Giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất lúa chất lượng cao

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 99 - 107)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển sản xuất lúa chất lượng

3.3.3 Giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất lúa chất lượng cao

Để mở rộng quy mô phát triển sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện Yên Khánh trong thời gian tới thì việc quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao là một nhu cầu thiết yếu và phải mang tính chất tổng thể cho từng vùng, sử dụng một cách hợp lý chú trọng, ưu tiên tập trung, liền vùng liền khoảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho thâm canh và cơ giới hoá.

- Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tiếp tục thực hiện tốt việc dồn điền đổi thửa, chính quyền địa phương phải tạo điều kiện thuận lợi cho

việc dồn điền đổi thửa và những hộ có ruộng nhưng không có điều kiện sản xuất cho thuê hoặc chuyển nhượng cho người khác.

3.3.3.2. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất lúa chất lượng cao

Khoa học và công nghệ là động lực của sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế; việc ứng dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ vào quá trình sản xuất lúa chất lượng cao không chỉ làm tăng sức sản xuất, tạo giá trị gia tăng của sản phẩm, mà còn góp phần chủ yếu trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn mới.

Việc đầu tư cơ sở hạ tầng như công thủy lợi nhằm đảm bảo nhu cầu tưới tiêu khoa học, thích ứng với phát triển lúa chất lượng cao còn hạn chế.

Tận dụng nguồn kinh phí của địa phương, tranh thủ sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước kết hợp cùng với nhân dân để tiếp tục xây dựng công trình thuỷ lợi đảm bảo đúng quy hoạch.

Tập trung nghiên cứu, tìm hiểu những giống lúa chất lượng cao trên thị trường trong nước và ngoài nước đưa về địa phương trồng thử nghiệm để tạo ra sự đột phá về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng hoá nông sản trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Bên cạnh các trung tâm, trạm trại giống của huyện cần khuyến khích các doanh nghiệp, hộ gia đình nông dân sản xuất giỏi kinh doanh giống (kể cả tạo giống và nhập nội giống tốt và nhân giống) theo qui định của pháp luật.

Áp dụng công nghệ vi sinh nhằm thay thế sử dụng hoá học hoá như tình hình hiện nay; không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn phá hoại môi trưòng sinh vật sống làm cho đất kém chất lượng. Vì vậy phải tuyên truyền cho các hộ nông dân sản xuất nhận thức được tác hại sử dụng thuốc hoá học nhằm hạn chế sử dụng; sản phẩm sinh học bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu sinh

học có nguồn gốc thảo mộc, tăng cường phương pháp bảo vệ thực vật bằng con đường đấu tranh sinh học thông qua sử dụng các tập đoàn thiên địch.

Cần tăng nhanh tỷ lệ cơ giới hoá khâu làm đất muốn vậy, một mặt các tổ chức khuyến nông cần tuyên truyền, giải thích cho họ thấy được lợi ích của việc dùng máy cày làm đất có công suất lớn, có tác dụng hơn so với máy cày làm đất có công suất nhỏ; mặt khác, phải hỗ trợ cho kinh doanh và người mua máy bằng chính sách tín dụng thích hợp, còn các cơ sở sản xuất máy thì phải áp dụng phương thức bán máy đi kèm với các dịch vụ sau bán hàng để nông dân mua máy nhiều hơn một điều cần lưu ý là hướng dẫn nông dân trang bị loại máy kéo đa năng để ngoài chức năng làm đất họ còn có thể sử dụng máy làm nhiều việc khác như bơm nước, máy sấy lúa sau khi thu hoạch, máy chế biến các nông sản, máy nghiền thức ăn gia súc, vận chuyển...

Nâng cao năng lực tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ của nông dân. Nông dân là chủ thể của phát triển sản xuất lúa chất lượng cao, vì vậy muốn thực hiện tiến trình kinh doanh sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao thì người chủ thực sự của nó phải được tri thức hoá để có đủ năng lực tiếp thu và ứng dụng thích hợp những thành tựu mới của công nghệ vào sản xuất.

Huyện cần xây dựng mối liên hệ gắn kết qua hợp đồng giữa nông dân với doanh nghiệp, với cán bộ kỹ thuật có sự hướng dẫn và hỗ trợ của nhà nước (tức liên kết “bốn nhà”), tạo thành hợp lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất; trong mối liên kết đó, nhà nông là chủ thể sản xuất ra sản phẩm hàng hoá, còn nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và công nghệ và nhà nước có vai trò to lớn trong việc giúp nhà nông tạo ra sản phẩm hàng hoá đạt hiệu quả cao nhất. Nhà nông (gồm các hộ nông dân, các trang trại, các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp và hợp tác xã) liên kết với nhà doanh nghiệp và nhà khoa học để biết được mình cần phải làm gì, làm thế nào trên mảnh đất được giao; nhà khoa học (gồm các cán bộ nghiên cứu và thực

hành của các viện và các trường ở trung ương, địa phương, và trong hệ thống khuyến nông nhà nước và khuyến nông tự nguyện) có nhiệm vụ xác định các ưu tiên nghiên cứu, chuyển giao có hiệu quả và chịu trách nhiệm về các kỹ thuật tiến bộ được áp dụng vào sản xuất, giúp nhà nông nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng sản xuất; còn liên kết với nhà nông thì các nhà khoa học sẽ có địa bàn hoạt động và thị trường ổn định lâu dài; nhà doanh nghiệp (gồm các doanh nghiệp chế biến, bao tiêu nông sản phẩm) sẽ hướng dẫn giúp đỡ nhà nông trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, thực hiện bao tiêu sản phẩm với giá thoả thuận bảo đảm lợi nhuận của hai phía; còn nhà nước thì phải đề ra các chính sách, xây dựng hành lang pháp lý cho các bên nói trên thực hiện liên kết có hiệu quả trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; hướng dẫn và giám sát các bên tham gia thực hiện có hiệu quả các quá trình liên kết; thực hiện tốt mối liên kết đó thì việc sử dụng tiềm lực của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ sẽ đạt hiệu quả cao hơn, các đề tài nghiên cứu sẽ có địa chỉ ứng dụng cụ thể và thiết thực hơn.

3.3.3.3. Xây dựng chương trình và nội dung đào tạo sát thực, phù hợp với từng loại đối tượng

Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm dạy nghề của huyện hiện nay nhằm đào tạo đội ngũ lao động trẻ ở nông thôn đạt tới một trình độ nhất định về chuyên môn kỹ thuật về sản xuất nông nghiệp, năng động và sáng tạo trong sản xuất kinh doanh và tiếp thu khoa học công nghệ mới, đồng thời thường xuyên bồi dưỡng kiến thức quản lý sản xuất kinh doanh đáp ứng với tình hình hiện nay; bằng các biện pháp khuyến nông huyện sẽ khuyến khích nông dân tích cực học nghề, học phương pháp và cách thức quản lý sản xuất, quản lý và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả.

Trong thời gian tới cần xác định được chương trình và nội dung đào tạo thiết thực hơn đối với người lao động nông nghiệp đáp ứng yêu cầu sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện.

Uỷ ban nhân dân huyện quản lý trực tiếp đội ngũ cán bộ hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện cần có những chính sách đưa đội ngũ cán bộ hợp tác xã đi đào tạo trong các trường theo đúng chuyên môn, để đáp ứng những yêu cầu nhiệm vụ mới trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn trong tình hình mới hiện nay.

Đối tượng lao động cần chú ý đặc biệt đến việc kết hợp dạy chữ với dạy nghề trong hệ thống giáo dục đào tạo; phải tiến hành phân luồng học sinh ngay từ cấp học phổ thông để chủ động đưa học sinh vào học các trường dạy nghề ngay sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông. Chú trọng đến đầu tư giáo dục bằng các chính sách về miễn giảm học phí, cho học sinh tham gia học tại trường dạy nghề trong huyện.

3.3.3.4. Khuyến khích phát triển các hình thức kinh tế hợp tác

Khuyến khích phát triển đa dạng các hình thức kinh tế tập thể các hợp tác xã là hình thức tổ chức cần thiết để những người sản xuất nhỏ tăng thêm sức mạnh của mình trong nền kinh tế thị trường, đồng thời là hình thức tổ chức hữu hiệu để họ có thể trở thành đối tác của của các Doanh nghiệp nhà nước và Doanh nghiệp tư nhân có qui mô lớn.

Yêu cầu đối với huyện là phải tiếp tục chuyển đổi hợp tác xã theo hướng gọn nhẹ bộ máy, phân định trách nhiệm rõ ràng, cụ thể, thiết thực đến từng người; ban quản lý hợp tác xã hay hội đồng quản trị chỉ nên ít người nhưng phải có trình độ chuyên môn, nhạy bén, năng động trước cơ chế thị trường, kiến thức quản lý kinh tế trong tình hình hội nhập hiện nay. Phải từ bỏ can thiệp trực tiếp của cán bộ quản lý đối với các khâu của quá trình sản xuất, lưu thông, phân phối sản phẩm của hợp tác xã để chuyển sang làm dịch vụ cho xã viên. Hoạt động của hợp tác xã cũng phải chuyển sang cơ chế tự hạch

toán, tự chịu trách nhiệm bởi vậy, các hợp tác xã phải đổi mới nội dung hoạt động của mình cho phù hợp với mục tiêu đó; chẳng hạn, đối với các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp cần tổ chức, hướng dẫn xã viên nông dân thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thực hiện dịch vụ đầu vào và hoạt động giúp đỡ nhau mang tính cộng đồng; còn đối với các hợp tác xã đa chức năng thực hiện sản xuất kinh doanh, dịch vụ tổng hợp thì ngoài việc tổ chức, thực hiện những nội dung của một hợp tác xã dịch vụ, thì còn cần tổ chức kinh doanh tập thể như chế biến, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ đời sống xã viên và cộng đồng dân cư. Những hoạt động trên của hợp tác xã không chỉ ở địa bàn hợp tác xã mà có thể ở ngoài địa bàn hợp tác xã, thậm chí cả ngoài tỉnh.

Định hướng phát triển là thành lập các tổ hợp tác có tổ chức, có góp vốn, có cơ sở vật chất kỹ thuật dùng chung, hoạt động ổn định và có hiệu quả.

Đặc biệt, cần tuyên truyền đẩy mạnh thành lập các hợp tác xã nông nghiệp cổ phần theo hướng hộ nông dân tham gia đóng góp cổ phần bằng đất đai, vật tư, tiền vốn và thực hiện phân phối theo ngày công và vốn cổ phần đóng góp của xã viên. hình thức này gắn với lợi ích trực tiếp của người nông dân, vì vậy chắc chắn được nông dân hưởng ứng. Có như vậy mới tạo được điều kiện cho sự phát triển sản xuất lúa chất lượng cao.

Sự phát triển các hình thức liên kết, hợp tác giữa hợp tác xã và kinh tế hộ sẽ tạo cho hộ các cơ hội kinh doanh tốt hơn trong nông nghiệp, có những loại công việc mà nhất thiết phải có hợp tác xã thì hộ nông dân mới có thể đạt được hiệu quả cao, đó là: tín dụng cho người nghèo; cung ứng vật tư nông nghiệp; dịch vụ kỹ thuật; chế biến nông sản qui mô vừa; và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Địa phương nên lựa chọn lĩnh vực để thành lập các hợp tác xã cho phù hợp, làm chỗ dựa cho kinh tế hộ phát triển.

3.3.3.5. Xây dựng cơ sở vật chất và xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật

- Xây dựng cơ sở hạ tầng: Trên cơ sở qui vùng sản xuất, rà soát đánh giá lại hệ thống thuỷ lợi, xây dựng dự án đầu tư nâng cấp các công trình đầu mối,

hệ thống kênh nội đồng phục vụ vùng sản xuất lúa chất lượng cao, đảm bảo 100% diện tích tưới, tiêu chủ động, đáp ứng yêu cầu tưới, tiêu khoa học.

Xây dựng nâng cấp hệ thống giao thông nội đồng vùng giống, đảm bảo 100% được cứng hoá, đảm bảo các máy làm đất, thu hoạch vận hành thuận lợi - Nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý hợp tác xã và cán bộ kỹ thuật:

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã có trình độ quản lý về kinhh tế, năng động, thích nghi tốt với điều kiện nền kinh tế thị trường. Xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật chỉ đạo và hướng dẫn sản xuất thực sự giỏi về chuyên môn để làm chủ công nghệ sản xuất lúa chất lượng cao. Tăng cường cử cán bộ kỹ thuật đi học tập ở các cơ sở trong và ngoài nước để nâng cao trình độ;

hằng năm tổ chức tập huấn cho các hộ trồng lúa giống về kỹ thuật.

Thường xuyên tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho người nông dân:

Thực tế nghiên cứu cho thấy, thông qua tập huấn kỹ thuật đã giúp nông dân cải thiện trình độ thâm canh của mình. Thời gian qua địa phương đã có nhiều cố gắng mở nhiều lớp tập huấn cho nông dân. Tuy nhiên, việc tập huấn cũng bộc lộ những bất cập cần được quan tâm hơn nữa của các cơ quan quản lý và các nhà khoa học. Những bất cấp đó là: việc tập huấn chủ yếu về qui trình kỹ thuật chung chung, chưa gắn kết với điều kiện sản xuất đặc trưng của từng vùng; việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật của người nông dân còn bảo thủ, chưa mạnh dạn đầu tư thâm canh theo qui trình kỹ thuật đã được hướng dẫn; điều kiện khó khăn cũng phần nào ảnh hưởng đến việc đầu tư, chăm sóc theo đúng quy trình. Vì vậy, để phát huy tác dụng của việc tập huấn kỹ thuật cho nông dân, cần quan tâm tập trung các nội dung sau:

+ Tăng cường tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật cho người sản xuất phải kết hợp với việc xây dựng các mô hình trình diễn về giống mới, quy trình sản xuất mới để giúp nông dân vận dụng vào thực tế sản xuất. Tổ chức tổng kết, đánh giá mô hình sản xuất điển hình tiên tiến, từ đó xác định căn cứ để nhân rộng các hình thức này. Thực tế cho thấy, một hộ trồng lúa chất lượng cao

luôn cho năng suất, sản lượng cao, ổn định. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm cùng với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất của chủ hộ. Tuy nhiên, cần có sự kiểm nghiệm của các nhà quản lý, các nhà khoa học nhằm đưa ra lời khuyến cáo cho các hộ sản xuất khác trong vùng.

3.3.3.6. Về thị trường và nâng cao chất lượng và giá lúa chất lượng cao.

Xây dựng thương hiệu cho lúa chất lượng cao ở Yên Khánh nhằm nâng cao giá tiêu thụ và chất lượng sản phẩm trên thị trường, tạo lòng tin cho người tiêu dùng.

Nghiên cứu thị trường trong nước và nước ngoài về sản phẩm lúa chất lượng cao để từ đó có các giải pháp về nghiên cứu chọn tạo giống, các chính sách marketing thích hợp. Nghiên cứu thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng của các đối tượng khách hàng khác nhau để từ đó có các biện pháp về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Đó là cơ sở để tăng chất lượng và giá thành của sản phẩm.

Áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong chế biến, đóng gói, nhãn mác sản phẩm lúa chất lượng cao. Chú trọng hơn nữa trong việc đầu tư, mua sắm phương tiện vận chuyển, công nghệ máy móc chế biến sản phẩm, công nghệ đóng gói bao bì nhãn mác phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm. Phun thuốc bảo vệ thực vật đúng liều lượng để năng suất chất lượng cây trồng được đảm bảo.

3.3.3.7. Về thực hiện chính sách

Thực tế trong những năm qua, các chính sách hỗ trợ cho sản xuất lúa chất lượng cao đã phát huy tác dụng, nhất là những năm đầu đưa lúa chất lượng cao vào sản xuất như các chính sách về hỗ trợ tiền giống, hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình trình diễn, hỗ trợ kinh phí khảo nghiệm giống và tổ chức thăm quan học tập mô hình. Qua đó giúp cho các hộ sản xuất có điều kiện tiếp cận, đầu tư cho sản xuất lúa chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 99 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)