Tình hình sản xuất lúa chất lượng cao ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 35 - 38)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA CHẤT LƯỢNG CAO

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.6. Tình hình sản xuất lúa chất lượng cao ở Việt Nam

Sau khi cấy thử lúa lai ở vụ mùa năm 1994 trên diện tích 100ha, đến vụ đông xuân 1995 - 1996 lúa chất lượng cao đã đưa vào sử dụng đại trà và từng bước được mở rộng ra 36 tỉnh đại diện cho các vùng sinh thái khác nhau, bao gồm cả miền núi, đồng bằng, trung du Bắc bộ, Duyên Hải miền Trung, Tây nguyên và cả đồng bằng sông Cửu Long. Đến nay, diện tích lúa chất lượng cao ở Việt Nam được phát triển với tốc độ khá nhanh, từ 100 ha (năm 1994) tăng lên 436 nghìn ha năm 2003 và 706.817 ha năm 2012, tốc độ phát triển bình quân là 27,68%/năm. Năm 2007 so với năm 2006 diện tích gieo trồng lúa lai vụ mùa có giảm so với năm 2006 và năm 2011 giảm so với năm 2010 là do lụt ở vụ mùa của các tỉnh duyên Hải miền Trung và rét hại rét đậm ở các tỉnh miền Trung. Các tổ hợp giống được sử dụng rộng rãi hiện nay là: HT1, BC15, Bắc thơm số 7, LT2, QR1, Nếp 87, Nếp 97... cho vụ mùa vùng đồng bằng miền Bắc. Những năm mới đưa vào sản xuất, lúa chất lượng cao thường

gieo cấy chủ yếu ở vụ mùa, sau đó thì diện tích lúa chất lượng cao gieo trồng chủ yếu ở vụ đông xuân nhiều hơn, nguyên nhân chủ yếu là ở vụ đông xuân lúa chất lượng cao phát triển tốt hơn và cho năng suất cao hơn.

Bảng 1.2. Diện tích và cơ cấu diện tích lúa chất lượng cao cả nước

Năm Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Cả năm Vụ xuân Vụ mùa Vụ xuân Vụ mùa

1995 11.094 1.156 9938 10,42 89,58

1996 34.648 17.025 17623 49,14 50,86

1997 60.077 45.430 14647 75,62 24,38

1998 73.503 39.598 33905 53,87 46,13

1999 127.743 60.416 67327 47,29 52,71

2000 187.802 110.802 77000 59,00 41,00

2001 200.000 120.000 80000 60,00 40,00

2002 23 000 127.000 106000 54,51 45,49

2003 435.508 227.615 207893 52,26 47,74

2004 480.000 300.000 180000 62,50 37,50

2005 500.000 300.000 200000 60,00 40,00

2006 600.000 350.000 250000 58,33 41,67

2007 627.000 350.000 277000 55,82 44,18

2008 578.000 353.000 225000 61,07 38,93

2009 575.000 345.000 230000 60,00 40,00

2010 620.000 390.000 230000 62,90 37,10

2011 581.361 326.384 254977 56,14 43,86

2012 706.816 401.161 305655 56,76 43,24

Tốc độ PTBQ (%) 127,68 141,07 122,33 - -

(Nguồn: Cục trồng trọt Bộ nông nghiệp & PTNT) Tính đến năm 2012 tổng diện tích lúa chất lượng cao đạt 706.816 ha, tăng khoảng 84 nghìn ha so với năm 2009, trong đó vụ xuân đạt 401 nghìn ha và vụ mùa là 305 nghìn ha.

Từ năm 1999, nông nghiệp bắt đầu tập trung triển khai chương trình mở rộng diện tích trồng lúa chất lượng cao nhằm tăng giá trị hàng hóa và thu nhập cho người dân, phấn đấu đạt tổng sản lượng 40 triệu tấn/năm trong đó 3-

4 triệu tấn xuất khẩu. Nhà nước đặt chỉ tiêu gieo trồng lúa chất lượng cao cho đồng bằng sông Cửu Long là 1 triệu tấn và đồng bằng sông Hồng là 300.000 ha [12].

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ yêu cầu khả năng xuất khẩu gạo cao năm 2007, Bộ chọn 7 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Long An, Sóc Trăng, Kiên Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ) tổ chức mô hình sản xuất lúa chất lượng cao.

Các tỉnh này sẽ phối hợp với Tổng công ty Lương thực miền Nam tổ chức mô hình sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao trong vụ Đông xuân 2006 -2007, chế biến 500.000 tấn gạo chất lượng cao xuất khẩu [33].

Vụ lúa Đông xuân 2006-2007 tỉnh Đồng Tháp xuống giống được hơn 125.000 ha lúa chất lượng cao, chiếm 60,20% diện tích trồng lúa toàn tỉnh, bình quân mỗi ha sau khi trừ chi phí cho lợi nhuận từ 20 đến 30 triệu đồng, cao hơn sản xuất lúa bình thường từ 5 đến 15 triệu đồng/ha [32].

Vụ mùa 2009, toàn huyện Lương Tài (Bắc Ninh) gieo trồng 866,2 ha giống lúa chất lượng cao, chiếm 20% diện tích, bằng 14% so với cùng kỳ. Các Giồng lúa chất lượng cao như: HT1, BC15, Bắc thơm số 7, LT2, QR1, Nếp 87, Nếp 97,...gieo trồng ở một số xã Bình Định, Phú Hòa, Quảng Phú, Mỹ Hương...[28].

Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): Vụ thu đông và mùa 2009 tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long sẽ canh tác bằng giống lúa chất lượng cao và hạn chế đến mức thấp nhất giống lúa IR50404 và OM 576.

Bên cạnh việc ứng dụng sản xuất lúa chất lượng cao, nước ta bắt đầu nghiên cứu để tạo giống lúa có chất lượng tốt kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu chất lượng và di truyền chất lượng. Hệ thống các cơ quan nghiên cứu gồm Viện Khoa học kỹ thuật và nông nghiệp Việt Nam, Viện cây Lương thực và thực phẩm, Viện công nghệ sau thu hoạch, Viện Nông nghiệp Miền Nam, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, Viện Bảo vệ thực vật....đã góp phần quan

trọng trong phát triển ngành sản xuất lúa gạo nói chung và lúa gạo chất lượng cao nói riêng cho Việt Nam.

* Bài học kinh nghiệm phát triển sản xuất lúa chất lượng cao

1. Các nước trên chủ yếu chú trọng vào phát triển số lượng chưa chú trọng đến chất lượng của lúa gạo.

2. Sự phát triển sản xuất lúa chất lượng cao của các nước chú trọng phát huy lợi thế về quy mô, hình thành những vùng chuyên canh tập trung sản xuất lớn, có tỷ suất hàng hoá cao.

3. Việc phát triển sản xuất lúa chất lượng cao chủ yếu tập trung vào khâu giống, lấy đó làm điểm đột phá để phát triển sản xuất.

4. Ở mỗi địa phương có những Trung tâm nghiên cứu phát triển sản xuất lúa chất lượng cao riêng để nghiên cứu và giải quyết kịp thời những khó khăn từ thực tế sản xuất.

5. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đặc biệt với tổ chức FAO, IRRI để đưa các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất lúa chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)