Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
3.1.2. Tình hình phát triển sản xuất lúa chất lượng cao của huyện
Vốn là huyện thuần nông, người dân Yên Khánh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, toàn huyện có 11.944,52 ha đất sản xuất nông nghiệp phần lớn diện tích là đất lúa. Đầu những năm 1990, trong bối cảnh chung của đất nước, sản xuất nông nghiệp ở Yên Khánh gặp nhiều khó khăn, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chậm, nhất là ứng dụng giống mới giống chất lượng. Vì vậy, năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi thấp, lương thực bình quân đầu người không cao, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.
ơ
Hình 3.1: Diễn biến diện tích lúa CLC huyện Yên Khánh (2003 - 2012) Qua hình 3.1 ta thấy, diện tích lúa lai giai đoạn 2003 - 2012 có sự biến động tăng, giảm giữa các năm, tốc độ tăng bình quân lúa lai đạt 4,05% giai đoạn 2003 - 2012; trong đó tăng nhanh ở giai đoạn 2003 - 2006 (bình quân là
0,00 5.000,00 10.000,00 15.000,00 20.000,00 25.000,00
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Năm
Diện tích (ha)
Tổng diện tích lúa Diện tích lúa CLC
7,70%), nguyên nhân tăng chủ yếu là do đây là giai đoạn chín muồi, phát huy mạnh tác động của các chính sách của huyện. Mặt khác, nhân dân đã thích nghi được với quy trình trồng lúa chất lượng cao; diện tích lúa chất lượng cao tiếp tục được mở rộng, nhưng có sự tăng giảm giữa các năm và đến giai đoạn năm 2010 - 2012 lại tiếp tục tăng cao và ổn định nguyên nhân của sự tăng giảm chủ yếu là do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết và các yếu tố rủi do gặp phải trong chất lượng cung ứng giống. Điều này đã làm giảm diện tích ở các năm sau. Mặt khác điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại ở năm 2007 đã làm diện tích lúa lai gieo cấy ở vụ xuân năm 2007 giảm xuống còn 5.365,68 ha (năm 2006 là 6025,30ha). Đây chính là các nguyên nhân tiềm ẩn cho sự phát triển không bền vững của sản xuất lúa chất lượng cao ở Yên Khánh. Vì vậy, cần sớm có giải pháp về công tác kiểm soát giống trên thị trường để giống cung ứng phải đảm bảo chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân yên tâm đầu tư sản xuất.
Về cơ cấu mùa vụ, diện tích lúa chất lượng cao liên tục tăng lên ở cả hai vụ trong năm, nhưng có xu thế tăng mạnh trong vụ mùa. Qua bảng 3.5, diện tích lúa chất lượng cao tăng bình quân 3 năm (2010 - 2012) là 10,96% ở vụ mùa và 5,12% ở vụ xuân, nguyên nhân của sự tăng mạnh là do nguồn cung ứng giống được quản lý chặt chẽ hơn, chất lượng giống sản xuất trong nước đảm bảo, ổn định hơn; các giống lúa chất lượng cao như LT2, QR1, Bắc thơm số 7, thích nghi với điều kiện đồng đất, thời tiết sản xuất ở vụ mùa, cho năng suất ổn định, thời gian sinh trưởng ngắn giúp bà con nông dân mở rộng diện tích gieo trồng vụ đông góp phần tăng thu nhập cho hộ nông dân.
Bảng 3.5. Diện tích lúa chất lượng cao theo mùa vụ ở Yên Khánh (2003 - 2012)
Năm
Vụ xuân Vụ mùa
Diện tích gieo cấy lúa (ha)
Diện tích lúa lai
(ha)
Tỷ lệ (%)
Diện tích gieo cấy lúa (ha)
Diện tích lúa lai
(ha)
Tỷ lệ (%)
2003 9.371,02 5.020,00 53,57 9.433,06 1.830,00 19,40 2004 9.389,17 5.227,00 55,67 9.216,33 2.710,00 29,40 2005 9.415,27 4.920,00 52,26 9.379,00 2.814,00 30,00 2006 9.578,21 6.119,00 63,88 9.355,56 2.080,26 22,24 2007 9.546,82 5.725,00 59,97 9.496,46 3.490,37 36,75 2008 9.542,48 5.562,96 58,30 8.898,73 1.955,58 21,98 2009 9.674,83 6.025,30 62,28 9.616,41 3.187,36 33,15 2010 9.670,12 5.365,68 55,49 9.923,30 3.140,40 31,65 2011 9.669,51 5.587,86 57,79 9.631,15 3.191,52 33,14 2012 9.764,24 5.929,12 60,72 9.484,08 3.866,63 40,77 Tốc độ PTBQ 100,46 101,87 - 100,06 108,67 - Tốc độ PTBQ
(2010 - 2012) 100,49 105,12 - 97,76 110,96 - ( Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Khánh)
Về cơ cấu giống, các loại giống lúa chất lượng cao đưa vào gieo cấy ở cả hai vụ đều đa dạng và có sự tập trung. Đối với vụ xuân diện tích lúa chất lượng cao chủ yếu Bắc thơm số 7, LT2 vì có thời gian sinh trưởng thường từ 130 đến 140 ngày, khả năng chống chịu bệnh cao, cho năng suất ổn định, chất lượng gạo ngon. Đây là vụ quyết định năng suất sản lượng lúa của cả năm.
Đối với vụ mùa cơ cấu giống chủ yếu tập trung chủ yếu là các giống QR1, giống này có thời gian sinh trưởng ngắn, nằm trong khoảng từ 105 - 110 ngày, khả năng kháng bệnh cao, chất lượng gạo khá, được bố trí ở mùa sớm, cho thu hoạch vào thời điểm trước 15 tháng 9, tạo điều kiện cho mở rộng diện tích sản xuất vụ đông
Bảng 3.6. Tình hình sản xuất lúa chất lượng cao của huyện Yên Khánh theo cơ cấu giống và theo mùa vụ
Diễn giải
Thời gian sinh trưởng
(ngày)
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
Chất lượng
gạo
Vụ xuân
LT2 130 - 140 1.877,99 69,80 13.108,36 Tốt
QR1 130 - 140 2.414,56 69,45 16.527,64 Tốt
Loại khác 125 - 135 1.073,14 69,55 7.463,66 Khá
Vụ mùa
LT2 125 - 140 1.877,99 71,80 13.108,36 Tốt
QR1 125 - 140 2.414,56 68,45 15.527,64 Tốt
Loại khác 105 - 120 314,04 57,25 1.797,88 Khá (Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Yên Khánh)
Về yếu tố năng suất, từ kết quả bảng 3.6, ứng dụng phương pháp phân tích chỉ số cho thấy rằng, năng suất lúa chất lượng cao bình quân theo 2 vụ thì có sự khác nhau về năng suất như ở vụ xuân giống LT2 cho năng suất thấp hơn so với vụ mùa, còn giống lúa chất lượng cao QR1 ở vụ xuân cho năng suất cao hơn vụ mùa. Tuy nhiên, yếu tố cơ cấu diện tích gieo trồng từng vụ, cơ cấu diện tích canh tác bố trí chưa hợp lý, các yếu tố kỹ thuật, trình độ đầu tư thâm canh chưa thích hợp cho từng vụ ... Dẫn đến làm giảm năng suất bình quân theo mùa.
Tóm lại, yếu tố giống là then chốt, vai trò quan trọng là yếu tố quản lý, xác định cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, xây dựng kế hoạch, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật ... Đây là cơ sở cho việc đưa ra giải pháp về quản lý, chuyển giao tiến bộ thuật để phát triển sản xuất lúa lai bền vững.
Về chất lượng gạo, qua tìm hiểu ở địa bàn nghiên cứu và phỏng vấn bà con nông dân, trong số các giống lúa chất lượng cao đưa vào cấy ở huyện trong thời gian qua có nhiều biến động, diện tích gieo cấy lúa chất lượng cao qua các năm đều tăng, lúa chất lượng cao cho năng suất, chất lượng gạo ngon, được giá. Theo đánh giá của người dân hiện nay các giống lúa chất lượng cao đang trồng trên địa bàn huyện có chất lượng gạo ngon và được trồng nhiều là
LT2 và QR1, Bắc thơm số 7 ... , đây cũng là điều phù hợp với xu thế phát triển sản xuất hàng hoá trên địa bàn huyện Yên Khánh. Vì vậy, các cấp chính quyền cần quan tâm quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao; xác định cơ cấu giống cho từng vụ, trên từng khu vực để bà con nông dân có điều kiện sản xuất lúa chất lượng cao hàng hoá, tạo gia giá trị sản xuất cao cho các hộ.
Bảng 3.7. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của Yên Khánh (2010- 2012)
Diễn dải ĐVT 2010 2011 2012
Tốc độ phát triển (%)
1. Lúa cả năm
Diện tích ha 19.593,42 19.300,66 19.248,32 99,12
Năng suất tạ/ha 62,70 63,10 64,25 101,23
Sản lượng tấn 122.850,74 121.787,16 123.670,46 100,33 2. Lúa chất lượng
cao cả năm
Diện tích ha 8.506,08 8.779,38 9.795,75 107,31
Năng suất tạ/ha 65,13 65,30 65,77 100,49
Sản lượng tấn 55.400,10 57.329,35 64.426,65 107,84 3. Lúa chất lượng
cao vụ xuân
Diện tích ha 5.365,68 5.587,86 5.929,12 105,12
Năng suất tạ/ha 69,14 69,28 70,37 100,89
Sản lượng tấn 37.098,31 38.712,69 41.723,22 106,05 4. Lúa chất lượng
cao vụ mùa
Diện tích ha 3.140,40 3.191,52 3.866,63 110,96
Năng suất tạ/ha 58,28 58,34 58,72 100,38
Sản lượng tấn 18.302,25 18.619,33 22.704,85 111,38 (Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Khánh.)
Về yếu tố sản lượng lúa: Trong sản xuất, vụ xuân là vụ quyết định chính đến năng suất, sản lượng lúa cả năm. Từ kết quả bảng 3.7 ứng dụng phương pháp chỉ số cho thấy sản lượng lúa qua ba năm tăng lên 0,67%, cụ thể tăng lên 819,71 tấn năm 2012 so với năm 2010 là do yếu tố năng suất từng
giống lúa quyết định. Yếu tố năng suất từng giống lúa ảnh hưởng đến tổng sản lượng lúa là 1,95%, làm cho tổng sản lượng lúa tăng lên 2365,33 tấn. Bên cạnh đó yếu tố bố trí cơ cấu giống lúa chất lượng cao và lúa thuần cũng ảnh hưởng tích cực đến việc tăng tổng sản lượng năm 2012 so với năm 2010 là 618,15 tấn, làm tăng sản lượng lên 0,51%. Tuy nhiên, yếu tố quy mô diện tích giảm qua ba năm từ 19593,42 ha năm 2010, xuống 19248,32 ha năm 2012 đã làm giảm tổng sản lượng qua ba năm là 2163,78 tấn. Qua việc phân tích này cho thấy, yếu tố năng suất, cơ cấu giống, mùa vụ, quy mô là các yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến tăng sản lượng. Yếu tố diện tích có ảnh hưởng đến giảm sản lượng lương thực. Diện tích lúa ngày càng giảm, trong khi đó vấn đề an ninh lương thực luôn là vấn đề quan trọng. Vì vậy cần sớm có giải pháp về quy hoạch diện tích trồng lúa, xác địng cơ cấu giống lúa, mùa vụ phù hợp để đảm bảo an ninh lương thực là cần thiết.