Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 56 - 61)

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát

Huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình là huyện thuần nông, cơ cấu kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, công nghiệp dịch vụ còn phát triển chậm. Việc nâng cao hiệu quả sản xuất từ cây lúa nói chung và lúa chất lượng cao nói riêng còn gặp không ít khó khăn. Vì vậy với mong muốn hoàn thành Luận văn tốt nghiệp đồng thời với hy vọng có thể góp sức vào công cuộc đổi mới nền nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, phấn đấu hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2015 huyện Yên Khánh cơ bản trở thành huyện nông thôn mới.

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tôi chọn điểm nghiên cứu và thu thập số liệu như sau: Dựa vào đặc điểm đất đai và kinh tế xã hội của huyện. Chọn xã Khánh Nhạc, xã Khánh Mậu, xã Khánh Thành đại diện cho huyện về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và kinh tế xã hội, sản xuất trồng trọt dưới sự tư vấn của lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện, cán bộ Phòng Nông nghiệp&PTNT, Chi cục Thống kê … tiến hành khảo sát các xã đã chọn.

Nội dung điều tra:

Mẫu điều tra gồm 90 hộ, được chọn ngẫu nhiên, không lặp lại, số hộ điều tra thuộc 3 xã trên (mỗi xã 30 hộ) trên địa bàn huyện. Sử dụng phiếu

điều tra kinh tế hộ nông dân gồm .. phần chính: Tình hình chung của hộ, tình hình đất đai, sự tham gia của hộ vào quá trình sản xuất lúa chất lượng cao, tình hình sử dụng đất, diện tích năng xuất của cây trồng, chi phí đầu tư….

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

- Số liệu thứ cấp: gồm các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội chung của toàn huyện, số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng lúa hàng năm của tỉnh, huyện, xã được thu thập từ các đơn vị, phòng chức năng của tỉnh, huyện; đồng thời tìm đọc, trực tiếp xin, thu thập số liệu thông qua các báo cáo kinh tế - xã hội và các nghị quyết, niêm giám Thống kê của huyện Yên Khánh, các số liệu thu thập từ sách, báo, tạp chí, mạng Internet và các công trình nghiên cứu…

- Số liệu sơ cấp: Lập phiếu điều tra theo nội dung nghiên cứu, trực tiếp phỏng vấn các hộ điều tra. Hộ điều tra là các hộ có sản xuất lúa chất lượng cao đại diện cho mỗi vùng khác nhau và trình độ thâm canh khác nhau.

Chúng tôi lựa chọn 3 xã đại diện bao gồm các xã Khánh Nhạc, Khánh Mậu, Khánh Thành. Mỗi xã chọn 30 hộ, tổng số hộ điều tra là 90 hộ.

- Tiêu chuẩn chọn mẫu theo nguyên tắc:

+ Hộ được chọn là hộ có sản xuất lúa chất lượng cao; có điều kiện sản xuất khác nhau (đất đai, lao động, vốn ..).

+ Hộ điều tra được chọn theo cách phân loại hộ có trình độ thâm canh và mức đầu tư khác nhau.

- Phương pháp thu thập số liệu: kết hợp phương pháp điều tra truyền thống với phương pháp PRA: điều tra theo câu hỏi, biểu mẫu chuẩn bị trước và áp dụng phương pháp phỏng vấn linh hoạt.

Các số liệu thông tin cần thu thập:

+ Thông tin về đặc điểm chung của hộ

+ Thông tin về lao động và sử dụng lao động của hộ

+ Thông tin về nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn

+ Thông tin về tình hình sản xuất lúa chất lượng cao như: mức đầu tư, thời gian thu hoạch, năng xuất, tình hình sâu bệnh, giá bán, hình thức tiêu thụ và kết quả của việc sản xuất lúa chất lượng cao, chi phí.

+ Nhóm câu hỏi về những khó khăn thuận lợi trong quá trình sản xuất, phương hướng sản xuất của hộ trong những năm tới, những đề xuất của hộ với các chính sách của Đảng và Nhà nước (xem phụ lục).

2.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu

- Công cụ xử lý và tổng hợp số liệu: phần mềm tin học ứng dụng Excel được sử dụng để tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tương đối, số tuyệt đối và số bình quân.

- Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để phân các loại hộ theo tiêu thức cần nghiên cứu. Các hộ sản xuất lúa lai được điều tra chia thành nhóm hộ theo nhiều cách phân loại khác nhau, trên cơ sở đó để xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất và hiệu quả sản xuất lúa lai của các hộ.

2.2.4. Phương pháp phân tích.

* Phương pháp phân tích thống kê kinh tế: Trong quá trình nghiên cứu, tiến hành tổ chức điều tra, xây dựng biểu mẫu, hệ thống chỉ tiêu, hệ thống câu hỏi phỏng vấn, phân tổ, tổng hợp phân tích so sánh để thấy rõ những yếu tố có tác động thuận lợi hoặc khó khăn đến vấn đề nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu thể hiện ở những chỉ tiêu, con số, bao gồm số tuyệt đối và số tương đối trong thống kê. Trên cơ sở số liệu điều tra, tổng hợp, phân tích để thấy được xu thế phát triển của sự vật, hiện tượng.

* Phương pháp phân tích hệ thống chỉ số: Để nghiên cứu mối quan hệ giữa các tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả, đánh giá tác động của tiêu thức nguyên nhân. Phương pháp này cho phép phân tích các yếu tố chủ

yếu ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, đo lường mức độ ảnh hưởng của từng tiêu thức nguyên nhân kết quả và hiệu quả sản xuất. Kết quả phân tích là cơ sở khoa học đưa ra các kết luận và đề xuất biện pháp kinh tế kỹ thuật. Phát triển sản xuất lúa lai chịu tác động bởi các yếu tố kỹ thuật (giống), cơ cấu sản xuất, quy mô sản xuất.... vì vậy sử dụng phương pháp chỉ số là cần thiết.

 

 

   

0 0

1 0 1

0 1 1 0

0 1 1

q p

q p q

p q p q

p q p

 

    

0 1 0

01 01

0 0 0

1 1

f f x

x x

x f x

f x

* Phương pháp so sánh: Dùng để so sánh điều kiện sản xuất, kết quả và hiệu quả giữa trồng lúa chất lượng cao trên địa bàn nghiên cứu. Dựa vào kết quả so sánh để đưa ra những kết luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

2.2.5. Hệ thống một số chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài.

- Diện tích, năng suất, sản lượng lúa chất lượng cao bình quân, - Chi phí đầu tư cho sản xuất lúa chất lượng cao,

- Tốc độ phát triển diện tích, năng suất, sản lượng qua các năm.

- Giá trị sản xuất: GO là giá trị tính bằng tiền toàn bộ sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích đất canh tác trong một chu kỳ sản xuất nhất định.

GO = QiPi

Trong đó Qi: Khối lượng sản phẩm thứ i Pi: đơn giá sản phẩm thứ i

- Chi phí trung gian: IC là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong suốt quá trình sản xuất.

IC = CjGj

Trong đó Cj: là số lượng đầu vào thứ j Gj: là đơn giá đầu váo thứ j

- Giá trị gia tăng (VA): Là toàn bộ phần giá trị sản xuất được tăng lên

trong quá trình sản xuất của 1 năm, được tính theo công thức: VA = GO - IC - Thu nhập hỗn hợp (MI): là một phần của giá trị gia tăng sau khi đã trừ đi khấu hao tài sản cố định (A), thuế (T) và lao động thuê (nếu có). Như vậy, thu nhập hỗn hợp bao gồm cả công lao động gia đình.

MI = VA - (A + T) - lao động thuê ngoài (nếu có).

Trong đó: VA: giá trị gia tăng

A: Khấu hao tài sản cố định được phân bổ trong chu kỳ sản xuất.

T: Thuế

- Thu nhập hỗn hợp trên một đồng chí phí trung gian TNHH/1 đồng CPTG = MI/IC

- Thu nhập hỗn hợp/ngày lao động = MI/Số ngày lao động - Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian TGO = GO/IC - Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian TVA

TVA = VA/IC

- Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian TMI = MI/IC - Thu nhập hỗn hợp trên tổng chi phí TTC = MI/TC

- Giá trị sản xuất (GO)/đơn vị diện tích - Giá trị gia tăng (VA)/đơn vị diện tích - Thu nhập hỗn hợp (MI)/đơn vị diện tích

- Thu nhập hỗn hợp (MI)/ngày công lao động ...

Chương 3

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)