Mô hình trồng thâm canh bưởi Diễn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản xuất một số chủng loại rau, hoa, quả có giá trị hàng hóa cao ở Hà Nội và vùng phụ cận (Trang 107 - 110)

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Kết quả xây dựng một số mô hình trình di ễn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm rau, hoa, quả có giá trị hàng hoá cao

3.4.3. Mô hình trồng thâm canh bưởi Diễn

- Quy mô: 01 ha

- Đi ̣a điểm triển khai: Mô hình đươ ̣c triển khai ta ̣i 2 hộ gia đình:

+ Hộ ông Nguyễn Viết Hiểu – Tân Hòa - Hòa Sơn - Lương Sơn – Hòa Bình;

+ Hộ ông Nguyễn Hữu Hồng – Liên Châu – Yên Lạc – Vĩnh Phúc.

- Các kỹ thuật được áp dụng tại mô hình: Sau khi nghiên cứu về điều kiện tự nhiên tại vùng nghiên cứu, kết hợp phỏng vấn sâu, nhóm nghiên cứu đã tìm ra nguyên nhân làm cho chất lượng và năng suất bưởi Diễn tại Hòa Bình và Vĩnh Phúc không cao là do lúc ra bưởi ra hoa thường bị sương muối dẫn đến rụng hoa, trình độ canh tác của người dân còn thấp để từ đó áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật sau:

+ Kỹ thuật bón phân: Hướng dẫn người dân sử dụng các loại phân đơn (N, P, K) để bón và sử dụng đậu tương hoặc đầu cá ngâm thối để bón cho cây bưởi vào tháng 9 để làm tăng độ ngọt cho quả bưởi. Đặc biệt sử dụng phân bón sinh học Thanh Hà AH để phun lên cây trước khi ra hoa nửa tháng và sau khi ra hoa để cung cấp các nguyên tố vi chất cho cây, kích thích cây ra nhiều hoa và tăng khả năng đậu quả.

+ Kỹ thuật cắt tỉa: cắt tỉa tạo tán vào thời điểm sau khi thu hoạch quả, cắt tỉa những cành vượt, cành tăm, cành vô hiệu, cành bị sâu bệnh hại. Tạo cho cây có bộ khung tán cân đối, thông thoáng, tăng khả năng sinh trưởng, quang hợp tốt.

+ Kỹ thuật tưới tiêu: Luôn bảo đảm đủ ẩm cho vườn cây, nếu trời không mưa cứ 3 ngày tưới 1 lần;

+ Kỹ thuật làm tăng khả năng đậu quả: Trước khi nở hoa dùng phân bón lá:

Mastrer – Grow (theo chỉ dẫn trên bao bì) phun 2 lần, lần 1 khi mới xuất hiện nụ, lần

Mastrer – Grow 2 - 3 lần với nồng độ theo (chỉ dẫn trên bao bì), các lần phun cách nhau 10 - 15 ngày. Đặc biệt tại vùng nghiên cứu trong thời gian cây bưởi ra hoa thường xuyên bị sương muối nên nhóm nghiên cứu đã hướng dẫn người dân hòa nước vôi trong để phun lên cây để chống rụng hoa và tăng khả năng chịu rét cho cây

+ Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại: Sử dụng chủ yếu bẫy bả pheromol và bả sofri protein để tiêu diệt ong và ruồi vàng trích quả

3.4.3.2. Kết quả xây dựng mô hình

* Sinh trưởng của cây: Năm 2011 nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra tại các hộ trồng bưởi Diễn trên địa bàn nghiên cứu và đã chọn được hai vườn có triển vọng để làm mô hình thử nghiệm. Kết quả về tình hình sinh trưởng – phát triển của hai mô hình được thể hiện qua bảng 3.26.

Bảng 3.26. Sinh trưởng, tỷ lệ đậu quả và năng suất năm 2011

Vườn

Sinh trưởng

Số quả đậu/cây

(quả)

Trọng lượng quả TB (gam)

Năng suất/

cây (kg) Chiều cao

cây (m)

Đường kính tán (m)

V1 4,20 2,03 35,6 998,04 35,5

V2 3,95 1,95 32,3 986,79 31,9

Ghi chú: *V1: Vườn ông Hiểu; V2: Vườn ông Hồng

Thời gian theo dõi mô hình: từ 15/2/2012 – 22/01/2013 Qua đánh giá cảm quan và sau khi đo đếm, theo dõi tại hai mô hình thì người dân đã bước đầu có kĩ thuật tạo hình, tạo tán cho cây; tuy nhiên, kỹ thuật kích hoa, giữ quả và phòng trừ sâu bệnh còn kém nên năng suất quả/ cây rất thấp. Chính vì vậy, năm 2012 nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm các tiến bộ kĩ thuật nhằm tăng năng suất quả/cây, chất lượng quả. Việc áp dụng đồng bộ các khâu cắt tỉa, làm cỏ, bón phân, tưới nước, bảo vệ thực vật trên mô hình bước đầu đã đem lại kết quả khá rõ nét, kết quả được thể hiện qua bảng 3.27

Bảng 3.27. Tỷ lệ đậu quả và năng suất quả năm 2012 CT

Vườn

Tỷ lệ đậu quả (% )

Số quả/cây (quả)

Trọng lượng quả TB (gam)

Năng suất TB/

cây (kg)

KAD AD KAD AD KAD AD KAD AD

Vươn 1 2,46 3,08 38,5 56,3 960,6 965,0 36,98 54,3 Vườn 2 2,57 2,67 41,6 58,5 948,3 959,0 39,45 56,1 Ghi chú: *Vười 1: Vườn ông Hiểu; Vườn 2: Vườn ông Hồng

* KAD: Không áp dụng tiến bộ kỹ thuật; AD: Áp dụng TB kỹ thuật

Công việc chăm sóc cây ở mô hình được thực hiện có hiệu quả, đã có tác động tích cực đến khả năng ra hoa, đậu quả và năng suất quả của cây. Số liệu ở bảng 3.27 cho thấy, tỷ lệ% đậu quả, năng suất quả/cây giữa cây áp dụng biện pháp kỹ thuật và không áp dụng là khá rõ rệt. Tại V1 năng suất quả TB của những cây AD là 54,3 kg/

cây cao hơn 17,3 kg/cây với những cây KAD.

- Hiệu quả cu ̉ a mô hình

Việc sản xuất bưởi Diễn có thể mang lại hiệu quả cao, đặc biệt là nếu được áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong các khâu canh tác thì hiệu quả còn cao hơn nhiều. Tại mô hình gia đình ông Hiểu, sau khi trừ các khoản chi phí, mô hình còn thu được lợi nhuận gần 43,645 triệu đồng/năm; Mô hình gia đình ông Hồng thu được lợi nhuận hơn 36,835 triệu đồng/năm (tính sơ bộ). Trong những năm tiếp theo lợi nhuận sẽ cao hơn khi mà hộ dân đã được tiếp thu đầy đủ những tiến bộ và quy trình trồng thâm canh bưởi Diễn, đặc biệt sau khi đất đã được phục hồi và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Việc đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào trồng bưởi Diễn bước đầu đã cho thấy hiệu quả rõ rệt, năng suất cây trồng tăng, cây sinh trưởng tốt, chất lượng quả ngon và an toàn. Đảm bảo sự phát triển bền vững của vườn quả trong những năm tiếp theo. Do được hướng dẫn kỹ thuật trong việc tỉa quả cân đối, tránh tình trạng cây được mùa cách niên. Kết quả được thể hiện ở phụ lục 05.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản xuất một số chủng loại rau, hoa, quả có giá trị hàng hóa cao ở Hà Nội và vùng phụ cận (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)