Khả năng sản xuất và cung cấp một số loại hoa cao cấp có giá trị hàng hóa cao của vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản xuất một số chủng loại rau, hoa, quả có giá trị hàng hóa cao ở Hà Nội và vùng phụ cận (Trang 76 - 82)

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Kết quả nghiên cứu xác định một số chủng loại rau, hoa, quả có giá trị hàng hóa cao tại vùng nghiên cứu phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của người dân nội thành Hà Nội

3.2.2. Kết quả nghiên cứu, đánh giá khả năng sản xuất và cung cấp về một số chủng loại rau, hoa, quả có giá trị hàng hóa cao của vùng nghiên cứu, cung cấp cho khu vực nội thành Thủ đô Hà Nội

3.2.2.2. Khả năng sản xuất và cung cấp một số loại hoa cao cấp có giá trị hàng hóa cao của vùng nghiên cứu

Sản xuất hoa, cây cảnh là một lợi thế đặc biệt của nông nghiệp ven đô Hà Nội.

Hà Nội là thị trường có nhu cầu tiêu thụ hoa, cây cảnh hàng đầu trong nước cả về số lượng lẫn về giá trị chất lượng sản phẩm. Với lợi thế thị trường và những thuận lợi về khoa học – công nghệ, cơ sở hạ tầng, trình độ nguồn nhân lực, tiềm lực kinh tế cho đầu tư phát triển sản xuất theo hướng thâm canh, công nghệ cao, sản xuất hoa, cây cảnh được xác định là tiềm năng lớn, phù hợp với yêu cầu nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp hạn hẹp của Thủ đô, đồng thời đây còn là ngành sản xuất có vai trò quan trọng trong phát triển một nền nông nghiệp đô thị - sinh thái.

Diện tích canh tác hoa, cây cảnh của thành phố Hà Nội năm 2010 là 2.009,1 ha, trong đó có 68,9 % diện tích (1.350ha/ 42 vùng trồng tập trung, diện tích trên 20 ha/vùng) tại 18 xã của 5 quận, huyện (Từ Liêm: 631,5 ha; Mê Linh: 465,5 ha; Tây Hồ: 212,5 ha; Đan Phượng: 104,1 ha và Thường Tín: 130,8 ha). Còn lại là các diện tích trồng phân tán tại các xã, phường, sản xuất nhỏ lẻ, một số mới được chuyển đổi

từ diện tích các cây trồng kém hiệu quả hoặc chỉ sản xuất 1 vụ trong năm. Các chủng loại hoa, cây cảnh chính gồm: Hồng (770 ha, chiếm 38,3 %); cúc (450 ha, chiếm 22,4

%); Đào (288,2 ha, chiếm 14%); đồng tiền (179,5 ha, chiếm 8,9%); quất (184,7 ha, chiếm 8,2%); lily, lan (14.4 ha, chiếm 0,7 %); các chủng loại hoa khác như thược dược, lay ơn, cẩm chướng, cây phụ trợ,...có 67,3 ha, chiếm 3,3% diện tích [2].

Nhiều giống hoa đã được người dân vùng nghiên cứu tìm hiểu và đưa vào sản xuất như hồng Đà Lạt, Pháp Trơn, Ý, Hà Lan,… Từ đó, đã tạo ra nhiều loại giống, nhiều chủng loại hoa như: tầm xuân, phăng tây, hoa cúc, hoa loa kèn, mẫu đơn…

Hiện nay, diện tích trồng hoa của Mê Linh rộng 1.207,7 ha, diện tích đất nông nghiệp rộng 8.324 ha [3]; diện tích trồng hoa của xã Tây Tựu rộng khoảng 340 ha và 20 ha người dân thuê của các xã lân cận [4]. Qua đó có thể thấy diện tích mở rộng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để trồng hoa tại Mê Linh và huyện Từ Liêm còn nhiều, còn có khả năng phát triển nhân rộng. Từ việc phát triển trồng hoa, xã Mê Linh, xã Tây Tựu đã có nhiều chuyển biến tích cực về kinh tế. Nhân dân trong xã được sự quan tâm của Đảng bộ và Chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng một chợ tiêu thụ hoa, tạo ra thị trường sầm uất ở địa phương. Hoa được cung cấp chủ yếu tới các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Bắc. Những năm gần đây, hoa Mê Linh, Tây Tựu còn vươn tới thị trường Trung Quốc.

Bảng 3.21. Kết quả điều tra về tình hình sản xuất một số loại hoa có giá trị cao của hai vùng trồng hoa chính tại Hà Nội

Vùng hoa Loại hoa

Mê Linh Tây Tựu

Diện tích (ha

Năng suất (cành/ha)

Sản lượng (cành)

Diện tích (ha)

Năng suất (cành/ha)

Sản lượng (cành)

Lily 0,4 155.000 62.000 40,5 160.500 6.500.250

Hồng 1129,7 665.000 751.250.500 80,8 730.000 58.984.000

Cúc 36,5 425.000 15.512.500 75,6 424s.000 32.054.400

Đồng tiền 0 0 0 15,5 60.000 930.000

Loa Kèn 2,2 250.000 550.000 10,8 256.600 2.771.280

Qua bảng 3.21 ta thấy vùng hoa Mê Linh chủ yếu tập trung trồng hoa hồng với diện tích 1.129,7 ha và sản lượng 751.250.500 cành hoa hồng cung cấp mỗi năm cho thị trường. Trong khi đó vùng trồng hoa Tây Tựu có cơ cấu các loại hoa có giá trị cao

chợ Hoa Quảng Bá là nơi mua bán hoa tươi lớn nhất thuộc quận Tây Hồ - Hà Nội.

Nơi đây là đầu mối cung cấp hoa tươi cho cả thành phố cũng như các tỉnh thành.

Ngoài ra, còn chợ bán buôn hoa tại Tây Tựu Từ Liêm và một số điểm bán buôn hoa, cây cảnh tự phát nhưng đã duy trì nhiều năm nay như Mai Dịch – Cầu Giấy; phố Nhuệ Giang – Hà Đông; đường Hoàng Hoa Thám – Ba Đình. Chợ Quảng Bá có nguồn gốc từ một cái chợ nhỏ họp tự phát tại nơi ngã ba phường Nhật Tân, Quảng An và một số xã trong huyện Từ Liêm. Đến nay chợ hoa Quảng Bá là điểm đến của những người mua – bán hoa không chỉ trong vùng mà còn từ các tỉnh khác, thậm chí từ Trung Quốc. Hoa từ Trung Quốc và Đà Lạt được nhập về chợ chủ yếu là các loại như: Hoa Lyli, salem, ba-by, cẩm chướng, Tulip đều được bảo quản lạnh. Những người buôn hoa từ Trung Quốc và Đà Lạt thường nhập với số lượng lớn những loại hoa hiếm ở miền Bắc sau đó bảo quản lạnh và bán dần. Vì thế, hoa nhập ngoại tuy là loại hoa hiếm nhưng độ tươi không được như hoa cắt cành tại Mê Linh và Tây Tựu.

Trung bình hàng năm sản xuất hoa, cây cảnh của Hà Nội đã cung ứng cho thị trường 1.000 – 1.100 triệu cành hoa, 0,8 -1,0 triệu chậu hoa và 1,0 -1,2 triệu cây cảnh các loại. Trong đó, trên 85 % sản lượng hoa , cây cảnh của Hà Nội được tiêu thụ trên địa bàn thành phố và khoảng 15 % được đưa đi tiêu thụ tại các tỉnh lân cận và xuất khẩu [2].

Theo điều tra của nhóm tác giả thì hiện nay chất lượng hoa, cây cảnh không đồng đều giữa các vùng sản xuất. Chất lượng hoa cắt cành còn thấp, tỷ lệ hoa tiêu chuẩn loại 1 chỉ từ 20 - 50 % tùy trình độ canh tác của từng hộ, từng vùng sản xuất;

có sự chênh lệch rõ rệt giữa các vùng hoa, cây cảnh truyền thống và các vùng mới được mở rộng; đặc biệt là ở nhóm hoa cao cấp. Đánh giá chung thì việc sản xuất hoa, cây cảnh hiện nay của vùng nghiên cứu đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng hoa của người dân nội thành. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân đồng thời nâng cao sản lượng xuất khẩu hoa cắt cành thì việc quy hoạch mở rộng diện tích trồng các loại hoa cao cấp là việc hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Năm 2012 diện tích toàn tỉnh Vĩnh Phúc là 104 ha hoa, cây cảnh các loại trong đó có 59 ha hoa và 45 ha cây cảnh được trồng tập trung chủ yếu tại thành phố Vĩnh Yên, huyện Yên Lạc, huyện Vĩnh Tường; sản xuất hoa tại Vĩnh Phúc hiện nay chỉ đủ cung cấp cho thị trường trong tỉnh, chưa đủ sản lượng để ngoại tiêu. Tại Hưng Yên diện tích trồng hoa, cây cảnh năm 2012 là 297 ha, trồng chủ yếu là hoa hồng, hoa cúc, lay ơn và quất cảnh ở thành phố Hưng Yên, thị trấn Như Quỳnh –huyện Văn Lâm, huyện Yên Mĩ và huyện Văn Giang; Sản lượng hoa, cây cảnh của tỉnh một phần được tiêu thụ trong tỉnh phần còn lại được đưa đi tiêu thụ tại Hà Nội, riêng quất cảnh được tiêu thụ rộng rãi tại các tỉnh lân cận. Như vậy, có thể thấy rằng khả năng cung cấp các loại hoa có giá trị cao tại các tỉnh lân cận Hà Nội vẫn còn hạn chế, trong khi đó khả năng mở rộng diện tích, chuyển đổi cơ cấu cây trồng là rất lớn. Nên trong thời gian tới cần đưa ra những giải pháp thiết thực để phát triển các vùng sản xuất hoa chất

lượng hàng hóa tại các tỉnh phụ cận Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một cao của người dân cũng như tiêu thụ tại Hà Nội và xuất khẩu.

3.2.2.3. Khả năng sản xuất và cung cấp một số loại quả chất lượng tốt có giá trị hàng hóa cao của vùng Nghiên cứu

* Khả năng sản xuất một số loại quả tại Hà Nội

Năm 2010, diện tích cây ăn quả của Hà Nội là 13.935 ha (chiếm 79% tổng diện tích cây lâu năm và gần 10% diện tích đất nông nghiệp). Phân bố cây ăn quả tập trung ở hai vùng chính: đồi gò và bãi ven sông, chủ yếu ở các huyện Ba Vì 1.921 ha, Chương Mỹ 965 ha, Sóc Sơn 946 ha, Sơn Tây 867 ha, Mê Linh 854 ha… Diện tích năm 2010 so với năm 2005 (9.983 ha) tăng 3.952 ha (39%). Sản lượng năm 2010 đạt 180.600 tấn, so với năm 2005 (130.833 tấn) tăng 44.714 tấn (38%). Giá trị sản xuất năm 2010 đạt 68,2 triệu đồng/ha, cao hơn cây hàng năm 8,2 triệu đồng/ha; cao hơn cây lâu năm khác 13 triệu đồng/ha. Khả năng sản xuất của một số loại quả có giá trị cao tại Hà Nội cụ thể như sau [8]:

- Cây Bưởi: diện tích năm 2010 là 2.442 ha, chủ yếu ở huyện Đan Phượng 366 ha, Phúc Thọ 294 ha, Hoài Đức 225 ha, Từ Liêm 197 ha, Chương Mỹ 210 ha,… Diện tích năm 2010 so với năm 2005 (1.171 ha) tăng 1.271 ha. Sản lượng năm 2008 đạt 24.468 tấn, năm 2009 đạt 18.894 tấn. Giá trị sản xuất năm 2010 đạt 293,616 tỷ đồng.

Cây Bưởi có hiệu quả kinh tế rất cao. Đặc biệt, các vùng trồng bưởi Diễn (năm 2009, 2010 giá từ 30.000 - 40.000đ/quả). Nhiều trang trại, vườn bưởi cho thu nhập 200-300 triệu đồng/ha (xã Thượng Mỗ, xã Song Phượng, huyện Đan Phượng; xã Cao Viên, xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai; thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ) [8].

- Cây Chuối: Diện tích đứng thứ hai sau cây Bưởi, diện tích đạt 2.296 ha, chủ yếu tập trung tại các huyện: Ba Vì 440 ha, Mê Linh 210 ha, Thường Tín 161 ha.

Diện tích năm 2010 so với năm 2005 tăng 360 ha (19%). Năng suất trung bình đạt:

273 tạ/ha, tăng 10% so với năm 2005 (248 tạ/ha). Một số huyện đạt năng suất cao như: Đan Phượng, Hoàng Mai, Thanh Oai, Thường Tín. Sản lượng, năm 2010 đạt 49.845 tấn tăng hơn 18% so với năm 2005 (42.250 tấn). Giá trị sản xuất năm 2010 đạt 99,69 tỷ đồng[8].

- Cây Nhãn: Diện tích đứng thứ ba (2.014 ha) sau cây Bưởi và Chuối. Tập trung ở các huyện: Sơn Tây 321 ha, Mỹ Đức 319 ha, Ba Vì 274 ha. Diện tích năm 2010 tăng 14% so với năm 2005 (1.767 ha). Năng suất Nhãn năm 2010: 65 tạ/ha tăng 5%

so với năm 2005 (62 tạ/ha). Các huyện năng suất cao như: Gia Lâm, Phúc Thọ, Thường Tín. Sản lượng năm 2010 đạt 12.667 tấn, tăng 33% so với năm 2005 (8.295 tấn). Giá trị sản xuất năm 2010 ước đạt 365 tỷ đồng, riêng các huyện có diện tích nhãn HTM-1, HTM-2 như: Quốc Oai, Hoài Đức, Đan Phượng, Chương Mỹ giá trị thu nhập đạt xấp xỉ 100 tỷ đồng (năm 2010 Nhãn muộn có giá trị từ 35 - 40 nghìn

- Cây Cam quýt: Diện tích năm 2010 đạt 846,7 ha, tập trung chủ yếu tại các huyện: Hoài Đức, Thường Tín, Chương Mỹ 62 ha, Thanh Oai… Diện tích năm 2010 tăng 22% so với năm 2005 (692 ha). Năng suất năm 2010 đạt 97 tạ/ha tăng 28% so với năm 2005 (76 tạ/ha), bằng 91% so với cả nước (106 tạ/ha). Các huyện có năng suất đạt khá: Thanh Oai, Hoài Đức. Sản lượng năm 2010 đạt 5.638 tấn, tăng 22% so với năm 2005 (4.615 tấn); Giá trị sản xuất năm 2010 ước đạt 113 tỷ đồng. Cây cam Canh cho giá trị thu nhập cao. Năm 2009, 2010 giá bán bình quân tại vườn từ 70.000- 80.000đ/kg, thu nhập khoảng 1 tỷ đồng/ha (tại Đắc Sở, huyện Hoài Đức) [8].

* Khả năng sản xuất một số loại quả tại các tỉnh phụ cận vùng nghiên cứu - Diện tích cây có múi tại Vĩnh Phúc đang có xu hướng tăng; đặc biệt là diện tích trồng bưởi Diễn; một loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, dễ trồng, thích nghi với điều kiện thiên nhiên của tỉnh. Tại những vườn bưởi Diễn lâu năm giá tại vườn là 25.000 đ/quả bưởi, mang lại lợi nhuận hơn 400 triệu đồng/ha. Đây chính là nhân tố thúc đẩy mở rộng diện tích bưởi Diễn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng hàng hóa. Diện tích trồng bưởi mở rộng tập trung chủ yếu tai hai huyện Yên Lạc và Vĩnh Tường. Tuy nhiên, diện tích trồng nhãn, vải có xu hướng giảm từ 3,39 nghìn ha năm 2009 xuống còn 3,1 nghìn ha năm 2010; nguyên nhân do giá thành của quả vải và nhãn thấp, nhiều sâu bệnh và thời gian bảo quản ngắn, dễ bị tư thương ép giá nên người dân đang có xu hướng chuyển dần cơ cấu cây trồng.

- Tại tỉnh Hưng Yên trong những năm qua diện tích cây ăn quả đang có xu hướng giảm ở cả hai nhóm cây ăn quả, nguyên nhân chủ yếu là do quá trình đô thị hóa tại một số huyện của tỉnh, điển hình như huyện Văn Giang. Tuy nhiên, cây đặc sản của tỉnh Hưng Yên là Nhãn lồng thì vẫn giữ nguyên được diện tích, theo thống kê của tỉnh diện tích năm 2011 là 2.982 ha, trong đó xấp xỉ 2.700 ha đang cho thu hoa ̣ch.

Đă ̣c biê ̣t, tỉnh Hưng Yên đã phối hợp chă ̣t chẽ với Viê ̣n Nghiên cứu rau quả, Viê ̣n BVTV, Viê ̣n Cây lương thực, cây thực phẩm đào ta ̣o, tấp huấn xây dựng các mô hình thâm canh nhãn ta ̣i huyê ̣n Khoái Châu, Tiên Lữ và TP. Hưng Yên. Tỉnh cũng tiến hành 2 lần bình tuyển được các giống nhãn đầu dòng ở cả 2 trà nhãn sớm, chính và

muô ̣n, cho ̣n đươ ̣c những giống tốt nhất làm nguồn gen nâng cao hiê ̣u quả kinh tế cho người trồng cũng như trong công tác bảo tồn. Hiê ̣n tỉnh đã có đề án xây dựng và phát triển vùng nhãn hàng hóa đến năm 2015, phấn đấu mỗi năm cải ta ̣o từ 150-200 ha.

Sản lượng nhãn ta ̣i Hưng Yên bình quân đa ̣t 30.000-40.000 tấn/năm, giá tri ̣ kinh tế

đem la ̣i từ 250 - 300 tỷ đồng, chiếm 15% giá tri ̣ sản xuất nông nghiệp.

- Tại tỉnh Hòa Bình diện tích cây có múi tăng nhanh trong thời gian vừa qua, cụ thể trong một năm từ năm 2009 đến 2010 diện tích trồng mới là 330 ha tập trung tại các vùng trồng cây ăn quả truyền thống của tỉnh như huyện Cao Phong, Lạc Thủy, Yên Thủy. Vùng cam Cao Phong và Lạc Thủy đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường, hai vùng cam này tập trung vào các giống có giá trị cao như cam canh,

cam V2,...và đã trở thành vùng sản xuất cam hàng hóa. Vùng trồng bưởi Diễn đang phát triển mạnh tại huyện Lương Sơn, Cao Phong, Lạc Thủy và Yên Thủy; trong đó chất lượng bưởi Diễn của huyện Yên Thủy là chất lượng hơn cả.

* Kết quả điều tra về giá bán của một số chủng loại quả nhập khẩu

Theo điều tra của nhóm tác giả thì người dân Hà Nội ngoài tiêu thụ những loại quả được sản xuất và nhập khẩu trong nước thì nhu cầu sử dụng các loại quả nhập khẩu từ các nước có nền nông nghiệp tiên tiến ngày một tăng, cả thành phố có 6 cửa hàng bán quả nhập khẩu (AGRI Việt Hưng, Klever Fruits, Hoa Quả Thanh Huyền, Hoa Quả Online, VietCaring, Kun's Fruis) hiện đang kinh doanh tốt, mặc cho giá của các loại quả được bán khá cao. Kết quả điều tra chi tiết tại một số cửa hàng được thể hiện qua bảng 3.22.

Bảng 3.22. Kết quả điều tra, khảo sát giá bán một số chủng loại quả nhập khẩu được bán tại Hà Nội, năm 2012.

STT Hoa Quả Giá/kg Xuất xứ

1 Cherry - Anh đào 580.000đ Mỹ

2 Kiwi Vàng 240.000đ Newzealand

3 Kiwi Xanh 160.000đ Newzealand

4 Nho đen không hạt 250.000đ Mỹ

5 Táo Ambrosia 180.000đ Mỹ

6 Táo Red Delicious 100.000đ Mỹ

7 Táo Jonagold 189.000đ Mỹ

8 Táo Fuji 189.000đ Mỹ

9 Cam Navel 150.000đ Mỹ

10 Mận La Petite 250.000đ Úc

11 Nho đen không hạt 290.000đ Úc

12 Nho xanh không hạt 240.000đ Úc

13 Nho đỏ không hạt 240.000đ Úc

14 Sầu riêng 65.000đ Việt Nam

15 Chuối tiêu hồng 15.000đ Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản xuất một số chủng loại rau, hoa, quả có giá trị hàng hóa cao ở Hà Nội và vùng phụ cận (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)