CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Kết quả nghiên cứu các tiến bộ kỹ thuật chủ yếu phục vụ sản xuất và các giải pháp hỗ trợ phát triển một số chủng loại rau hoa quả có giá trị hàng hóa cao tại vùng nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân nội thành Thủ đô
3.3.1. Kết quả nghiên cứu các tiến bộ kỹ thuật chủ yếu phục vụ sản xuất một số loại rau, hoa, quả có giá trị hàng hóa cao cung cấp cho nội thành Thủ đô Hà Nội
3.3.2.2. Một số giải pháp hỗ trợ thúc đẩy sản xuất một số loại hoa chất lượng cao
* Nhóm giải pháp về chính sách hỗ trợ sản xuất hoa giá trị kinh tế cao
- Hỗ trợ đào tạo, tập huấn, dạy nghề, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất hoa, cây cảnh.
- Hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, bão lũ ảnh hưởng tới sản xuất.
- Hỗ trợ giải phóng mặt bằng và nâng cấp, cải tạo hạ tầng.
- Hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu tư cho sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao.
- Áp dụng các quy định hiện hành để thực hiện nội dung:
+ Tăng cường năng lực quản lý nhà nước chuyên ngành. Hỗ trợ phát triển sản xuất quy mô hộ, trang trại.
+ Thu thập, lưu giữ các giống Lan bản địa quý, có giá trị kinh tế cao; giống và kỹ thuật sản xuất Đào Nhật Tân và xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động phát triển nguồn gen này.
* Nhóm giải pháp về tổ chức sản xuất
- Giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh làm chủ đầu tư lập các Dự án điểm của Tỉnh, Thành phố, gồm: Dự án xây dựng vùng sản xuất hoa giá trị kinh tế cao; Dự án xây dựng Trung tâm trình diễn sản xuất hoa công nghệ cao.
- Giao UBND tỉnh, thành phố chủ trì, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất hoa có giá trị cao.
- Mở rộng diện tích sản xuất hoa, cây cảnh (60-80ha/năm), UBND các quận/huyện/thị xã chủ động bố trí sản xuất những chủng loại hoa phù hợp; triển khai các mô hình khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, mở các lớp tập huấn ngắn hạn. Thuê chuyên gia tư vấn xây dựng phương án sản xuất và tiêu thụ hoa cụ thể và hướng dẫn kỹ thuật triển khai tại các vùng sản xuất.
- Vận động nông dân tham gia vào Hợp tác xã, Hiệp hội để tăng cường năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh. Củng cố, hỗ trợ nâng cao vai trò của các hợp tác xã,
tổ hợp tác trong công tác điều hành, quản lý hộ, hợp tác với các tỉnh bạn để cùng phát triển sản xuất và nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các chủng loại hoa cảnh phù hợp, có hiệu quả kinh tế cao nhằm hình thành khu sản xuất tập trung với quy mô hàng hóa. Gắn mô hình sản xuất hoa, cây cảnh hiệu quả kinh tế cao với thực hiện chương trình nông thôn mới ở mỗi xã.
- Thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học; bảo tồn và phát triển các giống hoa quý, hiếm, có giá trị kinh tế cao (các loại hoa lan, hoa Đào,...)
- Quy hoạch vùng sản xuất hoa cụ thể:
+ Diện tích sản xuất hoa, cây cảnh của Hà Nội được quy hoạch tại các vùng sản xuất nông nghiệp của các địa phương. Phấn đấu đến năm 2016 đạt 2.165 ha canh tác, tập trung ở các huyện: Mê Linh: 536 ha; Từ Liêm: 471 ha; Đông Anh: 208 ha; Tây Hồ: 170 ha; Thường Tín: 137 ha; Đan Phượng: 132 ha; Các quận, huyện khác: 511 ha. Trong đó, diện tích hoa giá trị kinh tế cao khoảng 400 ha, gồm: 300 ha hoa Hồng;
50 ha hoa Đào; 20 ha hoa Lily và 30 ha hoa Lan.
+ Quy hoạch phát triển mở rộng 100 ha sản xuất hoa hồng, hoa cúc, cẩm chướng tại huyện Bình Xuyên và thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Quy hoạch phát triển 100 ha trồng các loại cây cảnh, cây công trình tại huyện Văn Giang, Văn Lâm tỉnh Hưng Yên.
- Xác định các chủng loại hoa giá trị kinh tế cao ưu tiên phát triển gồm:
+ Hoa Hồng: Hoa hồng Pháp, hồng Hà Lan, …
+ Hoa Lan: Hồ Điệp, Catlaya, Vũ nữ, Hoàng thảo, các giống Lan bản địa.
+ Hoa Đào: Đào Nhật Tân, Đào Thất thốn, các giống hoa Đào mới nhập nội (đã qua thử nghiệm, có triển vọng).
+ Hoa Lily: Các giống lily được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận và các giống Lily có triển vọng phát triển ở Hà Nội.
- Cần áp dụng các công nghệ tiên tiến vào hoạt động sản xuất hoa một cách đồng bộ từ khâu giống đến khâu thu hoạch
+ Trong công tác tuyển chọn, nhân giống: Cần áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ nuôi cấy mô,...để tự nhân giống các loại hoa có giá trị kinh tế cao tránh phụ thuộc nhập khẩu giống từ nước ngoài.
+ Xây dựng kiến thiết công trình cơ bản: cần xác định trồng loại hoa gì, tổng tiền vốn đầu tư là bao nhiêu để có thể lựa chọn công nghệ và quy hoạch diện tích trồng cho hợp lý. Đối với những dòng hoa cao cấp phải đầu tư xây dựng nhà kính thông minh có thể điều khiển tiểu khí hậu trong nhà kính trồng hoa.
+ Cần áp dụng các công nghệ tưới tiết kiệm nước và phân bón để giảm thiểu chi phí như: tưới nhỏ giọt, tưới phun sương,...
- Xây dựng các mô hình thí điểm có sự kết hợp tham gia sản xuất của nhà nghiên cứu và nhà nông dân để trực tiếp chuyển giao công nghệ, đánh sâu vào tiềm thức của người dân về hiệu quả kinh tế của việc trồng hoa đem lại. Nhằm thúc đẩy việc trồng hoa trên diện rộng trong vùng quy hoạch trồng hoa của thành phố.
* Nhóm giải pháp thị trường tiêu thụ sản phẩm
- Cần triển khai dự án xây dựng Trung tâm giới thiệu hoa Đào, các loại hoa chất lượng cao của Hà Nội và các tỉnh lân cận để góp phần thúc đẩy tiêu thụ hoa, cây cảnh tại Hà Nội và góp phần thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu hoa ra thị trường thế giới.
- UBND các quận, huyện, thị xã bố trí địa điểm kinh doanh hoa, nhất là chợ đầu mối hoa hiện đại.
- Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng cơ sở bảo quản, thiết bị vận chuyển lạnh để tăng giá trị sản phẩm trong tiêu thụ. Từ đó tổ chức sản xuất gắn với doanh nghiệp để phát triển thị trường. Xây dựng các kênh tiêu thụ liên kết giữa người sản xuất và nhà phân phối cho hoa, cây cảnh. Đề xuất cơ chế hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm theo hướng hợp đồng.
- Xây dựng các thương hiệu sản phẩm mang tính đặc thù cho từng vùng. Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu. Hình thành và phát triển thương hiệu cho các vùng sản xuất chủng loại hoa phổ thông và giá trị kinh tế cao. Hà Nội tập trung phát triển trồng hoa Lan, hoa Lily, hoa hồng, hoa Đào và Quất cảnh; Vĩnh Phúc tập trung phát triển trồng hoa hồng, hoa lily, thược dược, cẩm chướng và lay ơn; Hòa Bình tập trung phát triển hoa hồng và hoa cúc; Hưng Yên tập trung phát triển cây cảnh và cây công trình.
- Tổ chức hội thảo để giới thiệu sản phẩm; Giới thiệu trên phương tiện thông tin đại chúng (truyền thanh, truyền hình, trên Web) để quảng bá về sản phẩm hoa tới người tiêu thụ trong và ngoài nước.
- Đào tạo, nâng cao trình độ tiếp thị cho hộ nông dân trồng hoa và các tổ chức kinh doanh hoa. Cần nâng cao vai trò của quản lý Nhà nước, của các tổ chức kinh tế Nhà nước trong quảng cáo, môi giới trong xuất khẩu.
- Tổ chức nghiên cứu và tiếp cận các thị trường mới, nhất là thị trường xuất khẩu để mở rộng thị trường cho các loại hoa có giá trị cao, cây cảnh của Hà Nội và vùng phụ cận. Cần nghiên cứu cụ thể về nhu cầu của các thị trường tiềm để trả lời cho các câu hỏi phải sản xuất hoa gì? Sản xuất cung ứng vào mùa nào? Bán ở đâu?
Để từ đó có thể bố trí cơ cấu các loại hoa cụ thể cho từng vùng. Cần tập trung vào phát triển cả thị trường cao cấp (Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore) lẫn thị trường trung
* Nhóm giải pháp huy động vốn
- Ngân sách từ UBND các tỉnh và thành Phố dành ra để quy hoạch, xây dựng mô hình sản xuất hoa theo hướng hàng hóa;
- Vận động người nông dân bỏ vốn đầu tư cho sản xuất hoa hoặc phối hợp cùng các doanh nghiệp để sản xuất hoa công nghệ cao trên chính mảnh đất của mình. Cho vay từ Quỹ Khuyến nông với các phương án sản xuất hoa giá trị kinh tế cao.
- Vận dụng quy định tại Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng.
- Vận động các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất hoa theo hướng hàng hóa để phục vụ nhu cầu tiêu thụ của người dân Hà Nội và các tỉnh phụ cận và cho nhu cầu xuất khẩu.