CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Kết quả nghiên cứu xác định một số chủng loại rau, hoa, quả có giá trị hàng hóa cao tại vùng nghiên cứu phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của người dân nội thành Hà Nội
3.2.1. Nhu cầu về một số sản phẩm rau, hoa, quả thiết yếu
3.2.1.3. Nhu cầu tiêu dùng về một số loại quả chất lượng cao của khu vực nội thành Hà Nội
Hà Nội là một trong những địa phương có nhiều loại cây đặc sản, nổi tiếng như cam Canh, bưởi Diễn, bưởi Quế Dương, hồng xiêm Xuân Đỉnh, nhãn chín muộn, chuối tiêu hồng... và cho hiệu quả kinh tế cao, nhưng Hà Nội vẫn chưa phát huy được hết thế mạnh của những cây đặc sản này. Thực tế, nhu cầu tiêu thụ cũng như khả năng sản xuất cây ăn quả đặc sản của Hà Nội theo hướng hàng hóa là rất lớn, nhưng Hà Nội mới chỉ đáp ứng được hơn 20% nhu cầu của thị trường.
Từ năm 2005 đến nay, TP Hà Nội đã tập trung đầu tư phát triển các vùng cây ăn quả, do đó diện tích đã tăng 36%, năng suất tăng từ 10-28% tùy loại, sản lượng tăng 37%... và đã hình thành một số vùng chuyên canh như bưởi Diễn, bưởi Quế Dương;
cam Canh, nhãn muộn,… cho năng suất cao và phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu.
Hiện nay, Hà Nội có khoảng 14 nghìn ha trồng cây ăn quả, chiếm 10% diện tích đất nông nghiệp, tập trung chủ yếu tại các huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Sơn Tây… với sản lượng hơn 165 nghìn tấn, giá trị sản xuất đạt 1,5 nghìn tỷ đồng. Trong đó, các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao chủ yếu là các loại: cây bưởi, chuối, nhãn, vải, cam, quýt.... Theo thống kê, nhu cầu tiêu thụ quả của TP Hà Nội khoảng 960.000 tấn/năm, sản xuất tại chỗ của thành phố chỉ đạt 167.000 tấn, mới chỉ đáp ứng được 21,4% nhu cầu. Cây ăn quả đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập cho người nông dân, với giá trị thu nhập trung bình 68,2 triệu đồng/ha, nhiều mô hình đạt từ 200 - 300 triệu đồng/ha, cá biệt có những mô hình lên đến 800 triệu đồng/ ha [27]. Theo điều tra và nghiên cứu của nhóm tác giả thì tình hình tiêu thụ quả chủ yếu theo sơ đồ (hình 3.2) sau:
Hình 3.2. Kênh tiêu thụ trái cây tại Hà Nội
* Nhu cầu tiêu thụ một số loại quả của người dân Hà Nội ở các thời điểm khác nhau Kết quả điều tra trong bảng số liệu 3.19 cho thấy khu vực dân cư ở nội thành có sức tiêu thụ quả khác nhau. Các hộ gia đình ở Đống Đa, Hai Bà Trưng có mức tiêu thụ quả thấp hơn và cao nhất là ở quận Tây Hồ, Thanh Xuân. Trong đó có một số loại quả được người dân đặc biệt ưa thích lựa chọn là bưởi, cam, thanh long,...và thời điểm tiêu thụ những loại quả này cũng khác nhau.
Bảng 3.19. Kết quả điều tra về nhu cầu tiêu dùng một số loại quả của người dân Hà Nội ở các thời điểm khác nhau/ năm 2012
Tỷ lệ: %
Loại quả Thời điểm tiêu thụ
Hàng Ngày Rằm, mùng một Tết
Bưởi Diễn 8.8 8.8 82.5
Bưởi khác 77.5 12.5 10
Cam 86.2 7.5 6.2
Chuối 33.8 30 36.2
Thanh long 15 33.8 51.2
Quả khác 90 5 5
Ghi chú: kết quả điều tra 180 hộ gia đình tại Hà Nội.
Người sản xuất
Nhà bán buôn Ngành CN sơ
chế và chế biến Nhà nhập khẩu,
đại lý
Nhà bán lẻ (siêu thị, cửa
hàng
Dịch vụ thực phẩm, căng
tin,..
Nhà bán lẻ nhỏ (bán tại các chợ) Người tiêu thụ
Qua bảng trên ta thấy nhu cầu tiêu thụ cam hàng ngày là cao nhất trong các loại quả, chiếm tỷ lệ 86,2% số người được hỏi; tiếp đó là nhu cầu tiêu thụ bưởi 77,5 % số người được hỏi, lý do là bưởi và cam được người dân đánh giá là những loại quả an toàn hơn cả. Vào những ngày giằm và mùng một thì nhu cầu tiêu thụ các loại quả là khá tương đồng, trong đó cao hơn cả là nhu cầu tiêu thụ thanh long 33,8% số phiếu được hỏi do thanh long có vỏ bề ngoài khá đẹp rất phù hợp với tập phong tục cúng bái của người dân. Thói quen sử dụng bưởi Diễn của người dân Hà Nội vào dịp tết Nguyên đán vẫn được giữ nguyên từ trước tới nay thể hiện rõ nét qua tỷ lệ số người được hỏi rất cao chiếm 82,5 % số người được hỏi.
* Lượng quả tiêu thụ ở các cơ sở chế biến: Theo điều tra của nhóm tác giả hiện tại ở Hà Nội có nhà máy thực phẩm xuất khẩu Tương Mai, xưởng chế biến rau quả của công ty xuất nhập khẩu rau quả I Hà Nội, hàng năm chế biến ước khoảng 15 - 20 nghìn tấn quả. Hà Nội cũng có nhiều chủ hộ tư nhân và công ty có chế biến quả để làm nước giải khát, sirô, ô mai... và các hộ gia đình có tự chế biến ngâm quả, lượng quả tiêu thụ ở đây khoảng 10 - 15 nghìn tấn quả và như vậy trong 1 năm, lượng quả tiêu dùng cho chế biến thủ công và quy mô nhỏ, vừa, lớn ước khoảng 25 - 30 ngàn tấn quả. Trung bình một tháng cần 2.000 – 3.000 tấn quả các loại.
* Lượng quả tiêu thụ tại nhà hàng, khách sạn: Theo điều tra của nhóm nghiên cứu tại 15 nhà hàng, khách sạn cho thấy, bình quân 1 khách sạn, nhà hàng tiêu thụ 1 ngày 44,9 kg quả các loại, trong đó tiêu thụ nhiều là dưa hấu (25,3%), sau đó là vải (24,2%), cam (16,4%) và xoài (15,8%) trong lượng quả tiêu thụ. Trung bình trong một tháng, 1 nhà hàng tiêu thụ khoảng 1.347 kg quả các loại và nếu lượng khách như hiện nay (số khách trung bình 1 khách sạn là 53,3 khách) và nội thành Hà Nội có khoảng 300 khách sạn, nhà hàng thì mức tiêu thụ quả trong một tháng là khoảng 404 tấn quả các loại, tính trong một năm tiêu thụ khoảng 4.848 tấn quả các loại.
* Lượng quả tiêu thụ ở các bệnh viện: Theo thống kê của nhóm tác giả ở Hà Nội thì có 36 bệnh viện của Trung ương, bộ và Hà Nội, nằm ở nội thành. Theo kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu ở 10 bệnh viện đại diện, trung bình số bệnh nhân 1 ngày của 1 bệnh viện là 82 bệnh nhân với 36 bệnh viện thì lượng bệnh nhân 1 ngày tại bệnh viện vào khoảng 2.952 bệnh nhân và mức tiêu thụ quả bình quân 1 bệnh nhân 1 ngày là 0,3 kg, thì tính ra ở 36 bệnh viện lượng quả tiêu thụ 1 tháng là 779 tấn quả, trong đó loại quả tiêu thụ nhiều là nho, cam, xoài, táo tây, vải, nhãn, măng cụt,... Lượng quả cho tiêu thụ trong năm ở các bệnh viện sẽ là 9.346 tấn quả chủ yếu là các loại quả cao cấp, có giá trị cao.
Căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng của người dân khu vực nội đô, Điều kiện tự nhiên khí hậu, khả năng cung cấp và sản xuất của vùng nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra Bảng danh sách một số loại cây ăn quả có lợi thế ở vùng nghiên cứu có thể phát triển thành vùng chuyên canh, thể hiện qua bảng 3.19a.
Bảng 3.19a: Bảng danh sách một số loại cây ăn quả có lợi thế ở vùng nghiên cứu có thể phát triển thành vùng chuyên canh
TT Tên sản phẩm Vùng trồng
1 Cam canh; Hà Nội: Đông Anh; Gia Lâm; Thanh Trì; Mê Linh; Chương Mỹ; Đan Phượng; Quốc Oai;
Vĩnh Phúc: Vĩnh Tường; Lập Thạch; Bình Xuyên; Yên Lạc.
Hưng Yên: Văn Giang.
Hòa Bình: Cao Phong; Lạc Thủy; Lương Sơn;
Yên Thủy.
2 Cam V2 3 Bưởi Diễn
4 Thanh Long ruột đỏ 5 Nhãn
6 Chuối