CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá hiện trạng và khả năng phát triển sản phẩm nông nghiệp có giá trị hàng hoá cao ở vùng nghiên cứu
3.1.3. Tiềm năng, lợi thế so sánh trong phát triển sản xuất một số chủng loại rau hoa quả có giá trị hàng hóa cao ở Hà Nội và vùng phụ cận
3.1.3.1. Tiềm năng, lợi thế dựa trên những điều kiện tự nhiên
* Lợi thế về vị trí địa lý:
Lương Sơn (Hòa Bình), Mê Linh, Đông Anh, Đan Phượng của Thành Phố Hà Nội; các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc; và huyện Văn Giang của Hưng Yên có lợi thế nhất định về khoảng cách địa lý đối với khu vực nội đô Hà Nội.
Với khoảng cách <30km từ trung tâm chợ đầu mối tới vùng sản xuất sẽ giảm đáng kể các chi phí vận chuyển, bảo quản sản phẩm; nhờ đó giảm giá thành so với các sản phẩm ngoại nhập và các sản phẩm từ những địa phương khác chuyển về.
* Lợi thế về địa hình:
Vùng phụ cận Hà Nội có 2 địa thế: đồng bằng và bán sơn địa, đều tạo điều kiện cho phát triển rau, hoa, quả theo hướng hàng hóa cho Hà Nội.
- Địa hình đồng bằng ven sông gồm các huyện: Mê Linh, Đông Anh, Đan Phượng của Thành Phố Hà Nội; các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc;
và huyện Văn Giang của Hưng Yên. Địa hình tương đối bằng phẳng, với những
bãi bồi ven sông và những cánh đồng bằng phẳng rộng lớn là một trong những lợi thế rất lớn trong việc phát triển sản xuất rau, hoa theo hướng hàng hóa.
- Địa hình đồi gò bán sơn địa: Thuộc tỉnh Hoà Bình, và một số huyện của Hà Tây cũ, với kiểu địa hình này thuận lợi để phát triển trồng các cây ăn quả.
* Lợi thế về khí hậu, thủy văn
Vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa, theo bảng 3.1 lượng mưa trung bình là 1200 - 2000 mm, tập trung từ tháng 6 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 - 250C. Điều kiện khí hậu của vùng nghiên cứu thuận lợi cho hệ thống sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm: hoa, rau màu... cả nhiệt đới và ôn đới.
Vùng có hai hệ thống sông lớn là hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Đà cùng mạng lưới sông nhỏ và các ao, hồ,.. bên cạnh đó hệ thống thủy lợi được kiên cố và phát triển toàn diện tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cho vùng sản xuất chuyên canh rau, hoa. Bên canh nguồn nước mặt đang đã và được sử dụng từ các hệ thống sông, nguồn nước ngầm cũng đã được người sản xuất quan tâm do chưa bị ô nhiễm. Tuy nhiên trong tương lai cần sử dụng tiết kiệm cả nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm để phục vụ phát triển bền vững và hiệu quả.
* Lợi thế về tài nguyên đất
Đất là tư liệu sản xuất quan trọng đối với mỗi quốc gia, và là tư liệu đặc biệt quan trọng đối với sản xuất nông, lâm nghiệp. Đây vừa là lợi thế đồng thời cũng là khó khăn cho Vùng. Trong vùng Nghiên cứu, có thể chia thành 2 loại đất chính, đó là đất phù sa và đất đồi núi.
- Đất phù sa:
+ Đất phù sa ngoài đê là đất hàng năm được tiếp tục bồi đắp thường xuyên trên các bãi bồi ven sông, hoặc các bãi giữa sông. Phần lớn đất đai của vùng nghiên cứu được bồi bởi sông Hồng, ngoài ra tại các địa phương còn được một số sông nhỏ bồi phù sa như sông Đuống ở huyện Đông Anh, Hà Nội, sông Lô và sông Phó Đáy ở huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Đặc điểm đất này thường có màu nâu thẫm, đất trung tính, ít chua, độ phì cao, đây là loại đất tốt, rất thích hợp cho nhiều loại cây trồng đặc biệt là cây lương thực, cây rau đậu và cây ăn quả tuy nhiên có tính thời vụ ngắn, không phù hợp cho việc sản xuất hàng hóa mang tính tập trung và liên tục. Nhưng lại có thể cung cấp một lượng rau lớn cho Hà Nội vào vụ đông khi mùa nước kết thúc.
+ Đất phù sa trong đê do có hệ thống đê nên không được các sông bồi đắp thường xuyên. Đối với vùng nghiên cứu, diện tích đất này tương đối lớn, nằm ở các
xã trong đê thuộc huyện Đông Anh, Đan Phượng, Mê Linh của Hà Nội, huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc của Vĩnh Phúc và huyện Văn Giang của Hưng Yên, và 1 phần nhỏ của huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình. Đặc điểm của loại đất này có tầng phù sa dày, thành phần cơ giới từ đất thịt trung bình đến đất thịt nặng, đất trung tính, ít chua, thành phần cơ giới trung bình. Đây là vùng có sản xuất chuyên canh rau, hoa cung cấp chính cho vùng Hà Nội.
- Đất đồi núi:
Bên cạnh diện tích đất phù sa phù hợp cho việc phát triển rau, hoa. Diện tích đất đồi núi ở vùng bán sơn địa phù hợp cho việc phát triển cây ăn quả cung cấp chính cho Hà Nội như: Bưởi, Cam,… chủ yếu tập trung vào một số huyện ngoại thành ở Lương Sơn, Vĩnh Tường,… với loại đất feralit mùn trên núi và trên đá trầm tích. Như ở Hòa Bình với diện tích 359.872ha rất phù hợp cho phát triển cây ăn quả.
3.1.3.2. Những tiềm năng, lợi thế từ nguồn lực kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu đối với sản xuất các loại rau, hoa, quả có giá trị hàng hoá cao
* Lợi thế về giao thông
Vùng nghiên cứu có mạng lưới giao thông tương đối hoàn chỉnh bao gồm cả đường không, đường bộ, đường thủy và đường sắt.
Các địa phương trong vùng nghiên cứu có hệ thống giao thông đường bộ tương đối hoàn chỉnh, đa số các tuyến đường đã được trải nhựa hoặc bê tông hóa, rất thuận tiện cho việc lưu thông và vận chuyển, nhiều Hợp tác xã cũng đã hình thành các tuyến vận chuyển cho các nông sản của mình cho các chợ đầu mối hoặc cho các đại lý. Từ vùng chuyên canh rau, hoa, quả từ Văn Giang theo Quốc lộ 5 hoặc vận chuyển đường thủy có thể tới các chợ đầu mối ở Hà Nộ như Long Biên, Cầu Giấy,… Từ vùng chuyên canh cây ăn quả ở Lương Sơn, vùng rau Thụy Phương theo đường cao tốc Láng Hòa Lạc, Quốc lộ 6, từ vùng chuyên canh rau ở Bắc Ninh theo Quốc lộ 1ê, từ vựng rau hoa, quả ở Vĩnh Yờn, Mờ Linh theo Quốc lộ 2, Đụng Anh theo Quốc lộ 3, và vùng chuyên canh rau hoa Tây Tựu theo Quốc lộ 32; ngoài ra còn nhiều tuyến đường khác.
Nhìn chung, mạng lưới giao thông trong vùng nghiên cứu tương đối hoàn chỉnh rất thuận lợi cho quá trình luân chuyển đến thủ đô Hà Nội, đây là một trong những lợi thế quan trọng trong quá trình phát triển một số chủng loại rau, hoa, quả có giá trị hàng hoá cao cung cấp cho nội đô Hà Nội vì các địa phương vùng ven đô này có thể giảm được đáng kể các chi phí vận chuyển, chi phí về bảo quản các sản phẩm trong quá trình tiêu thụ so với một số địa phương khác trong cả nước và so với hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài.
* Lợi thế về nguồn lao động
Dân số tại các địa phương trong vùng nghiên cứu đa số là dân tộc kinh, họ có truyền thống sản xuất nông nghiệp. Với lực lượng lao động khá dồi dào. Mặc dù cơ bản người sản xuất nông nghiệp chưa được đào tạo nhưng do được tiếp xúc với những thành tựu khoa học, được tập huấn nên đa phần người dân đã ứng dụng các tiến bộ khoa học vào trong sản xuất và ở một số địa phương còn có trình độ thâm canh cao như Văn Đức, Văn Giang, Tây Tựu, Mê Linh,...
Bên cạnh đó việc tập trung các cơ sở nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn; các trường đại học, cao đẳng, trường đào tạo nghề trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng và các ngành khác nói chung đã tạo cho vùng những lợi thế về nguồn lao động trình độ cao.
* Lợi thế về cơ chế chính sách:
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, các địa phương trong vùng nghiên cứu đã có nhiều chính sách để đẩy mạnh cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến và thị trường đô thị. Các chính sách thúc đẩy mạnh công tác khuyến công, khuyến ngư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng nông thôn đô thị đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân nông thôn, ... Đây được xem là những động lực thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hoá để tạo ra nhiều sản phẩm hơn cho thị trường.
* Lợi thế về thị trường tiêu thụ sản phẩm:
Bên cạnh các lợi thế về chính sách quy hoạch, điều kiện địa lý cũng tạo cho Vùng có những lợi thế trong vấn đề chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ các nông sản nói chung và các sản phẩm rau, hoa, quả chất lượng cao nói riêng tại Hà Nội bởi lẽ: Các địa phương trong khu vực nội đô đều có mật độ dân số khá cao, trong khi diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên đầu người thấp, áp lực bởi quá trình đô thị hoá nhanh, diện tích đất nông nghiệp thu hẹp trong khi dân số ngày càng tăng do sự phát triển các khu công nghiệp đã thu hút nguồn lao động ngoại tỉnh về, dẫn đến nhu cầu tiêu thụ rau, hoa, quả là rất lớn. Đây chính là thị trường lớn và ổn định của các địa phương vùng phụ cận.