Các tiến bộ kỹ thuật sản xuất phục vụ sản xuất một số chủng loại quả có giá trị hàng hóa cao phù hợp với điều kiện vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản xuất một số chủng loại rau, hoa, quả có giá trị hàng hóa cao ở Hà Nội và vùng phụ cận (Trang 86 - 89)

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Kết quả nghiên cứu các tiến bộ kỹ thuật chủ yếu phục vụ sản xuất và các giải pháp hỗ trợ phát triển một số chủng loại rau hoa quả có giá trị hàng hóa cao tại vùng nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân nội thành Thủ đô

3.3.1. Kết quả nghiên cứu các tiến bộ kỹ thuật chủ yếu phục vụ sản xuất một số loại rau, hoa, quả có giá trị hàng hóa cao cung cấp cho nội thành Thủ đô Hà Nội

3.3.1.3. Các tiến bộ kỹ thuật sản xuất phục vụ sản xuất một số chủng loại quả có giá trị hàng hóa cao phù hợp với điều kiện vùng nghiên cứu

Bưởi diễn là loại quả có chất lượng cao phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng mọi lứa tuổi, tuy nhiên với số lượng có hạn tập trung vào dịp tết nguyên đán nên số lượng người được thưởng thức loại quả đặc sản này cũng không cao. Những năm gần đây, việc di thực tự phát của người dân các tỉnh vùng phụ cận Hà Nội đã manh nha hình thành vùng sản xuất quy mô hàng hóa. Nhưng với việc trồng tự phát không có sự hướng dẫn chỉ đạo của các cán bộ kỹ thuật dẫn đến chất lượng bưởi Diễn không được ngon như vùng khởi nguyên (Phú Diễn- Từ Liêm) khiến giá thành bưởi Diễn không cao, tạo nên tâm lý lo lắng mua phải hàng bưởi Diễn “nhái” của đại bộ phận người tiêu dùng. Đứng trước thực trạng cần phải phát triển cây bưởi Diễn theo quy mô hàng hóa góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Hà Nội nói riêng, các tỉnh miền Bắc và cả nước nói chung, hướng tới xuất khẩu thì việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thích hợp đối với từng vùng miền là việc hết sức quan trọng và cần thiết. Qua nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng thâm canh bưởi Diễn của vùng nghiên cứu đã áp dụng được một số kỹ thuật sau:

* Kĩ thuật thúc hoa, giữ quả: cây bưởi Diễn thường ra hoa vào đầu tháng 2, là lúc điều kiện thời tiết không thuận lợi, sương muối nhiều, mưa phùn. Người dân đã sử dụng biện pháp phun nước vôi trong lên cây vào những ngày bị sương muối kết hợp sử dụng các chế phẩm thúc hoa từ trước lúc ra hoa nên tỷ lệ đậu quả cao. Các chế phẩm được sử dụng như: Thanh Hà AH và vườn Sinh Thái. Sau khi bưởi đậu quả tiếp tục phun hai lần nữa cho đến khi thu hoạch.

* Kỹ thuật ghép quả: Phân bố lại số quả trên cây cho hài hòa, tạo điều kiện cho cây phát triển cân đối, khắc phục được hiện tượng trên cùng một cây, có cành mang quá nhiều quả, lại có cành quá ít quả đồng thời tạo ra quả có sự đồng đều cao hơn, từ đó tăng hiệu quả kinh tế cho vườn cây. Mặt khác nhờ ghép lại quả mà chúng ta có thể dồn lại số quả ở những cây ít tập trung ghép cho một số cây nhất định, từ đó phân loại cây, xây dựng kế hoạch chăm sóc và bảo vệ từng lô cây khác nhau, tránh được sự đầu tư dàn trải, giảm chi phí vật tư. Ngoài ra còn có thể rút ngắn thời kỳ kiến thiết cơ bản cho vườn cây. Riêng đối với những cây ăn quả, trồng để tạo cảnh thì cùng với việc ghép phân bố lại số quả trên cây cho cân đối, đẹp mắt người ta còn có thể ghép nhiều loại quả khác nhau trên cùng một cây theo thị hiếu tiêu dùng làm, tăng giá trị thẩm mỹ, tăng giá trị sử dụng của cây lên rất nhiều lần.

- Thời vụ ghép: bưởi Diễn có thể cho phép ghép từ cuối tháng 6-8, khi các quả trên cây phát triển ổn định, đường kính quả từ 1,8-2,5 cm, tiến hành ghép vào ngày quang mây, nắng nhẹ, không mưa, không có gió tây. Trong ngày nên ghép vào thời gian mà trong vườn khô sương (khoảng 8h-10h)

- Kỹ thuật ghép: Bộ phận để ghép là cuống quả với các cành nhánh của cây. Về nguyên tắc có thể ghép theo nhiều phương pháp: Ghép chẻ bên, ghép áp, ghép nêm đều được cả, tuy nhiên thông thường với các cây có múi, ghép áp bên là tốt nhất, xác suất sống sau ghép cao, dễ ghép, thao tác đơn giản và năng suất ghép cao.

- Chăm sóc cây sau ghép quả: Cây sau ghép quả cần được che nắng bằng lưới nilon đen chuyên dùng khoảng 20-25 ngày, mục đích hạn chế nắng, gió làm mất nước ở quả ghép và cuống ghép, ảnh hưởng tới tỷ lệ sống sau ghép, vườn cây ghép cần được giữ ẩm bình thường như các vườn đang cho quả khác, nếu vườn ẩm quá hoặc hạn quá đều ảnh hưởng tới năng suất, đặc biệt chất lượng của quả sau này. Cây sau ghép 4-6 tuần khi vết ghép đã liền nhau chắc chắn thì tháo nilon ghép ở cành ghép, tăng cường bón thúc phân hữu cơ, vô cơ và phân vi sinh, tốt nhất sử dụng hạt ngô đỏ, đậu tương, và super lân ngâm ủ hoai mục pha loãng để tưới thúc hoặc hỗn hợp bột ngô, bột đậu tương, super lân ủ nóng trong điều kiện yếm khí cho hoai mục bón thúc vào rãnh đào theo hình chiếu tán cây rồi phủ kín đất, đồng thời theo dõi phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại.

* Kỹ thuật bao quả: bên cạnh các biện pháp hóa học, sinh học, biện pháp canh tác thì các vườn CAQ đặc biệt là vườn bưởi tại vùng nghiên cứu người dân đã áp dụng biện pháp bao quả để giảm thiểu thiệt hại do sâu đục quả hại cây có múi gây ra.

Biện pháp này vừa bảo vệ quả hiệu quả, vừa bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm mang lại an toàn cho con người và môi trường. Hiện nay các nhà vườn sử dụng phổ biến 3 loại túi để bao quả gồm: túi bao chuyên dùng được sản xuất trong nước, túi bao chuyên dùng của Đài Loan và túi nylon 2 quai. Các thực nghiệm cho thấy, túi bao chuyên dùng sản xuất trong nước được may từ chất liệu mỏng, thông thoáng, giúp trái bưởi có thể quang hợp trao đổi với môi trường bên ngoài dễ dàng; giúp màu sắc trái đẹp tự nhiên và có thể quan sát được trái cây từ bên ngoài bao. Loại túi bao này mềm, có dây rút để cột miệng bao nên thao tác bao trái dễ dàng và tiết kiệm thời gian; có thể kết hợp với các loại cần bao trái nên có thể bao được trái ở trên cao. Khi quả ra được 30 -45 ngày thì bắt đầu sử dụng túi bao quả chống sâu rầy Hoa Mai để bao quả, giúp phòng ngừa sâu, rầy chích quả, hạn chế sử dụng thuốc BVTV.

* Kỹ thuật bảo quản quả: Bưởi Diễn từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 8-10 tháng, tùy phương pháp nhân giống, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng,… Bưởi được xác định thuộc nhóm trái không có sự bột phá hô hấp (non-climaeric) có cường độ hô hấp 30-40 ml/kg/h ở nhiệt độ 280C. Vì vậy, loại trái này không tiếp tục chín sau khi thu hoạch. Hiện nay cũng có rất nhiều phương pháp để bảo quản trái cây nói chung và quả bưởi nói riêng. Tại vùng nghiên cứu hiện nay nhóm nghiên cứu xin đưa ra những phương pháp hiệu quả và phù hợp sau:

- Bảo quản truyền thống: Người dân ở các vùng trồng bưởi lâu năm có kinh nghiệm bảo quản quả như sau:

+ Bôi vôi vào cuống quả, bảo quản trong chum vại lớn, lót xung quanh vại lớp lá chuối khô, cứ l lớp bưởi dày 20 cm lại tiếp tục xếp lớp lá chuối kho dày 3 cm... lớp bưởi cuối cùng đậy lớp lá chuối khô có thể bảo quản được khoảng từ 2 tháng đến 3 tháng.

+ Bảo quản quả bưởi bằng giàn tre hay gỗ nhiều tầng, mỗi tầng cách nhau 25- 30cm, xếp quả bưởi vào kín từng tầng, để giàn bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Cách này bảo quản bưởi Diễn tới 3-4 tháng sau thu hoạch.

- Bảo quản trong cát khô: dùng cát khô sạch rải 1 lượt dưới nền nhà bảo quản dày khoảng 10 cm rồi xếp bưởi đã được phân loại, lau sạch, xử lí thuốc chống nấm lên trên, cứ một lớp bưởi một lớp cát. Lớp trên cùng phủ cát song dùng giấy ni lông hoặc giấy báo đậy kín lên cát. Chú ý cuống quả xếp hướng lên phía trên và chỉ nên xếp 4 – 5 lượt quả để tiện cho việc kiểm tra loại bỏ những quả hư hỏng trong quá trình bảo quản.

- Bảo quản lạnh:

Bảo quản bưởi ở nhiệt độ lạnh được ứng dụng nhiều vì đây là phương pháp chắc chắn nhất. Trước khi bảo quản cần được phân loại theo độ chín, kích thước, độ hư hỏng của quả,... Sau đó ngâm bưởi trong dung dịch 0,5 - 1,0 % xà phòng và 2%

Soda hoặc dùng 0,5 - 1% sodium - O- phenyl phenate khoảng 4 – 5 phút sau đó chải sạch sạch và làm khô quả bằng quạt, lau sáp, láng bóng quả và bọc quả bằng nilon 0,01mm, rồi xếp bưởi vào sọt và đưa đi bảo quản ở kho lạnh ở nhiệt độ 8 – 10oC, ẩm độ 80 - 85 % ta sẽ kéo dài thời gian sử dụng được từ 5 – 8 tháng. Trong thời gian bảo quản cần kiểm tra thường xuyên để phát hiện bệnh, đồng thời theo dõi độ chín để kịp thời thay đổi chế độ bảo quản cho hợp lý.

- Bảo quản bằng các chế phẩm sinh học: Theo nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn Duy Lâm [13] có thể sử dụng các chế phẩm sinh học như CEFORES CP -10-01 và CEFORES-CP092 để bảo quản bưởi Diễn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản xuất một số chủng loại rau, hoa, quả có giá trị hàng hóa cao ở Hà Nội và vùng phụ cận (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)