Tổng quan sản xuất lúa chất lượng cao ở các xã điều tra

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 74 - 77)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa chất lượng cao ở huyện Yên Khánh

3.2.1. Tổng quan sản xuất lúa chất lượng cao ở các xã điều tra

Đối với 3 xã được chọn làm điểm nghiên cứu là các xã điển hình, đại diện cho các tiểu, vùng sản xuất lúa của huyện. Trong 3 xã được chọn làm điểm nghiên cứu thì xã Khánh Mậu, Khánh Nhạc mang đặc trưng về điều kiện tự nhiên, đất đai và thổ nhưỡng của tiểu vùng sông Vạc nên có điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là ngành trồng lúa và thực tế tình hình sản xuất lúa và lúa chất lượng cao ở đây phát triển khá tốt. Do điều kiện về đất đai, thổ nhưỡng ở Khánh Nhạc khá phù hợp với phát triển sản xuất lúa chất lượng cao, nên lúa chất lượng cao ở xã Khánh Nhạc được đưa vào sớm và phát triển rất mạnh, diện tích luôn được mở rộng ở cả hai vụ trong năm, năng suất luôn ổn định. Đây là xã luôn nằm ở tốp đầu về phát triển sản xuất lúa chất lượng cao của huyện. Cụ thể năm 2010 diện tích gieo cấy lúa chất lượng cao đạt 522,96 ha, đến năm 2012 tăng lên 596,06 ha, năng suất bình quân tăng từ 63,23 tạ/ha lên 64,98 ta/ha lúa chất lượng cao. Qua bảng 4.10 ứng dụng phương pháp phân tích chỉ số cho thấy sản lượng lúa của Khánh Nhạc năm 2012 so với năm 2010 đạt 109,36%, tăng 9,36% hay tăng 3324,40 tạ là do yếu tố thay diện tích có tác động làm tăng sản lượng lúa lên 8,03% hay tăng 2851,77 tạ, bên cạnh đó yếu tố năng suất cũng tác động tích cực làm tăng sản lượng lúa lên 1,23% hay tăng 472,63 tạ.

Đối với xã Khánh Mậu, thuộc tiểu vùng sông Vạc nên đất đai, khí hậu cũng rất thuận lợi cho phát triển lúa chất lượng cao. Trong những năm qua, diện tích sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn xã không ngừng tăng lên từ 477,45 ha năm 2010 tăng lên 530 ha năm 2012. Qua bảng 3.10 ứng dụng phương pháp

phân tích chỉ số cho ta thấy sản lượng lúa của Khánh Mậu năm 2012 so với năm 2010 đạt 114,07 %, tăng 14,07% hay tăng 4247,32 tạ là do yếu tố thay đổi diện tích có tác động làm tăng sản lượng lúa lên 11,11% hay tăng 3352,29 tạ, yếu tố năng suất cũng có tác động tích cực làm tăng sản lượng lúa chất lượng cao tăng lên 2,67% hay tăng 894,03 tạ.

Đối với xã Khánh Thành thuộc tiểu vùng sông Đáy, cũng có nhiều điệu kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển trồng trọt. Thực tế tìm hiểu, trong sản xuất nông nghiệp ở Khánh Thành cây lúa là cây chủ đạo.

Ngoài phát triển cây lúa, Khánh Thành còn tập trung phát triển các loại cây công nghiệp, cây rau màu cho giá trị kinh tế cao. Khánh Thành cũng là xã đi đầu của huyện về ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Lúa chất lượng cao được người dân Khánh Thành đưa vào sớm và khá thành công. Qua bảng 3.10 áp dụng phương pháp phân tích chỉ số cho ta thấy sản lượng lúa của Khánh Thành năm 2012 so với năm 2010 đạt 120,50%, tăng 20,50% hay tăng 4255,90 tạ là do yếu tố thay đổi diện tích có tác động làm tăng sản lượng lúa lên 19,29%

hay tăng 4004,11 tạ, yếu tố năng suất cũng có tác động tích cực làm tăng sản lượng lúa chất lượng cao lên 1,02% hay tăng 251,79 tạ.

Bảng 3.10. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa ở các xã điều tra (2010 - 2012)

ĐVT 2010 2011 2012 Tốc độ phát triển

(%)

Vụ xuân Vụ mùa Vụ xuân Vụ mùa Vụ xuân Vụ mùa Vụ xuân Vụ mùa

I. Khánh Thành

1. Lúa chất lượng cao

- Diện tích ha 196,73 127,42 227,88 145,34 232,50 154,61 108,71 110,15

- Năng suất bình quân tạ/ha 68,50 57,15 68,50 57,32 69,45 57,35 100,69 100,17

- Sản lượng tấn 1.347,60 728,21 1.560,98 833,09 1.614,71 886,69 109,46 110,35

II. Khánh Mậu

1. Lúa chất lượng cao

- Diện tích ha 281,89 195,56 290,25 203,82 315,44 214,56 105,78 104,75

- Năng suất bình quân tạ/ha 68,15 56,15 68,30 56,25 70,10 57,45 101,42 101,15

- Sản lượng tấn 19.210,80 10.980,69 19.824,08 11.464,88 22.112,34 12.326,47 107,29 105,95

I. Khánh Nhạc

1. Lúa chất lượng cao

- Diện tích ha 316,60 235,86 321,50 230,20 345,50 250,56 104,46 103,07

- Năng suất tạ/ha 69,50 57,36 69,70 58,35 70,15 58,35 100,47 100,86

- Sản lượng tấn 2.200,37 1.352,89 2.240,86 1.343,22 2.423,68 1.462,02 104,95 103,95

( Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Khánh)

Như vậy, trong những năm qua xã Khánh Thành đã có những bước đột phá trong sản xuất lúa chất lượng cao. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa chất lượng cao luôn tăng là điều kiện quan trọng cho việc tiếp tục đầu tư và mở rộng diện tích lúa chất lượng cao.

Tóm lại, qua nghiên cứu chúng tôi thấy tình hình sản xuất lúa chất lượng cao ở ba xã là khá sớm và khá thành công. Diện tích lúa chất lượng cao ngày càng được mở rộng, năng suất cao và ổn định, sản lượng liên tục tăng.

Có thể nói đây là bước đột phá, bước tiến dài trong việc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới vào sản xuất. Đây là các yếu tố, điều kiện quan trọng trong việc định hướng phát triển sản xuất lúa chất lượng cao bền vững ở các địa phương này.

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)