CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Kết quả nghiên cứu các tiến bộ kỹ thuật chủ yếu phục vụ sản xuất và các giải pháp hỗ trợ phát triển một số chủng loại rau hoa quả có giá trị hàng hóa cao tại vùng nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân nội thành Thủ đô
3.3.1. Kết quả nghiên cứu các tiến bộ kỹ thuật chủ yếu phục vụ sản xuất một số loại rau, hoa, quả có giá trị hàng hóa cao cung cấp cho nội thành Thủ đô Hà Nội
3.3.2.1. Một số giải pháp hỗ trợ nhằm thúc đẩy sản xuất một số loại rau an toàn
Việc sản xuất rau an toàn hiện nay đang gặp khó khăn trong việc mở rộng thành vùng sản xuất hàng hóa, sản lượng tiêu thụ tại các cửa hàng rau an toàn vẫn còn ít do người tiêu dùng chưa có lòng tin vào chất lượng của sản phẩm rau được bán hiện nay;
mặt khác người trồng rau an toàn gặp khó khăn trong tiêu thụ do giá cả của mặt hàng rau an toàn với rau thông thường không có sự khác biệt lớn, dẫn đến việc họ không thiết tha với việc trồng rau an toàn. Để thúc đẩy sản xuất rau an toàn theo hướng chuyên canh hàng hóa thì chúng ta cần làm tốt các khâu: Quy hoạch, sản xuất (nhằm nâng cao chất lượng, sản phẩm an toàn), thị trường, chế biến, bảo quản,...và để thực hiện tốt các khâu đó thì cần nhóm giải pháp sau:
* Nhóm giải pháp về chính sách
- Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai thực hiện Luật ATTP;
phân công quản lý nhà nước giữa các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, giữa Trung ương và địa phương theo hướng cụ thể, rõ ràng, không chồng chéo, bỏ sót.
- Triển khai có hiệu quả Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông lâm nghiệp và thủy sản;
- Áp dụng chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ;
- Áp dụng chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất rau an toàn theo Nghị định số 02/2010/NĐ - CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông.
- Ban hành các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất rau an toàn áp dụng công nghệ cao theo hướng sản xuất hàng hóa:
+ Hỗ trợ về giống, kỹ thuật sản xuất thông qua đào tạo, tập huấn và xây dựng mô hình để từ đó chuyển giao công nghệ đến người sản xuất,...
+ Giới thiệu các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ cao trong nước cũng như nước ngoài đến hỗ trợ các doanh nghiệp mới hình thành.
- Xây dựng thể chế, chính sách, pháp luật để xử lý các vi phạm trong sản xuất rau an toàn (sử dụng thuốc BVTV, phân bón hóa học, bảo quản và chế biến) nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tạo lòng tin cho người tiêu dùng.
- Xây dựng các chính sách kiểm soát chất lượng của hàng nông sản nhập khẩu.
* Nhóm giải pháp về quy hoạch: Để hình thành và phát triển các vùng rau an toàn tập trung theo quy mô hàng hóa thì việc quy hoạch là hết sức quan trọng. Quy hoạch các vùng sản xuất rau an toàn cần tập trung, ổn định, đảm bảo đủ sản lượng rau cung cấp
cho nhu cầu của thị trường. Xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ chi phí phân tích mẫu và chi phí chứng nhận VietGAP, chi phí xúc tiến thương mại,...
- Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tập trung tại Hà Nội và các tỉnh phụ cận như sau:
+ Quy hoạch vùng sản xuất mới: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại các vùng đang sản xuất lúa sang trồng rau, các vùng đất đang bị bỏ hoang tại các huyện ngoại thành Hà Nội (Đông Anh, Sóc Sơn, Ba Vì, Mê Linh); các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Dương, Tam Đảo của Vĩnh Phúc; các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, thành phố Hòa Bình của tỉnh Hòa Bình; các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu của Hưng Yên.
+ Quy hoạch phát triển các vùng trồng rau truyền thống: quy hoạch mở rộng các vùng trồng rau truyền thống của Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hòa Bình để hình thành vùng sản xuất rau an toàn theo hướng hàng hóa.
- Quy hoạch cơ sở hạ tầng
+ Hệ thống thủy lợi: Đối với vùng sản xuất Rau an toàn tập trung cần đầu tư thêm hệ thống bể lắng lọc và đường ống dẫn khép kín thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ sản xuất, mở rộng diện tích sản xuất rau có hệ thống tưới tự động theo kiểu phun mù hay phun sương, phù hợp đối với các diện tích rau ăn lá và diện tích ươm cây giống.
+ Hệ thống giao thông: hệ thống giao thông nội đồng phải được nâng cấp đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.
- Nhà sơ chế, bể chứa chất thải vật tư nông nghiệp và hệ thống bể ủ phân hữu cơ + Cần xây dựng nhà sơ chế ở các vùng sản xuất rau an toàn tập trung, bố trí mỗi vùng rau an toàn có 01 nhà sơ chế.
+ Bể chứa chất thải vật tư nông nghiệp: Số lượng bể cần thiết 2-3 cái/ha tại vùng sản xuất rau an toàn tập trung.
+ Hệ thống bể ủ phân hữu cơ: 1 khu sản xuất RAT khoảng 4-5 ha cần xây dựng 1 hệ thống bể ủ phân hữu cơ từ phụ phẩm nông nghiệp, phân chuồng,...
- Quy hoạch hệ thống dịch vụ sản xuất rau an toàn
+ Dịch vụ giống: Các đơn vị nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu, chọn tạo và cung ứng giống rau mới có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh và phù hợp với thị trường. Hàng năm chuyển giao 4 - 5 giống rau mới chất lượng cao, phục vụ cho nhu cầu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Phục tráng các giống rau địa phương có giá trị cao. Khuyến khích đầu tư mới và nâng cấp những cơ sở giống hiện có. Duy trì và mở rộng diện tích sản xuất giống hiện hữu, ưu tiên áp dụng công nghệ cao, kỹ thuật mới vào sản xuất.
+ Dịch vụ về thuốc bảo vệ thực vật: Đảm bảo các điểm cung ứng có thuốc bảo vệ thực vật ít độc hại, có hiệu quả phòng trừ cao nằm trong danh mục được phép sử dụng
trên cây rau, nhất là các loại thuốc có nguồn gốc sinh học ở các vùng sản xuất rau tập trung. Khuyến cáo người dân sử dụng IPM trong sản xuất rau. Mỗi xã, vùng sản xuất rau an toàn phải có 1- 2 điểm cung ứng; chủ cửa hàng phải có chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; địa điểm kinh doanh phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định. Công tác thanh tra, kiểm tra cần thực hiện thường xuyên các địa điểm kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật về điều kiện hành nghề, danh mục thuốc, số lượng, chất lượng thuốc. Xử lý nghiêm minh những cửa hàng sai phạm theo quy định của Pháp luật.
+ Dịch vụ về phân bón và các vật tư nông nghiệp khác: Nên Kết hợp bố trí cùng với các điểm cung ứng dịch vụ cùng với các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật. Hướng dẫn người dân sử dụng phân vi sinh, phân hữu cơ là chủ yếu, nếu sử dụng phân hóa học phải sử dụng theo 4 đúng.
+ Tổ chức sản xuất rau an toàn theo chuỗi, gắn kết trách nhiệm của người sản xuất và tiêu thụ. Tăng diện tích sản xuất rau trong nhà có mái che, nhà màn, nhà lưới ...
để hạn chế sâu bệnh, điều kiện bất lợi.
+ Thường xuyên lồng ghép trong các chương trình đào tạo, tổ chức tập huấn quy trình sản xuất rau an toàn, sản xuất rau theo VietGAP cho nông dân; đẩy mạnh công tác truyền thông qua nhiều kênh khác nhau để người tiêu dùng thấy được việc sử dụng rau an toàn, rau được chứng nhận GAP là sự lựa chọn thông minh.
* Nhóm giải pháp về tổ chức sản xuất
- Thành lập và củng cố các liên kết, hợp tác sản xuất - tiêu thụ rau an toàn giữa các cá nhân, tổ chức trồng rau với các doanh nghiệp trong vùng:
+ Đa dạng hóa các hình thức hợp tác trong sản xuất như tổ hợp tác, hợp tác xã và phân phối tiêu thụ rau an toàn như các thương nhân, chủ vựa rau, chợ đầu mối.
Các tổ hợp tác và hợp tác xã phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm cung ứng.
+ Kiện toàn cơ chế sản xuất theo hình thức ký kết hợp đồng nhằm tạo hành lang pháp lý cho liên kết giữa doanh nghiệp phân phối và tiêu thụ rau với người trồng rau an toàn; Tăng cường liên kết giữa người trồng rau với các doanh nghiệp, công ty chuyên ngành cung ứng vật tư nông nghiệp.
- Tăng cường hợp tác giữa cá nhân, tổ chức trồng rau an toàn với các nhà khoa học về giống rau và kỹ thuật canh tác nhằm đẩy nhanh việc ứng dụng các giống rau mới, kỹ thuật, khoa học công nghệ mới vào trong sản xuất rau trên địa bàn thành phố.
- Hỗ trợ, hướng dẫn hệ thống thương nhân thu mua rau về điều kiện kinh doanh rau an toàn, tạo điều kiện để liên kết thương nhân với các hợp tác xã sản xuất rau an toàn.
- Vận động tuyên truyền tạo ý thức sử dụng rau an toàn cho người tiêu dùng vì
dân về các địa điểm bán rau an toàn đã được cấp giấy chứng nhận kinh doanh rau an toàn để người dân chủ động và tin tưởng vào quyết định mua rau của mình. Lồng ghép trong các buổi tập huấn về kỹ thuật canh tác rau an toàn thì cán bộ tập huấn phải tuyên truyền cho người sản xuất về tác hại của việc sản xuất rau không an toàn để họ hiểu về trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với cộng đồng.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp về cơ chế chính sách, về vốn để các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất RAT và phối hợp sản xuất với người dân để xây dựng thương hiệu tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ nội địa cũng như xuất khẩu.
* Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ
- Giống rau: Bằng những công nghệ hiện đại để chọn tạo những giống rau mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, kháng sâu bệnh, sưu tập, bảo tồn, phục tráng các giống địa phương, cung ứng đủ giống rau có chất lượng, giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Một số giống rau có giá trị hàng hóa cao được nhóm đề xuất trồng theo hướng hàng hóa được thể hiện chi tiết qua phụ lục 08.
- Chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ: Ứng dụng cơ giới hóa phù hợp với sản xuất rau, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật hiệu quả cao: nhà lưới, phủ bạt, chà cắm, khay gieo hạt, ứng dụng các chế phẩm sinh học trong sản xuất rau như phân hữu cơ vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học.
- Tăng cường hỗ trợ các nhà nghiên cứu, các tổ chức nghiên cứu khoa học về vốn thông qua các đề tài để nghiên cứu và chuyển giao ứng dụng các quy trình công nghệ mới trong sản xuất rau an toàn theo hướng hàng hóa ứng dụng công nghệ cao.
* Nhóm giải pháp về xúc tiến thương mại
- Tập trung các giải pháp để cải thiện nâng cao hiệu quả các kênh phân phối đã hình thành, tăng sản lượng rau quả của các hợp tác xã, tổ hợp tác tiêu thụ tại các siêu thị.
- Tiếp tục tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại để hỗ trợ cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh rau an toàn tham gia hội chợ, triển lãm và ký kết các hợp đồng tiêu thụ rau, quả an toàn. Ngoài ra, các đơn vị sản xuất rau an toàn phải thiết kế logo;
đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm rau an toàn và thiết kế website để tổ chức sản xuất, kinh doanh rau an toàn ứng dụng công nghệ thông tin.
- Phải tạo sự chuyển biến đồng bộ từ khâu sản xuất, kinh doanh đến tiêu dùng rau an toàn theo chuỗi mang tính chuyên nghiệp; coi trọng việc áp dụng công nghệ cao; đầu tư hạ tầng và xử lý chất thải nguy hại phải được ưu tiên để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm trước, trong và sau thu hoạch;
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng, giá cả vật tư đầu vào như thuốc BVTV, phân bón và chất lượng rau trên thị trường.
- Bằng nhiều giải pháp và chủ động khâu nối hình thành các liên kết ổn định giữa doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ hoặc xuất khẩu rau với các HTX, nông dân vùng sản xuất rau an toàn tập trung. Phát triển mạng lưới tiêu thụ rau an toàn với nhiều kênh phân phối đa dạng (qua siêu thị, đại lý, cửa hàng bán lẻ) gắn với chứng nhận theo VietGap phải có bao bì nhãn mác, đóng gói theo quy định và địa chỉ rõ ràng theo thương hiệu của nhà sản xuất với giá cả hợp lý để giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm an toàn.