Đánh giá chung về phát triển sản xuất lúa chất lượng cao ở huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 90 - 96)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa chất lượng cao ở huyện Yên Khánh

3.2.5. Đánh giá chung về phát triển sản xuất lúa chất lượng cao ở huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình

3.2.5.1. Những kết quả

+ Về kinh tế

Với ưu thế cho năng suất cao, chất lượng gạo ngon, giá thành cao, sản phẩm tiêu thụ thuận lợi đã làm cho sản xuất lúa chất lượng cao có hiệu quả hơn sản xuất lúa thường, Giá trị sản xuất 1 ha lúa chất lượng cao thường cao hơn lúa thuần từ 2- 4 triệu đồng/ha/vụ, đã góp phần làm tăng thu nhập người nông dân. Người nông dân đã yên tâm đầu tư vào sản xuất lúa chất lượng cao, lúa chất lượng cao đã thực sự đi vào cuộc sống của người dân, đã thay thế dần cho các giống lúa thuần, thay đổi tập quán canh tác của người dân địa phương, người dân được tiếp cận với những tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất.

Sản xuất lúa chất lượng cao đã từng bước phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu.

Về chiều rộng, diện tích lúa chất lượng cao liên tục tăng lên qua các năm, số hộ và các đơn vị tham gia sản xuất lúa chất lượng cao ngày càng nhiều và mở rộng diện tích hiện có của mình trên cả hai vụ.

Về chiều sâu, người dân được tập huấn, tiếp thu các các quy trình sản xuất mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới. Người nông dân đã mạnh dạn lựa chọn các giống mới cho năng suất, chất lượng hiệu quả và thực hiện tốt đầu tư thâm canh, kết quả sản xuất đã đem lại cho họ năng suất lúa ngày càng cao và hiệu quả hơn.

+ Về xã hội

Trong giai đoạn vừa qua, thực hiện chương trình sản xuất lúa chất lượng cao, có chất lượng, năng suất, hiệu quả đã được ứng dụng vào sản xuất, qua đó đã góp phần làm tăng năng suất lúa, tăng sản lượng lương thực, tăng bình quân lương thực đầu người, tăng thu nhập cho các hộ nông dân, thực hiện có hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo và đảm bảo an nh lương thực.

Sản xuất lúa chất lượng cao còn làm thay đổi tập quán canh tác, từ canh tác truyền thống, người dân đã biết áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ

mới vào sản xuất, thực hiện quy trình sản xuất theo hướng dẫn, qua đó đã có tác động làm tăng dân trí cho người nông dân. Nông dân một số địa phương vùng sản xuất đã từng bước tiếp cận và nắm bắt được các quy trình kỹ thuật phức tạp, có thể nói họ đã trở thành các công nhân trên đồng ruộng.

Lúa chất lượng cao cho năng suất cao, chất lượng, hiệu quả làm tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích cũng góp phần làm cho người nông dân yên tâm gắn bó với đồng ruộng, hạn chế tình trạng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị.

+ Về môi trường

Sản xuất lúa chất lượng cao ngoài mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân, lúa chất lượng cao còn có tác động tích cực đến môi trường, đó là khả năng thích nghi và tính trống, chịu sâu bệnh tốt đã hạn chế được lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật ra đồng ruộng, đã hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, lúa chất lượng cao còn tạo điều kiện cho khai thác sử dụng đất có hiệu quả hơn, đó là quá trình sinh trưởng ngắn ngày ở vụ mùa cho thu hoạch sớm, đã tăng quỹ đất cho phát triển vụ đông, gieo trồng các cây họ đậu có tác dụng cải tạo đất, bên cạnh đó còn nâng cao hệ số sử dụng đất.

Tóm lại, phát triển sản xuất lúa chất lượng cao ngày càng được mở rộng, thu hút được nhiều đơn vị và hộ nông dân tham gia sản xuất. Diện tích lúa chất lượng cao trong những năm qua đã tăng lên rõ rệt. Trong những năm tới, diện tích lúa chất lượng cao sẽ tiếp tục tăng lên, tổng diện tích lúa của huyện đạt 18.737,53 ha vào năm 2015. Trong đó diện tích lúa chất lượng cao sẽ đạt 12.500 ha, chiếm 66,71% tổng diện tích lúa toàn huyện.

3.2.5.2. Những khó khăn, hạn chế, tồn tại.

- Về đất đai: Nhận thức vai trò dồn điền đổi thửa của một số hộ nông dân có đất sản xuất nông nghiệp còn kém, chưa xác định được lợi ích lâu dài của dồn điền đổi thửa nhằm mục đích tích tụ ruộng đất tạo ra mảnh ruộng có

diện tích lớn thuận lợi cho việc canh tác, và sản xuất các mặt hàng tập trung thuận lợi cho việc thu hoạch, đem lại hiệu quả kinh tế cho chính mình. Tỷ lệ đất bị phân chia nhỏ lẻ, phân tán manh mún trên địa bàn vẫn còn cao gây cản trở khó khăn về quá trình canh tác, phát triển sản xuất lúa chất lượng cao.

Số hộ có đất sản xuất nông nghiệp là người cao tuổi và những hộ không thiết tha với sản xuất trồng lúa.Việc cho người thuê lại để sản xuất hoặc hợp tác xã đứng ra thuê lại, đây là những vấn đề tồn tại trong quá trính sản xuất lúa hiện nay.

Quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao của một số xã chưa rõ ràng nên ảnh hưởng đến việc xác định đầu tư trong quá trình sản xuất lúa còn thấp

- Lao động: Hiện nay số lao động trên địa bàn chiếm tỷ lệ cao chủ yếu là số lao động nữ độ tổi từ 30 - 45, trình độ lao động qua đào tạo thấp chưa đáp ứng được với điều kiện phát triển sản xuất như áp dụng các khoa học kỹ thuật mới; áp dụng kỹ thuật thâm canh. Tình hình lao động trẻ hiện nay trên địa bàn không thiết tha gắn bó với lao động sản xuất tại địa phương, đây cũng là một trong những khó khăn trong quá trình phát triển sản xuất lúa chất lượng cao.

Trong quá trình tập huấn kỹ thuật thâm canh, một số bộ phận trực tiếp lao động sản xuất vẫn còn chủ quan xem thường công tác này tập huấn; thói quen canh tác truyền thống tại địa phương vẫn còn phổ biến. Đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn từ Đại học hoặc trên Đại học trực tiếp quản lý tại địa phương còn thấp, do chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế.

- Cơ giới hoá: Sử dụng máy trong quá trình sản xuất đa phần vẫn là các máy có công suất nhỏ như máy làm đất ... chưa đảm bảo được tiêu chuẩn kỹ

thuật làm đất để áp dụng quy trình gieo xạ rất phù hợp với sản xuất giống lúa chất lượng cao.

- Thuỷ lợi hoá: Các công trình thủy lợi trên địa bàn toàn huyện hiện nay việc đầu tư xây dựng các kênh tưới tiêu đạt tỷ lệ thấp dưới 30% kế hoạch đặt ra. Đây là một trong những yếu tố gây khó khăn cho việc tưới tiêu khi gặp thời tiết bất lợi và chưa đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật của việc tưới khoa học cho lúa chất lượng cao.

- Hoá học hoá vào sản xuất lúa chất lượng cao: Trong những năm vừa qua việc áp dụng các hoá học hoá như phân hoá học, thuộc trừ sâu với số lượng lớn; nếu không có biện pháp tuyên truyền cho nhân dân hiểu việc lạm dụng phân hoá học vào sản xuất thì trong tới sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất đất, gây ô nhiễm nguồn nước, huỷ hoại môi trường.

- Thị trường tiêu thụ lúa chất lượng cao: Hiện nay việc tiêu thụ lúa chất lượng cao của bà con nông dân huyện Yên Khánh chủ yếu xuất ra tiêu thụ trên thị trường trong nước và còn rất thấp đối với thị trường xuất khẩu.

- Công tác quảng cáo và tiếp thị: Hầu như công việc này còn đang bỏ ngỏ, chưa có một đơn vị hoặc cá nhân nào thực hiện việc quảng cáo cho sản phẩm lúa chất lượng cao. Do vậy các nơi khác cũng như các vùng khác ít biết đến sản phẩm lúa chất lượng cao LT2; QR1 của Yên Khánh, gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, Một trong những yếu điểm nhất trong tình hình hiện nay là việc tìm kiếm thị trường và bạn hàng. Chiến lược quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm lúa chất lượng cao như LT2, QR1 ... chưa được đầu tư đúng mức nên việc tiêu thụ thị trường trong nước gặp nhiều khó khăn còn đối với thị trường xuất khẩu càng khó khăn hơn.

- Hợp tác xã nông nghiệp: Trong thời gian qua chất lượng quản lý của nhiều hợp tác xã còn thấp hầu hết các hợp tác xã rơi vào tình trạng thiếu vốn, cơ sở vật chất vừa thiếu vừa lạc hậu không đủ để triển khai và mở rộng các

hoạt động dịch vụ như khâu làm đất, vận chuyển, tưới tiêu và cung ứng vật tư cho sản xuất nông nghiệp. Thiếu đội ngũ cán bộ có năng lực quản lý và điều hành các dịch vụ, phương hướng hoạt động kinh doanh không ổn định, hiệu quả kinh tế và sức hấp dẫn của hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới chưa cao và không đồng đều, thu nhập của những người tham gia lao động hợp tác xã còn thấp. Vai trò vị trí hợp tác xã nông nghiệp chưa thực sự thể hiện hoạt động hiệu quả trong thực tế.

Đầu tư xây dựng của nhà nước hoặc đầu tư của các doanh nghiệp về xây dựng kho bảo quản máy sấy sau khi thu hoạch lúa là chưa thực hiện được;

do đó quá trình bảo quản sau khi thu hoạch của bà con nông dân gặp rất nhiều khó khăn khi thời tiết bất lợi và ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.

- Cán bộ chuyên trách về các lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện còn thiếu nhất là cán bộ phụ trách mạng kinh doanh, quản lý kinh tế nông nghiệp chưa có.

- Đội ngũ cán bộ chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp việc nắm bắt khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất còn hạn chế. Nguyên nhân do trình độ chuyên môn thấp, số lượng Đại học và Cao đẳng chiếm 0,8%, Trung cấp là 36% , Sơ cấp là 55%.

3.2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại phát triển sản xuất lúa chất lượng cao ở huyện Yên Khánh.

Nguyên nhân của những hạn chế phát triển sản xuất lúa chất lượng cao ở Yên Khánh trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào các nguyên nhân sau:

+ Chưa có được nhiều bộ giống lúa lai chất lượng cao tốt thích hợp, cho năng suất cao, chất lượng gạo tốt, tính thích nghi cho sản xuất.

+ Người dân vẫn chưa thực sự yên tâm khi đầu tư vào sản xuất lúa chất lượng cao thành vùng, trong khi đó công tác tuyên truyền, xây dựng mô hình trình diễn giống sản xuất vẫn còn hạn chế.

+ Công tác tập huấn và chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật cho người dân còn chưa được thường xuyên liên tục, trong khi đó điều kiện áp dụng giống mới đòi hỏi phải thích nghi và ứng dụng đúng qui trình sản xuất phải kịp thời, do vậy đã hạn chế đến kết quả sản xuất.

+ Chưa tổ chức và quản lý tốt thị trường tiêu thụ theo hướng tập trung từ sản xuất đến tiêu thụ nên người sản xuất vẫn bị rủi ro và tư thương ép giá.

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)