CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Kết quả nghiên cứu xác định một số chủng loại rau, hoa, quả có giá trị hàng hóa cao tại vùng nghiên cứu phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của người dân nội thành Hà Nội
3.2.1. Nhu cầu về một số sản phẩm rau, hoa, quả thiết yếu
3.2.1.2. Nhu cầu tiêu dùng về một số sản phẩm hoa chất lượng cao của khu vực nội thành Thủ đô Hà Nội
Nhu cầu văn hóa thưởng ngoạn hoa cây cảnh ở Việt Nam nói chung và ở thủ đô Hà Nội nói riêng ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Đặc biệt bước vào thế kỷ 21, người tiêu dùng đã có những đòi hỏi mới về chất lượng của cuộc sống cả về vật chất và tinh thần. Ngày nay hoa không chỉ được sử dụng trong những ngày lễ, tết, trong những dịp kỉ niệm, mà được sử dụng thường xuyên hơn trong mọi sinh hoạt của mọi người. Nhu cầu sử dụng các loại hoa có mẫu mã, chất lượng cao cũng tăng theo thời gian.
Theo Đề án phát triển hoa – cây cảnh thành phố Hà Nội năm 2012, thì diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội khoảng 2.000 ha chiếm 3% đất nông nghiệp. Nếu ta tính số dân Hà Nội là 6 triệu người thì trung bình diện tích trồng hoa là 3 m2 /người, với sản lượng 1 tỉ cành hoa thì trung bình 150 cành hoa/ người/năm. Mức độ sử dụng hoa – cây cảnh chênh lệch theo mức sống và theo khu vực nhưng với mức tiêu thụ trung bình 40 - 50 cành hoa/người/ năm ở nước ta như hiện nay cũng là một con số đáng kể.
Bảng 3.17. Kết quả điều tra về nhu cầu tiêu dùng một số sản phẩm hoa, cây cảnh chất lượng cao của khu vực nội thành thủ đô Hà Nội trong dịp tết
Đơn vị tính: % số hộ điều tra Năm
Chủng loại
2011 2012
I. Cây cảnh - -
Đào 85,6 83,3
Quất 33,3 37,8
Mai 12,2 13,9
Cây cảnh khác 20,6 21,7
II. Hoa - -
Hồng 66,7 61,7
Cúc 32,2 34,4
Lay Ơn 18,9 25,0
Thược dược 11,1 14,4
Huệ 23,9 25,6
Đồng tiền 34,4 41,1
Lily 37,8 35,6
Lan 6,7 7,8
Hoa khác 16,7 20,6
Ghi chú: kết quả điều tra 180 hộ gia đình tại Hà Nội.
Kết quả điều tra nhu cầu tiêu dùng một số loại hoa cây cảnh ở Hà Nội trong dịp tết Nguyên Đán cho thấy sở thích chơi hoa – cây cảnh của người dân vẫn tập trung vào vào một số loại truyền thống như hoa Đào, hoa Hồng, quất cảnh, hoa Cúc,... Song bên cạnh đó một số loại hoa mới cũng được họ đón nhận như hoa lily là 37,8 %, hoa lan 6,7 % năm 2011. Có những hộ dân mỗi dịp tết đến họ chỉ chọn cho nhà mình một cành đào và vài bông hoa hồng để cắm nhưng có những hộ gia đình có điều kiện họ sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu đồng để mua cả cây Đào, cây Quất và một số loại hoa khác về chơi trong dịp tết. Tỷ lệ người trả lời sẽ chơi hoa Đào trong dịp tết chiếm 85,6 %, cao nhất trong số những người được hỏi. Đặc biệt, những cơ quan trên địa bàn Hà Nội sẽ mua một cây Đào hoặc cây quất để trang trí cho cơ quan trong dịp trước tết. Với những người mua được cây Quất cảnh, cây Đào cảnh có thế đẹp họ thường thuê chủ vườn chăm sóc hộ sau khi hết tết để đến năm mới họ lại chở về nhà chơi tiếp, đó cũng là một cách hay. Hoa Lan là đối tượng được người tiêu dùng ít lựa chọn hơn cả chỉ chiếm 6,7% / tổng số phiếu điều tra năm 2011 tuy nhiên con số này đã tăng lên 7,8 % năm 2012; sở dĩ loại hoa này ít được người tiêu dùng lựa chọn vì giá của loại hoa này thường rất cao; người tiêu dùng chỉ lựa chọn để đem biếu hoặc đối với những gia đình thực sự có điều kiện mới tiêu dùng.
Qua đó cho thấy một số loại hoa có triển vọng phát triển trong vài năm tới để phục vụ cho dịp tết đó là: hoa Hồng, hoa Cúc, Đồng tiền; hoa lily, hoa lan. Đối với cây cảnh cần tập trung giữ vững diện tích trồng cây cảnh hiện có, tuy nhiên chỉ đạo nâng cao hiệu quả thẩm mĩ phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Hiện nay thói quen mua hoa của người tiêu dùng chủ yếu vẫn là mua tại chợ và mua của những người bán rong, kết quả về tần suất mua các sản phẩm hoa của người dân tại những địa điểm khác nhau được thể hiện chi tiết qua bảng 3.18.
Hoa là sản phẩm đặc thù, không gây hại nhiều cho người sử dụng, chính vì vậy người dân dễ dàng lựa chọn những loại hoa mình thích tại một địa điểm thuận tiện. Hoa hồng, hoa cúc, hoa ly được người dân lựa chọn nhiều nhất với tỷ lệ gần 80% số người mua thường xuyên tại chợ. Ngoài ra cũng có trên dưới 20% số người dân tiêu thụ sản phẩm này tại các địa điểm bán rong. Còn ở các địa điểm như siêu thị và cửa hàng hầu như không có người tiêu thụ. Sở dĩ có tình trạng này có thể do tâm lý của người dân muốn được thuận tiện, ngoài ra giá cả ở chợ và điểm bán rong cũng hợp lý với túi tiền của các hộ, đồng thời chất lượng và mẫu mã cũng không thua kém gì tại các siêu thị và các cửa hàng. Ngoài những sản phẩm hoa nói trên thì người dân cũng mua nhiều hoa sen, hoa huệ và hoa phong lan, những loại hoa này cũng được mua chủ yếu từ chợ và các địa điểm bán rong.
Bảng 3.18. Kết quả nghiên cứu về tần suất mua các loại hoa của người dân tại những địa điểm giao dịch khác nhau ở Hà Nội năm 2012
Đơn vị tính: % số hộ điều tra Địa Điểm Mức độ Hoa hồng Hoa cúc Hoa lily Hoa khác Tại chợ
Thường xuyên 75,9 73,7 80 55,6
Thỉnh thoảng 13,8 21,1 20 44,4
Chưa bao giờ 10,3 5,3 0 0
Siêu thị
Thường xuyên 0 0 0 0
Thỉnh thoảng 0 0 0 0
Chưa bao giờ 100 100 100 100
Cửa hàng
Thường xuyên 0 0 0 0
Thỉnh thoảng 0 0 5 11,1
Chưa bao giờ 100 100 95 88,9
Bán rong
Thường xuyên 31 26,3 30 22,2
Thỉnh thoảng 31 31,6 20 33,3
Chưa bao giờ 37,9 42,1 50 44,4
Căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng của người dân khu vực nội đô, Điều kiện tự nhiên khí hậu, khả năng cung cấp và sản xuất của vùng nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra Bảng danh sách một số loại hoa có lợi thế ở vùng nghiên cứu có thể phát triển thành vùng chuyên canh thể hiện qua bảng 3.18a.
Bảng 3.18a: Danh sách một số loại Hoa có lợi thế ở vùng nghiên cứu có thể phát triển thành vùng chuyên canh
TT Tên sản phẩm Vùng trồng
1 Hoa lily Hà Nội: Từ Liêm; Gia Lâm; Tây Hồ; Mê Linh;
Chương Mỹ; Đan Phượng.
Vĩnh Phúc: Vĩnh Tường; Phúc Yên.
Hưng Yên: Văn Giang.
2 Hoa Lan Hồ điệp 3 Hoa hồng
4 Hoa đồng tiền 5 Hoa đào