CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá hiện trạng và khả năng phát triển sản phẩm nông nghiệp có giá trị hàng hoá cao ở vùng nghiên cứu
3.1.2. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp và đánh giá tình hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tại vùng nghiên cứu
3.1.2.3. Tình hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, sơ chế, bảo quản sau
Tình hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong phát triển sản xuất một số loại rau có giá trị hàng hóa cao ở vùng nghiên cứu
Qua bảng số liệu 3.13 cho thấy:
- Giống rau sử dụng ở các hộ được điều tra hầu hết sử dụng giống mới, có rất ít hộ sử dụng giống cũ. Một số chủng loại rau sử dụng giống cũ là cà chua (5,3% sử dụng giống cũ); đậu đỗ (6,2% sử dụng giống cũ); rau muống (9,6% sử dụng giống cũ); bí xanh, còn lại các loại rau người dân đều sử dụng giống mới.
- Tình hình áp dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất ở các điểm khảo sát khác nhau, giống rau khác nhau cũng có sự khác nhau bởi những lý do đất trồng rau quanh năm (vùng chuyên canh) dễ làm, khó có đường đi vào, giảm thiểu chi phí,… nên có nhiều người được phỏng vấn lựa chọn phương án lao động thủ công. Vùng rau không chuyên canh, chỉ trồng rau trong vụ đông thì việc áp dụng cơ giới hóa là cơ bản.
- Việc bổ sung dinh dưỡng cho cây thông qua bón phân là khâu quan trọng quyết định đến năng suất cây trồng, kỹ thuật này đặc biệt quan trọng trong sản xuất rau. 100% số hộ được phỏng vấn đều sử dụng phân vô cơ trong quá trình sản xuất, một số ít không sử dụng phân hữu cơ. Tuy nhiên việc sử dụng đúng liều lượng phân bón, bón cân đối và thời gian bón theo khuyến cáo thì có khác nhau giữa địa điểm điều tra cũng như ở các giống khác nhau cũng có khác nhau. Đối với các giống tương đối khó tính như cà chua và ớt ngọt thì việc sử dụng phân bón cho cây ở các hộ được phỏng vấn áp dụng tương đối tốt (việc tuân thủ theo quy trình kỹ thuật là 83,3% đối với ớt ngọt và 71,6% đối với cà chua). Đối với các loại rau như Bắp cải, Súp lơ, Su hào và Bí xanh thì việc tuân thủ kỹ thuật bón phân vô cơ giao động trong khoảng từ 55 – 60%. Các loại rau còn lại việc áp dụng đúng kỹ thuật bón phân cho rau đạt dưới 50%, một số loại rau đạt tỷ lệ này rất thấp đó là rau ngót (14,3%) và rau muống (5,8%). Về phân bón hữu cơ hầu hết các hộ sản xuất đều bón song lượng bón theo quy trình là rất thấp.
Bảng 3.13. Kết quả điều tra về tình hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất một số loại rau vùng nghiên cứu.
Đơn vị tính:% số hộ điều tra
TT Các loại rau Sử dụng giống mới
Biện pháp canh tác
AD BVTV (IPM)
Kĩ thuật Sơ chế, bảo quản, chế biến
AD Viet AD Cơ giới Gap
hóa làm đất
AD đúng KT Bón phân vô
cơ
AD đúng KT bón
Phân hữu cơ
AD KT tưới tự
động
AD KT Sơ chế
AD KT Bảo quản
AD KT Chế biến
1 Cà chua 94,7 49,5 71,6 27,4 0,0 22,1 89,5 78,9 0,0 12,6
2 Bắp cải 100,0 32,1 58,0 33,0 0,0 27,7 0,0 0,0 0,0 10,7
3 Súp lơ 100,0 28,9 55,3 34,2 0,0 28,9 0,0 0,0 0,0 21,1
4 Ớt ngọt 100,0 33,3 83,3 83,3 0,0 66,7 50,0 0,0 0,0 83,3
5 Hành tây 100,0 41,7 41,7 25,0 0,0 16,7 0,0 0,0 0,0 8,3
6 Đậu, đỗ 93,8 6,3 39,6 27,1 0,0 6,3 0,0 0,0 0,0 25,0
7 Su hào 100,0 48,0 60,8 46,1 0,0 31,4 0,0 0,0 0,0 11,8
8 Rau muống 90,4 0,0 5,8 3,8 0,0 3,8 0,0 0,0 0,0 9,6
9 Rau ngót 0,0 10,7 14,3 7,1 0,0 7,1 0,0 0,0 0,0 35,7
10 Bí xanh 91,1 85,7 58,9 10,7 0,0 78,6 0,0 57,1 0,0 21,4
Viết tắt: - AD: Áp dụng; - KT: Kỹ thuật
- Về kỹ thuật tưới tự động các hộ được điều tra chưa áp dụng trong sản xuất rau, chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp tưới thủ công: tưới rãnh, tưới bằng tay.
- Áp dụng IPM trong sản xuất rau: ở các vùng trồng rau chuyên canh hầu hết người sản xuất đều được tập huấn, nhưng việc áp dụng IPM trong sản xuất rau còn thấp. Đây là một trong những nguyên nhân khiến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau xanh cao.
- Áp dụng quy trình thực hành tốt VietGAP trong sản xuất rau an toàn, có 12/138 hộ trồng rau theo hướng sản xuất hàng hóa được phỏng vấn đã áp dụng.
Tình hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong phát triển sản xuất một số loại hoa có giá trị hàng hóa cao ở vùng nghiên cứu
Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất một số loại hoa có giá trị hàng hóa cao nói riêng là một chỉ tiêu đánh giá trình độ sản xuất. Kết quả điều tra tại bảng 3.14 cho thấy:
- Trong khâu giống: Tỷ lệ sử dụng giống mới trong sản xuất hoa trên địa bàn vùng nghiên cứu tương đối cao, trung bình đạt 90,6%. Trong đó có Lily, Phong lan và Cẩm Chướng là những loại hoa sử dụng 100% giống mới. Các loại hoa truyền thống như hoa hồng, hoa cúc, lay ơn vẫn còn sử dụng giống cũ nhưng với tỷ lệ nhỏ.
- Trong khâu canh tác: Việc áp dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất mới chỉ được áp dụng trong sản xuất hoa Lily, tuy nhiên tỷ lệ áp dụng mới dừng lại ở mức khiêm tốn (25%). Đối với các loại hoa khác người dân đều làm đất bằng phương pháp thủ công; Kết quả điều tra cho thấy tất cả các hộ dân được hỏi trong vùng nghiên cứu đều sử dụng phân bón trong sản xuất hoa. Tuy nhiên tỷ lệ số hộ dân thực hiện bón phân đúng kỹ thuật còn rất thấp. Trung bình chỉ có 26,3% số hộ được hỏi bón phân đúng kỹ thuật đối với phân vô cơ và 10,0% đối với phân hữu cơ; Trong sản xuất hoa, tưới nước là một trong những vấn đề quyết định đến sinh trưởng của cây trồng. Hiện nay đã có nhiều hệ thống tưới tự động được áp dụng ở những vùng trồng hoa tập trung trên thế giới cũng như trong nước. Áp dụng phương pháp tưới tự động sẽ giảm được chi phí nhân công, tiết kiệm được nguồn nước và nâng cao hiệu quả tưới. Qua kết quả điều tra ở bảng 3.14 cho thấy các phương pháp tưới tự động đã được áp dụng trong sản xuất hoa tại vùng nghiên cứu. Tuy nhiên đối tượng áp dụng còn hạn chế, các phương pháp tưới tự động mới chỉ được áp dụng trên các loại hoa có giá trị kinh tế cao như Lily (25%) và Phong lan (75%). Các loại hoa khác chủ yếu được tưới bằng phương pháp thủ công hoặc bán thủ công.
- Trong khâu sơ chế, bảo quản: Kết quả điều tra cho thấy người dân trong vùng mới chỉ thực hiện sơ chế trên hai sản phẩm là hoa Lily (31,3%) và hoa Hồng (24,4%), tuy nhiên các kỹ thuật sơ chế cũng mới chỉ dừng lại ở mức đơn giản như phân loại, bao nụ. Các kỹ thuật bảo quản được áp dụng ở hầu hết các loại hoa, tuy nhiên tỷ lệ áp dụng đối với mỗi loại không giống nhau. Lily và Phong lan là hai loại hoa có tỷ lệ áp dụng kỹ thuật bảo quản cao nhất (50%).
Bảng 3.14. Kết quả điều tra về tình hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất một số loại hoa vùng nghiên cứu.
Đơn vị tính: % số hộ điều tra
TT Các loại hoa Sử dụng giống
mới
Biện pháp canh tác Kĩ thuật Sơ chế, bảo quản, chế biến
AD Cơ giới hóa làm đất
AD đúng KT Bón phân vô cơ
AD đúng KT bón Phân hữu
cơ
AD KT Tưới tự động
AD KT Sơ chế
AD KT Bảo quản
1 Hoa Lily 100,0 25,0 6,3 6,3 25,0 31,3 50,0
2 Phong Lan 100,0 0,0 50,0 0,0 75,0 0,0 50,0
3 Hoa Hồng 71,1 0,0 4,4 4,4 0,0 24,4 31,1
4 Hoa Đồng tiền 92,9 0,0 57,1 14,3 0,0 0,0 7,1
5 Hoa Cúc 87,0 0,0 21,7 8,7 0,0 0,0 0,0
6 Hoa Cẩm trướng 100,0 0,0 20,0 20,0 0,0 0,0 20,0
7 Hoa Layơn 83,3 0,0 25,0 16,7 0,0 0,0 16,7
Viết tắt: - AD: Áp dụng; - KT: Kỹ thuật
Bảng 3.15. Kết quả điều tra về tình hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất một số loại quả vùng nghiên cứu.
Đơn vị tính: % số hộ điều tra
STT Các loại quả Sử dụng giống mới
Biện pháp canh tác Kĩ thuật Sơ chế, bảo quản, chế biến
VietGap AD Cơ giới
hóa làm đất
AD đúng KT Bón phân vô cơ
AD đúng KT Bón Phân hữu
cơ
AD KT Tưới tự
động
AD KT Sơ chế
AD KT Bảo quản
AD KT Chế biến
1 Cam 91,43 0,00 2,86 2,86 2,86 0,00 17,14 0,00 0,00
2 Bưởi 14,29 0,00 3,57 3,57 7,14 0,00 14,29 0,00 0,00
3 Nhãn 71,43 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
4 Ổi 62,50 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
5 Táo 90,91 0,00 9,09 9,09 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
6 Chuối 88,24 35,29 23,53 23,53 23,53 0,00 0,00 0,00 0,00
Viết tắt: - AD: Áp dụng; - KT: Kỹ thuật
Tình hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong phát triển sản xuất một số loại quả có giá trị hàng hóa cao ở vùng nghiên cứu
Kết quả điều tra vùng nghiên cứu ghi ở Bảng 3.15 cho thấy:
- Về tình hình sử dụng giống mới đối với một số loại cây ăn quả có giá trị hàng hóa cao như: Cam, táo, nhãn, chuối đều đạt tỷ lệ rất cao đạt 71,43% đối với cây nhãn và 91,43% ở cây cam. Điều này cho thấy bộ giống cây ăn quả trong vùng đã cơ bản được thay thế bằng giống mới; Các loại cây trồng này có tiềm năng để cho năng suất, giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế rất cao. Riêng đối với bưởi thì việc sử dụng giống mới trong sản xuất của vùng nghiên cứu còn sử dụng giống mới ở mức độ tương đối thấp mới chỉ đạt 14,29%. Tuy nhiên, trong vùng nghiên cứu giống bưởi diễn là loại giống có khá nhiều ưu điểm vì thế trong Đề án phát triển cây ăn quả của thành phố Hà Nội đã được phê duyệt phát triển bưởi diễn và hiện đang được các nhà vườn chú trọng đầu tư chăm sóc và phát triển. Bưởi Diễn là loại quả có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh cao trong thị trường Hà Nội và vùng phụ cận.
- Về việc áp dụng các biện pháp canh tác để duy trì và phát triển một số loại quả có giá trị hàng hóa cao trong vùng nghiên cứu chúng tôi thấy vẫn có rất nhiều hạn chế cụ thể là:
+ Việc áp dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất: Khâu này, trong vùng nghiên cứu kết quả điều tra cho thấy mới chỉ áp dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất được cho cây chuối. Đây là loại cây ăn quả được trồng nhiều ở vùng đất bãi, lưu vực các con sông. Điều kiện đất đai tương đối bằng phẳng, diện tích đủ lớn, dễ áp dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất. Tuy nhiên, tỷ lệ diện tích được áp dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất còn ở mức thấp (35,29%). Các loại quả còn lại như Nhãn, Bưởi, Cam, ổi, Táo… thì hầu như chưa được người dân chú trọng áp dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất. Việc các nhà vườn, người sản xuất cây ăn quả không áp dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất đã phần nào ảnh hưởng đến việc mở rộng diện tích, làm tăng chi phí nhân công trồng, chăm sóc cho những loại cây ăn quả này.
+ Về việc áp dụng kỹ thuật bón phân cho cây ăn quả: Kết quả ghi trong bảng 3.15 cho thấy: Cây ăn quả trong vùng nghiên cứu chưa được người dân chú trọng áp dụng đúng kỹ thuật bón phân hữu cơ và vô cơ. Cụ thể, việc áp dụng đúng kỹ thuật bón phân hữu cơ và vô cơ cho cây chuối đạt tỷ lệ cao nhất trong các loại quả trong vùng nghiên cứu nhưng cũng chỉ mới đạt được (23,53%), tiếp đến là cây táo 9,09%;
cây bưởi và cam lần lượt đạt 3,57% và 2,86%. Riêng hai loại quả ổi và nhãn hầu như không được người dân áp dụng đúng kỹ thuật bón phân. Đây là điểm hạn chế có tính chất quyết định đến năng suất và chất lượng của các loại quả có giá trị kinh tế cao trong Vùng nghiên cứu.
+ Việc áp dụng kỹ thuật tưới tự động cho cây ăn quả: Cũng giống như việc áp dụng đúng kỹ thuật bón phân cho cây ăn quả, trong thực tế sản xuất của Vùng nghiên cứu, việc áp dụng đúng kỹ thuật tưới tự động được người sản xuất áp dụng ở mức độ rất thấp. Áp dụng kỹ thuật tưới tự động đạt cao nhất trên đối tượng là cây chuối 23,53%; tiếp đến là các loại cây bưởi và cam lần lượt đạt 7,14% và 2,86%. Trong khi đó đối với cây nhãn, ổi và táo thì kết quả điều tra vùng nghiên cứu chúng tôi chưa thấy người sản xuất áp dụng kỹ thuật tưới tự động trên các loại cây trồng này.
- Về áp dụng kỹ thuật sơ chế, bảo quản và chế biến quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong vùng nghiên cứu hầu như người sản xuất còn chưa chú ý đến kỹ thuật sơ chế và chế biến sản phẩm quả. Trong việc bảo quản nhằm nâng cao chất lượng quả thì bước đầu người sản xuất đã biết áp dụng kỹ thuật trong bảo quản. Tuy nhiên, tỷ lệ áp dụng kỹ thuật bảo quản quả chỉ mới được áp dụng đối với quả cam và quả bưởi với tỷ lệ áp dụng còn khá thấp 17,4% với loại quả Cam và 14,29% với bưởi. Điều này là một trong những nguyên nhân gây nên sự tổn thất sau thu hoạch còn khá cao ở các loại cây ăn quả trong Vùng nghiên cứu.
- Áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt VietGAP trong sản xuất quả, kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu chưa thấy có hộ nào trồng cây ăn quả đã áp dụng theo hướng VietGap.