những vùng sản xuất chuyên canh, tạo ra sản phẩm có giá trị hàng hóa cao cho vùng (ví dụ như: Vùng sản xuất cam; sản xuất mía; sản xuất bưởi; sản xuất chè, sản xuất rau,…).
- Tại Vĩnh Phúc: Trong giai đoạn từ 2005 – 2010, dù cơ cấu ngành nông lâm thủy sản giảm 6,59% (từ 21,56 xuống 14,91%), nhưng tổng giá trị sản xuất của ngành theo giá hiện hành vẫn tăng 3.909,2 tỷ đồng (từ 1.963,7 tỷ đồng năm 2005 lên 5.053,9 tỷ đồng năm 2010).
- Tại Hưng Yên: Cơ cấu sản xuất ngành nông lâm thủy sản giảm 5,5% nhưng tổng giá trị sản xuất của ngành năm 2010 vẫn tăng 2,15 lần so với năm 2005. Qua đó cho thấy vai trò của ngành đang được Đảng và chính quyền nơi đây đặc biệt quan tâm.
Bảng 3.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động Nông thôn ở vùng đồng bằng sông Hồng Đơn vị tính: %
Lĩnh vực Năm
2001 2006 2011
Nông, lâm, thủy sản 77,26 60,48 42,63
Công nghiệp - xây dựng 10,50 20,36 31.26
Dịch vụ thương mại 11,67 18,31 25,18
Nguồn: Tổng cục thống kê các năm 2002, 2007, 2012 Qua bảng 3.3 ta thấy, việc chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành nghề ở vùng đồng bằng sông Hồng diễn ra nhanh, số lượng người tham gia vào lĩnh vực nông lâm thủy sản giảm dần và cơ cấu lao động nông thôn tham gia vào lĩnh vực xây dựng và dịch vụ tăng dần. Sau 10 năm, số lượng lao động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản đã giảm từ 77,26% xuống còn 42,63% nhờ vào việc hình thành các vùng chuyên canh, ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào thực tiễn sản xuất như: Ứng dụng cơ giới hóa trong các khâu làm đất, bón phân và thu hái, công nghệ giống mới, kỹ thuật canh tác, sơ chế và công nghệ sau thu hoạch,… đã nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất, giảm lao động thủ công,…
* Nguồn nhân lực: Con người giữ một vị trí ngày càng quan trọng trong qúa trình sản xuất, đặc biệt khi các yếu tố nguồn lực tự nhiên ngày càng giảm thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đang được coi là yếu tố quyết định đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đối với các địa phương vùng nghiên cứu, nguồn nhân lực được coi là một lợi thế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội do có số lượng lao động dồi dào, trình độ nhân lực tương đối cao so với cả nước, cụ thể: Tỷ lệ lao động so với tổng dân số của vùng nghiên cứu chiếm 60,45% cao hơn so với trung bình cả nước (58,51%).
Ngoài ra chất lượng nguồn nhân lực của vùng nghiên cứu cũng là một lợi thế trong quá trình phát triển sản xuất của ngành.
Bảng 3.4. So sánh tỷ lệ lao động với tổng dân số của các địa phương vùng nghiên cứu với cả nước
Tổng dân số (nghìn người)
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên
(nghìn người)
Tỷ lệ lao động/tổng dân số (%)
CẢ NƯỚC 87.840,0 51.398,4 58,51
Đồng bằng sông Hồng 19.999,3 11.536,4 57,68
Trung du và miền núi phía Bắc 11.290,5 7.058,9 62,52 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền
Trung 19.046,5 11.150,8 58,55
Đông Nam Bộ 14.890,8 8.362,4 56,16
Đồng bằng sông Cửu Long 17.330,9 10.238,4 59,08
Tây Nguyên 5.282,0 3.051,5 57,77
Tổng Vùng Nghiên cứu 9.664,4 5.424,5 60,45
Hà Nội 6.699,6 3.572,9 53,33
Vĩnh Phúc 1.014,6 608,3 59,95
Hưng Yên 1.150,4 707,1 61,47
Hòa Bình 799,8 536,2 67,04
Nguồn: Niên giám thống kê 2011, Tổng cục Thống kê