Các đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 48 - 53)

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.2. Các đặc điểm kinh tế xã hội

Dân số và lao động của huyện được thể hiện qua Bảng 2.2.

Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Khánh (2010 - 2012)

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 So sánh (%)

Số

lượng Cơ cấu (%)

Số

lượng Cơ cấu (%)

Số

lượng Cơ cấu

(%) 11/10 12/11 Bình quân 1 Tổng số hộ hộ 39950 100,00 40750 100,00 41250 100,00 102,00 101,23 101,61 Hộ nông nghiệp hộ 33798 84,60 33715 82,74 33940 82,28 99,75 100,67 100,21 Hộ phi nông nghiệp hộ 6152 15,40 7035 17,26 7310 17,72 114,35 103,91 109,01 2 Tổng dân số (tổng nhân khẩu) người 172530 100,00 170480 100,00 168269 100,00 98,81 98,70 98,76 Khu vực thành thị người 15096 8,75 14610 8,57 14420 8,57 96,78 98,70 97,74 Khu vực nông thôn người 157434 91,25 155870 91,43 153849 91,43 99,01 98,70 98,85

3. Giới tính

Nam người 84539 49,00 83535 49,00 82451 49,00 98,81 98,70 98,76

Nữ người 87991 51,00 86945 51,00 85818 51,00 98,81 98,70 98,76

4 Tổng số lao động lao động 80282 100 80515 100,00 80205 100,00 100,29 99,61 99,95 - Lao động nông nghệp, thuỷ sản lao động 58347 72,68 57560 71,49 56050 69,88 98,65 97,38 98,01 - Lao động công nghiệp - XD lao động 5905 7,36 6460 8,02 7165 8,93 109,40 110,91 110,15 - Lao động Thơng mại - DV lao động 16030 19,97 16495 20,49 16990 21,18 102,90 103,00 102,95

5. Một số chỉ tiêu

Số khẩu bình quân/hộ khẩu/hộ 4,32 - 4,18 - 4,08 - - - 97,19

Số lao động bình quân/hộ LĐ/hộ 2,01 - 1,98 - 1,94 - - - 98,36

Số khẩu BQ/lao động khẩu/LĐ 2,15 - 2,12 - 2,10 - - - 98,80

Tốc độ tăng dân số tự nhiên %0 0,72 - 0,64 - 0,62 - - - 93,12

Mật độ dân số người/km2 798 - 788 - 790 - - - 99,50

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Khánh)

* Dân số: Dân số huyện Yên Khánh có sự biến động qua các năm, tính đến hết năm 2012 dân số huyện Yên Định là 168.269 người, giảm 4234 người so với năm 2010, nguyên nhân của sự biến động giảm này là do năm 2011 và 2012 huyện Yên Khánh thực hiện chuyển xã Khánh Ninh về huyện Yên Mô, nên một phần dân số chuyển về các huyện Yên Mô. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 6,2%0, mật độ dân số bình quân 790 người/km2, chủ yếu là dân số ở nông thôn 153.849 người chiếm 91,43% còn lại là dân số thành thị có 14.420 người chiếm 8,57%. Dân số là nam có 82.451 người chiếm 48,99%, dân số là nữ có 85.818 người chiếm 51,01%.

Mật độ phân bố dân cư phân bố khá đồng đều giữa các xã, riêng ở Thị trấn Yên Ninh mật độ dân số khá cao 2356 người/km2 vì đây là trung tâm văn hóa kinh tế - xã hội của huyện.

* Lao động: Do dân số giảm như phân tích ở trên nên nguồn lao động cũng giảm theo, tính đến tháng 12 năm 2012 toàn huyện có 80.282 lao động. Trong đó lao động nông nghiệp có 59.693 người, chiếm 71,19% tổng số lao động; lao động phi nông nghiệp chỉ chiếm 28,81%; bình quân lao động trên hộ có xu thế biến động giảm nhẹ, từ 2,01 năm 2010 xuống còn 1,94 năm 2009; tỷ lệ khẩu ăn theo cao đây cũng là điều kiện hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế. Như vậy, lao động của Yên Khánh hiện tại chủ yếu vẫn là lao động nông nghiệp vào thời điểm nông nhàn hiện tượng thất nghiệp, dư thừa lao động, thiếu việc làm vẫn xảy ra phổ biến nên người dân đã tìm các công việc khác ở các thành phố lớn, khu kinh tế phát triển để làm thêm. Vì vậy, một loại hình sử dụng đất nông nghiệp cần nhiều công lao động sẽ có ý nghĩa giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông nghiệp, điều này sẽ đạt được hiệu quả xã hội ở một số khía cạnh.

2.1.2.2. Về giao thông, thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng.

* Giao thông

Yên Khánh có 525 km đường bộ các cấp bao gồm:

+ Quốc lộ 10 dài 25 km;

+ Tuyến đường do huyện quản lý dài 80 km;

+ Tuyến đường giao thông nông thôn dài 280 km;

Ngoài ra Các tuyến đường giao thông liên xã, liên thôn trên địa bàn huyện được xây dựng và mở rộng đạt tỷ lệ 100%, việc xây dựng hệ thống kênh, cống tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện

Giao thông đường thuỷ có tuyến sông Đáy từ xã Khánh Phú đến bến cuối xã Khánh Thành dài 31,5 km rất thuận lợi cho việc khai thác vận tải hàng hoá ra của huyện. Trên tuyến có 3 bến xếp dỡ đó là: Cảng Khánh Phú, bến chợ xanh, bến xã đò mười (xã Khánh Thành), các bến này đang phát huy tác dụng tốt.

Mạng lưới giao thông bộ, thuỷ được phân bố rộng và khá đều trên toàn địa bàn, tuy chất lượng còn thấp song đã tạo nền cơ bản cho các bước đầu tư phát triển tiếp theo.

* Thuỷ lợi

Về tưới nước: trên địa bàn huyện có trạm bơm Khánh Hồng sông Vạc là công trình Thuỷ nông đầu mối lớn nhất trong huyện với công suất thiết kế 35000m3/h năng lực tưới theo thiết kế là 19400 ha. Tuy nhiên, sau hơn 30 năm vận hành (từ năm 1971) hiệu suất sử dụng hiện tại còn xấp xỉ 50% so với công suất thiết kế. Hệ thống kênh dẫn chính đã xuống cấp nghiêm trọng, hiệu suất chuyển tải kém, thẩm thấu nước lớn. Toàn bộ kênh Nam dài 70,5km, kênh Bắc dài 22km, kênh Tây dài 75km đều là kênh đất có nhiều đoạn sạt lở dẫn đến tổn hao nước quá lớn (trên 50%) kéo theo tăng chi phí điện năng tăng giá thành.

Tình trạng trên đã dẫn đến thiếu nước tưới thường xuyên hàng năm là 500 ha - 600 ha bị thiếu nước tưới ở những xã xa kênh chính. Do vậy, các trạm bơm tưới bổ xung đã được xây dựng thêm lấy nước từ sông Vạc,, sông Đáy tăng khả năng tưới cho các vùng Tây Bắc, Đông Nam của huyện. Hiện nay toàn huyện có 120

trạm bơm có 170 máy, tổng công suất 19.000 m3/h. Có 167,5 km mương tưới cấp 1, gần 500 km mương tưới cấp 2, gần 980 km mương tưới nội đồng. Tưới chủ động cho 8600ha canh tác, bán chủ động 900ha.

- Về tiêu nước: Tiêu úng là vấn đề đang tồn tại cần được quan tâm.

Hiện tại mới có trạm bơm tiêu xã Khánh Thành, trạm bơm Thôn 5 (xã Khánh Mậu) năng lực thiết kế tiêu cho 3500 ha cho khu vực các xã bị úng phía đông huyện kết hợp với công suất các trạm bơm tưới để tiêu, hàng năm đã giải quyết tiêu úng được 9.987 ha. Diện tích còn bị ngập úng là 913 ha tập trung ở các xã như Khánh Mậu, Khánh Trung, Khánh Cường và một số xã khác.

Nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống chưa được cải tạo nâng cấp, công suất tiêu chưa đủ để giải quyết tiêu úng. Hiện tại đã khởi công xây dựng trạm bơm tiêu úng Khánh Nhạc đảm bảo tiêu úng cho toàn huyện .

- Về đê điều: Trên địa bàn huyện có 2 tuyến đê chính:

+ Tuyến đê sông Đáy là đê trung ương dài 30 km trên tuyến có 15 cống qua đê, 11 mũi kè lát. Mắt đê tuyến này mới được rải cấp phối;

+ Tuyến đê sông Vạc là đê địa phương dài 25km, trên tuyến này có 29 cống qua đê, cao trình mặt đê còn thấp so với cao trình thiết kế gần 1 m, có nhiều đoạn xung yếu, mùa mưa khi có lũ lớn thoát nước không kịp dẫn đến tràn, vỡ đê gây ngập úng;

* Hệ thống điện nước

So với các huyện trong tỉnh huyện Yên Khánh có lưới điện phát triển sớm. Từ những năm 1980, 100% số xã đã có điện lưới. Trên địa bàn huyện hiện có các tuyến đường dây 110 KV và 35 KV cấp điện cho toàn huyện Yên Khánh và các vùng phụ cận.

Toàn huyện có 100% các xã có hợp tác xã dịch vụ điện, quản lý và bán điện cho nhân dân.

* Hệ thống thông tin liên lạc

Dịch vụ viễn thông phát triển nhanh, cơ sở vật chất được tăng cường, đến nay toàn huyện có 20 xã có bưu điện văn hoá xã; 100% xã, thị trấn có điểm truy cập Internet công cộng; số máy điện thoại cố định toàn huyện đạt 36.585 máy, đạt bình quân 21 máy/100, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống kinh tế xã hội trên địa bàn huyện [15].

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)