Điều kiện phát triển sản xuất lúa chất lượng cao của huyện

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 61 - 65)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

3.1.1. Điều kiện phát triển sản xuất lúa chất lượng cao của huyện

* Nguồn đất đai

Tổng diện tích lúa hàng năm có xu hướng giảm, bình quân giai đoạn 2010 - 2012 là 0,88%. Diện tích lúa chất lượng cao có xu hướng tăng mạnh, bình quân 3 năm lúa chất lượng cao tăng 7,31%. Điều này chứng tỏ đất đai ở Yên Khánh khá phù hợp với phát triển cây lúa chất lượng cao nên đã được bà con nông dân chấp nhận và ngày càng mở rộng diện tích. Do vậy, cần quan tâm quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao để phát huy thế mạnh của từng địa phương.

Bảng 3.1. Diện tích lúa của huyện Yên Khánh (2010 - 2012)

ĐVT: ha

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Tốc độ PTBQ

(%)

Diện tích lúa 19.593,42 19.300,66 19.248,32 99,12 Diện tích lúa chất lượng cao 8.506,08 8.779,38 9.795,75 107,31 (Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Khánh)

* Nguồn lao động

Do đặc điểm là huyện thuần nông nên lao động của huyện chủ yếu là lao động nông, lâm thuỷ sản, qua bảng 3.2, cho ta thấy, tổng số hộ tham gia sản xuất lúa chất lượng cao biến động tăng nhẹ qua 3 năm, bình quân là 0,21%, số lao động tham gia sản xuất lúa chất lượng cao từ 32.948 người tăng lên 33.590 người, bình quân 3 năm là 0,97%. Số hộ và lao động tham gia sản

xuất lúa chất lượng cao tăng mạnh, số hộ tăng bình quân là 11,14%, số lao động tăng 21,27%, nguyên nhân chủ yếu là do sản xuất lúa chất lượng cao đem lại hiệu quả cao hơn sản xuất lúa thường. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển vùng sản xuất lúa nói chung nói chung và lúa chất lượng cao nói riêng. Vì vậy cần thực hiện có hiệu quả hơn công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để người dân có điều kiện áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới cho sản xuất lúa chất lượng cao.

Bảng 3.2. Tình hình lao động tham gia sản xuất lúa chất lượng cao của Yên Khánh (2010 - 2012)

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012

Tốc độ PTBQ

(%) Tổng số hộ nông nghiệp hộ 33.798 33.715 33.940 100,21 1. Số hộ tham gia sản xuất

lúa chất lượng cao hộ 28.184 28.968 30.302 103,69

Tỷ lệ % 83,39 85,92 89,28

2. Số lao động sản xuất lúa chất lượng cao

lao

động 32.948 33.103 33.590 100,97

Tỷ lệ % 2,52 2,94 3,09

( Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Khánh)

* Hệ thống thủy lợi

Nói đến sản xuất nông nghiệp là chúng ta phải quan tâm tới yếu tố thuỷ lợi, nơi nào có hệ thống thuỷ lợi tốt thì ở đó có điều kiện tốt cho việc phát triển nông nghiệp, qua bảng 3.3 cho chúng ta thấy hệ thống thuỷ lợi ở Yên Khánh luôn được quan tâm dầu tư nâng cấp, ngày càng hiện đại hoá, tổng số km kênh mương phục vụ cho sản xuất ngày càng được bố trí, quy hoạch hợp lý. Tổng số km kênh mương ngày càng tăng trong đó km kênh mương được kiên cố hoá tăng mạnh từ 355 km năm 2010, tăng lên 597 km năm 2012, bình

quân 3 năm đạt 29,68%. Số ki lô mét kênh mương phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ngày càng được hiện đại hoá và mở rộng theo vùng sản xuất, năm 2010 là 30/35 km kiên cố hoá tăng lên 43/45 km năm 2012. Hệ thống trạm bơm được bố trí khá phù hợp trên hai dòng sông chủ yếu là sông Đáy và Sông Vạc, phục vụ tốt tưới tiêu cho diện tích đất nông nghiệp toàn huyện. Hiện nay, diện tích tưới tiêu chủ động của huyện đã đạt tưới 89,90% đây là con số tương đối cao so với tỉnh Ninh Bình. Vì vậy, cần quan tâm khai thác tốt hệ thống thuỷ lợi để nâng cao năng suất và giá trị sản xuất cây trồng/đơn vị diện tích canh tác.

Bảng 3.3. Hệ thống thuỷ lợi của huyện Yên Khánh (2010 - 2012) Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012

Tốc độ PTBQ

(%)

1. Số km kênh mương km 798 865 890 105,61

2. Số km kênh mương được kiên cố hoá km 355 435 597 129,68

Tỷ lệ (%) % 44,49 50,29 67,08 -

3. Số km kênh mương phục vụ cho sản

xuất F1 km 35 41 47 115,88

4. Số km kênh mương sản xuất giống

được kiên cố hoá km 30 36 43 119,72

5. Số trạm bơm toàn huyện trạm 84 84 84 100,00

6. Tỷ lệ diện tích tưới tiêu chủ động % 75 85 88,90 - (Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Khánh)

* Hệ thống giao thông nội đồng và tình hình cơ giới hoá

Qua bảng 3.3 chúng tôi thấy, hệ thống giao thông nội đồng trên địa bàn huyện đang được quan tâm chỉ đạo của các cấp, với mức độ đầu tư nhanh, mạnh, số km đường giao thông nội đồng được cứng hoá bình quân ba năm tăng mạnh đạt 14,05%, đưa tổng số km đường giao thông nội đồng được cứng

hoá tăng từ 359km năm 2007 lên 467km năm 2012. Các máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất như máy cày, bừa, gặt đập liên hoàn, máy tuốt lúa hàng năm được bà con đầu tư khá mạnh, đã góp phần ngày càng hiện đại khâu cơ giới hoá trong làm đất và thu hoạch, tỷ lệ làm đất bằng máy tăng từ 75,43%

năm 2010 lên 91,34% năm 2012, thu hoạch tăng từ 72,34% năm 2010 lên 84,32% năm 2012.

Bảng 3.4. Hệ thống giao thông nội đồng và tình hình cơ giới hoá của huyện Yên Khánh (2010-2012)

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012

Tốc độ PTBQ

(%) 1. Số km đường nội đồng km 949 967 992 102,24

2. Số km được cứng hoá km 359 411 467 114,05

Tỷ lệ (%) % 37,83 42,50 47,08 -

1. Số máy cày, bừa cái 2146 2417 2520 108,36

2. Số máy tuốt lúa, cái 295 295 298 100,51

3. Số máy gặt đập liên hoàn cái 3 3 4 115,47

4. Số kho lạnh kho 1 1 1 100,00

5. Số máy sấy cái 1 2 2 150,00

6. Tỷ lệ cơ giới hoá - - - - -

- Khâu làm đất % 75,43 82,15 91,34 -

- Khâu thu hoạch % 72,34 75,18 84,32 -

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Khánh) Tóm lại, nghiên cứu về các yếu tố phục vụ cho sản xuất, chúng tôi thấy rằng các điều kiện về đất đai, lao động, hệ thống thuỷ lợi, giao thông nội đồng và cơ giới hoá trong nông nghiệp ở Yên Khánh được quan tâm đầu tư và chuyển biến mạnh mẽ, đây là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa chất lượng cao nói riêng. Tuy nhiên, cần quan tâm hơn

nữa cho việc quy hoạch vùng, nhất là vùng sản xuất lúa chất lượng cao để bà con có điều kiện mở rộng diện tích sản xuất, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích.

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)