Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa chất lượng cao ở huyện Yên Khánh
3.2.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa chất lượng cao ở các hộ điều tra
Mục tiêu cuối cùng của người nông dân là năng suất cao nhất với mức chi phí thấp nhất, hay nói cách khác là đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Để đánh giá được vấn đề này, chúng tôi tiến hành xác định và so sánh kết quả và hiệu quả của sản xuất giữa lúa chất lượng cao và lúa thuần. Căn cứ kết quả điều tra và mức độ phổ biến của các giống chúng tôi chọn lúa thuần là giống Q5 để so sánh 3.2.3.1. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa chất lượng cao ở các xã điều tra.
Qua bảng 3.12 chúng tôi thấy chi phí trung gian trên 1 ha thì ở các xã không có sự chênh lệch nhiều. Tuy nhiên, tỷ suất thu nhập/chi phí cao nhất ở xã Khánh Nhạc đạt 3,03 lần và thấp nhất ở xã Khánh Mậu, chỉ đạt 2,86 lần.
Hiệu quả đầu tư công lao động được thể hiện ở chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp/công lao động gia đình. Ở Khánh Mậu chỉ tiêu này chỉ đạt đạt 144,98 nghìn đồng/công thấp hơn so với xã Khánh Thành và Khánh Nhạc.
Bảng 3.12. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa chất lượng cao theo xã (Tính cho 1 ha gieo trồng)
Chỉ tiêu ĐVT Khánh Thành
Khánh Mậu
Khánh
Nhạc BQ chung
Năng suất tạ/ha 64,22 63,28 64,70 64,06
GO 1000đ 34.575,15 33.811,50 34.861,00 34.415,88 IC 1000đ 7.072,05 7.040,62 7.049,15 7.053,94 VA 1000đ 27.503,10 26.770,88 27.811,85 27.361,94 MI 1000đ 20.841,07 20.109,46 21.175,75 20.708,76
MI/IC lần 2,95 2,86 3,03 2,95
MI/LĐGĐ 1000đ 149,31 144,98 154,77 149,69
(Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2013) Kết quả bảng cho thấy, giá trị sản xuất bình quân lúa chất lượng cao cao nhất ở Khánh Nhạc là trên 34,8 triệu/ha, tiếp đến là Khánh Thành và thấp nhất ở xã Khánh Mậu, chỉ đạt trên 33,8 triệu/ha.
3.2.3.2. Chi phí sản xuất lúa và lúa chất lượng cao ở các hộ điều tra.
Qua kết quả điều tra về chi phí đầu tư bình quân trên 1 sào bắc bộ của các hộ tham gia sản xuất lúa chất lượng cao cho thây:
Bảng 3.13. Chi phí đầu tư bình quân 1 sào bắc bộ năm 2013 Tên các khoản
chi phí
Lúa thường Lúa chất lượng cao So sánh Lúa CLC/Lúa thường(%) Số
lượng
Đơn giá
Thành tiền
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Giống 3kg 15.000 45.000 2,5kg 15.000 37.500 0,83 Phân Đạm 10kg 7.000 70.000 8kg 7.000 56.000 0,8
Lân 22kg 3.000 66.000 20kg 3.000 60.000 0.9
Kali 6,5kg 14.000 91.000 5kg 14.000 70.000 0,77
Thuốc BVTV 80.000 80.000 50.000 50.000 0,62
Công lao động 6 60.000 360.000 4 60.000 240.000 0,66
Tổng 712.000 518.000
(Nguồn: điều tra năm 2013)
So sánh số liệu tính toán chi phí đầu tư trong năm 2013 cho 1sào Bắc bộ đối với sản xuất lúa chất lượng cao thấp hơn so với chi phí sản xuất chi phí 1 sào Bắc bộ đối với lúa thường từ 150.000đ – 200.000 đồng /1sào canh tác)
Lúa chất lượng cao có thời gian sinh trưởng ngắn, do vậy chi phí công lao động và chăm sóc cao ít hơn các giống lúa khác khoảng từ 2 - 3 công lao động/ sào.
Để đảm bảo năng suất, chất lượng và để xây dựng thương hiệu lúa chất lượng cao Yên Khánh với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất lúa chất lượng cao của huyện, các hộ nông dân tham gia hợp tác xã sản xuất lúa chất lượng cao tuôn theo các quy trình kỹ thuật của hợp tác xã như: Đất đai, ruộng cấy, yêu cầu về các biện pháp kỹ thuật từ khi ngâm ủ mạ, gieo cấy, bón phân, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản chế biến tiêu thụ sản phẩm.
3.2.3.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa chất lượng cao và lúa thuần Căn cứ vào kết quả điều tra, mức độ phổ biến của các giống lúa, chúng tôi lựa chọn lúa thuần Q5 là lúa để so sánh.
- Kết quả so sánh giữa lúa chất lượng cao LT2 và lúa Q5
Bảng 3.14. Kết quả và hiệu quả của lúa chất lượng cao LT2 và lúa Q5 (Tính cho 1 ha gieo trồng)
Chỉ tiêu ĐVT LT2 Q5 LT2/Q5
(Lần)
1 2 1/2
Năng suất tạ/ha 70,07 58,69 1,19
GO 1000đ 37.664,29 31.017,69 1,21
IC 1000đ 7.740,69 6.459,37 1,20
VA 1000đ 29.923,60 24.558,32 1,22
MI 1000đ 23.392,30 18.350,02 1,27
MI/IC lần 3,03 2,87 1,06
MI/LĐGĐ 1000đ 153,72 143,73 1,07
(Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2013)
Kết quả bảng 3.14 cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu kết quả đạt được của lúa giống LT2 đều cao hơn so với giống lúa thuần Q5, chẳng hạn như giá trị sản xuất bình quân lúa giống LT2 đạt trên 37,66 triệu/ha, còn sản xuát lúa thuần chỉ đạt trên 31 triệu/ha. Chi phí trung gian trên 1 ha thì sản xuất giống lúa chất lượng cao có mức đầu tư là trên 7,4 triệu đồng/ha, còn sản xuất lúa Q5 chỉ có trên 6,5 triệu đồng. Tỷ suất thu nhập/chi phí của lúa chất lượng cao cao gấp 1,05 so với lúa thuần.
Hiệu quả đầu tư công lao động được thể hiện ở chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp/công lao động gia đình. Sản xuất lúa LT2 đạt 153,08 nghìn đồng/công cao gấp 1,07 lần so với sản xuất lúa Q5, chỉ có 143,73 nghìn đồng/công.
Có được kết quả trên là do các yếu tố về năng suất, giá thành của lúa LT2 đều cao hơn lúa Q5. Đây cũng là nguyên nhân mà người dân chấp nhận giống LT2 nhiều hơn Q5.
- Kết quả so sánh giữa lúa QR1 và Q5
Bảng 3.15. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa chất lượng cao QR1 và giống lúa thuần Q5
(Tính cho 1 ha gieo trồng)
Chỉ tiêu ĐVT Q5 QR1 QR1/Q5
(Lần)
Năng suất tạ/ha 58,69 58,14 0,99
GO 1000đ 31017,69 31373,33 1,01
IC 1000đ 6459,37 6304,76 0,98
VA 1000đ 24558,32 25068,57 1,02
MI 1000đ 18350,02 18309,72 1,00
MI/IC lần 2,87 2,91 1,01
MI/LĐGĐ 1000đ 143,73 137,24 0,95
(Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2013) Kết quả bảng 3.15 cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu kết quả đạt được của
lúa giống chất lượng cao QR1 đều cao hơn so với Q5, chẳng hạn như giá trị sản xuất bình quân lúa giống QR1 là 31,4 triệu/ha, còn sản xuát lúa Q5 đạt 31 triệu/ha. Chi phí trung gian trên 1 ha thì sản xuất giống Q5 có mức đầu tư là trên 6,5 triệu đồng/ha, còn sản xuất lúa chất lượng cao chỉ có trên 6,3 triệu đồng. Tỷ suất thu nhập/chi phí của lúa chất lượng cao cũng cao hơn so với giống thuần Q5.
Hiệu quả đầu tư công lao động được thể hiện ở chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp/công lao động gia đình. Sản xuất lúa chất lượng cao QR1 đạt 137,24 nghìn đồng/công thấp hơn so với giống Q5.
Nguyên nhân đạt kết quả trên chủ yếu do yếu tố giống, giống QR1 rất thích nghi với sản xuất ở vụ mùa, thời gian sinh trưởng ngắn khả năng kháng bệnh cao đã giảm được chi phí thuốc bảo vệ thực vật, năng suất ổn định từ 58 đến 62 tạ/ha cao hơn Q5; mặt khác do chất lượng gạo của QR1 ngon hơn Q5 nên giá bán cao hơn cũng là yếu tố dẫn đế hiệu quả sản xuất QR1 cao hơn.
3.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa chất lượng cao ở huyện Yên Khánh.
Trên thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa chất lượng cao, mỗi điều kiện cụ thể, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, quá trình tìm hiểu điều tra thu thập số liệu ở huyện và các hộ điều tra, chúng tôi tiến hành phân tích một số yếu tố chính (không tính đến các yếu tố sinh học và phi sinh học) ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa chất lượng cao và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất lúa chất lượng cao ở huyện Yên Khánh
3.2.4.1. Ảnh hưởng của yếu tố đầu tư đến năng suất lúa chất lượng cao.
Với hàm sản xuất Cobb Douglas, biến phụ thuộc được xác định là năng suất và các biến độc lập là các yếu tố sản xuất như đạm, lân, kali, thuốc bảo vệ thực vật, loại giống, lao động. Yếu tố giống được đưa vào mô hình như
một biến giả. Kết quả ước lượng hàm sản xuất cho thấy, biến loại giống có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê, nghĩa là việc lựa chọn giống nào để sản xuất có ảnh hưởng đến năng suất lúa thu được của hộ. Nếu hộ sử dụng các giống lúa chất lượng cao sẽ cho năng suất cao hơn so với các giống khác. Chi phí đạm, lân, ka li là các yếu tố có ảnh hưởng tích cực tới năng suất lúa. Tăng mức đầu tư đạm, lân, kali lên 1% sẽ tăng năng suất lên tương ứng là 0,272%, 0,174% và 0,171%.
Hệ số của thuốc bảo vệ thực vật có giá trị âm và có ý nghĩa thống kê.
Điều này có thể giải thích là các hộ đang sử dụng không hợp lý các yếu tố đầu vào này. Do đó, hộ cần phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thích hợp hơn trong quá trình chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, nhất là việc ứng dụng mạnh phương pháp phòng trừ tổng hợp IPM. Hệ số của các biến lao động không có ý nghĩa thống kê. Điều đó cho thấy trong vùng nghiên cứu mối tương quan giữa các biến này và năng suất lúa bình quân không rõ ràng.
Tóm lại, kết quả phân tích hồi qui cho thấy chi phí đạm, lân, ka li là các yếu tố có ảnh hưởng tích cực tới năng suất lúa. Tăng mức đầu tư các yếu tố này sẽ dẫn đến tăng năng suất. Biến giả loại giống lúa có ảnh hưởng đến năng suất lúa, nghĩa là việc lựa chọn giống nào để sản xuất có ảnh hưởng đến năng suất lúa thu được của hộ. Nếu hộ sử dụng giống chất lượng cao sẽ cho năng suất cao, hiệu quả kinh tế cao hơn so với các giống thuần.
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của 1 số yếu tố đến năng suất lúa ở Yên Khánh Chỉ tiêu Hệ số ảnh
hưởng P - value BQ các biến độc lập Số lượng ĐVT 1. Hệ số chặn
5,385 1,53E-06***
2. Đạm
0,272 0,000965*** 240,51 kg/ha 3. Lân
0,174 0,050145* 590,24 kg/ha 4. Kali
0,171 0,049509** 180,68 kg/ha 5. BVTV
-0,14 0,002485*** 1.571,90 1000đ/ha 6. Công lao động
0,132 0,422168ns 240,77 công/ha 7. Loại giống
0,21 0,000757***
8. Năng suất BQ
6.438,39 kg/ha Ghi chú: *** Có độ tin cậy 99% (mức ý nghĩa thống kê 1%)
** Có độ tin cậy 95% (mức ý nghĩa thống kê 5%) * Có độ tin cậy 90% (mức ý nghĩa thống kê 10%) 3.2.4.2. Ảnh hưởng của các loại hình tổ chức sản xuất
Kết quả sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào các đơn vị tham gia và mối liên hệ giữa các đơn vị trong quá trình tổ chức sản xuất. Qua nghiên cứu tìm hiểu ở huyện và các địa bàn nghiên cứu chúng tôi thấy rằng, sản xuất lúa chất lượng cao ở Yên Khánh hiện nay. Việc sản xuất lúa chất lượng cao chủ yếu do các hộ tự tổ chức sản xuất và quyết định chọn giống nào để sản xuất trên cơ sở định hướng, xây dựng cơ cấu giống, mùa vụ của các ngành chức năng.
Đối với mô hình hợp tác xã liên kết với công ty, mô hình này đã khai thác và phát huy tốt thế mạnh của công ty là có đội ngũ cán bộ kỹ thuật, thông tin về thị trường và bao tiêu sản phẩm và nguồn tài nguyên về đất đai, địa bàn của hợp tác xã và người dân, về lâu dài mô hình này rất thích hợp và sẽ đem lại hiệu quả cao cho các bên tham gia, vì vậy cần có cơ chế chính sách để khuyến khích phát triển mô hình này. Đối với mô hình hợp tác xã làm chủ, do kinh
nghiệm thị trường và hạn chế về kỹ thuật nên còn nhiều hạn chế trong quyết định sản xuất và tổ chức sản xuất, vì vậy dễ gặp phải rủi ro, nhưng về lâu dài thì mô hình này nếu được quan tâm sẽ có điều kiện phát triển tốt vì họ có sự gắn kết giữa người dân.
3.2.4.3 Ảnh hưởng của khâu sơ chế, bảo quản sau thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm a) Sơ chế, bảo quản sau thu hoạch
Đây khâu quan trọng trong sản xuất nông sản hàng hoá, nó liên quan mật thiết tới quá trình tiêu thụ sản phẩm, là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới việc mở rộng quy mô sản xuất. Sự gia tăng về sản lượng lúa chất lượng cao trong thời gian qua đã bộc lộ những bất cập trong tổ chức sơ chế và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Ưu thế của lúa chất lượng cao là cho năng suất cao chất lượng hạt gạo cao thơm, ngon nhưng cũng có mặt hạn chế lớn là sản phẩm khó bảo quản.
b) Tiêu thụ sản phẩm
Chúng ta đã biết muốn sản xuất phát triển thì sản phẩm sản xuất ra phải trở thành hàng hoá, tức là phải tiêu thụ được và có lãi. Tiêu thụ là khâu cuối cùng trong một chu kỳ sản xuất, nó có ý nghĩa quyết định trong việc thu hồi vốn và tái đầu tư sản xuất. Đối với sản xuất lúa chất lượng cao ở Yên Khánh việc đánh giá đúng quá trình tiêu thụ sản phẩm góp phần quan trọng trong phát triển mở rộng sản xuất, bởi lẽ phát triển sản xuất lúa chất lượng cao cũng đồng thời với việc người dân được tiếp thu quy trình sản xuất nghiêm ngặt, chặt chẽ, khoa học, tạo ý thức kỷ luật cao trong sản xuất, hình thành ý thức sản xuất hàng hoá.
Để đánh giá ảnh hưởng của tình hình tiêu thụ lúa đến việc phát triển sản xuất lúa chất lượng cao, tiến hành điều tra tỷ lệ lúa chất lượng cao hàng hoá của các hộ điều tra, tình hình tiêu thụ lúa chất lượng cao theo thời điểm và phương thức tiêu thụ có được kết quả sau:
* Đối với lúa chất lượng cao Số liệu bảng 3.17 cho thấy số lượng lúa chất lượng cao sản xuất ra phần lớn người dân dùng để ăn, phần còn lại đem bán.
Bảng 3.17. Tình hình tiêu thụ lúa chất lượng cao ở các hộ điều tra Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Khánh
Mậu
Khánh Nhạc
Khánh Thành
1. Tỷ lệ lúa hàng hoá 27,25 31,56 26,34
2. Thời điểm tiêu thụ - - -
- Bán tại thời điểm thu hoạch 25,6 32,4 24,3 - Bán sau khi thu hoạch 1 tháng 60,5 59,1 65,0 - Bán tại thời điểm chuyển giao mùa vụ 13,9 8,5 10,7
3. Phương thức tiêu thụ 100 100 100
- Người thu mua 58,44 68,3 76,57
- Đại lý 41,56 31,7 23,43
(Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2013) Xét về thời điểm tiêu thụ chúng tôi thấy lượng lúa bán tại thời điểm thu hoạch thấp hơn thời điểm sau thu hoạch một tháng vì thời điểm này nguồn cung lúa nhiều, giá bán giảm, các hộ bán lúa vào thời điểm này không nhiều.
Sau thu hoạch một tháng đến trước khi chuyển mùa, các hộ bán chủ yếu vào giai đoạn này vì lúa được giá hơn, do có nhiều đơn vị và cá nhân thu mua.
Tìm hiểu về phương thức tiêu thụ chúng tôi thấy còn nhiều vấn đề cần giải quyết đối với các cấp chính quyền, phương thức tiêu thụ vẫn chưa tập trung, chưa có sự quản lý của nhà nước nên sự thiệt thòi bao giờ cũng thuộc về người sản xuất. Đa số lượng lúa được tiêu thụ bởi người thu gom và bán cho các đại lý, phần ít các hộ bán cho nhau dùng để ăn, điều này đã gây nên tình trạng người dân bị ép giá do thiếu thông tin.
Qua việc phân tích tình hình tiêu thụ lúa chất lượng cao của các hộ điều tra cho thấy:
- Muốn phát triển sản xuất lúa chất lượng cao ở huyện Yên Khánh cần phải phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, giá bán phải bù đắp được chi phí và có lãi.
- Phải tổ chức, quản lý tốt thị trường tiêu thụ để đảm bảo quyền lợi cho người sản xuất. Có như vậy sản xuất mới phát triển theo đúng hướng, đảm bảo ổn định và bền vững.
- Phải có cơ chế giám sát việc ký kết hợp đồng giữa người nông dân và hợp tác xã, công ty trong sản xuất và tiêu thụ, nhất là vấn đề giá, nhằm hạn chế sự thiệt thòi của người nông dân.
3.2.4.4. Ảnh hưởng của cơ chế, chính sách.
Cơ chế chính sách có tác động rất lớn đến việc mở rộng, hay thu hẹp quy mô sản xuất của mọi ngành nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Phát triển lúa chất lượng cao, cũng nằm trong sự tác động đó, trong giai đoạn đầu việc đưa lúa chất lượng cao vào sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn, đó là: qui trình kỹ thuật mới, giống chỉ sản xuất 1 lần, giá giống đắt, trong khi đó người dân đang quen với tập quán sản xuất cũ... Xác định được các vấn đề khó khăn của nông dân, huyện đã tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên và phát huy nguồn lực của địa phương, từ đó đã triển khai thực thi tốt các chính sách của nhà nước về tín dụng, khuyến nông, thị trường .v.v., đồng thời quyết định nhiều cơ chế chính sách để khuyến khích phát triển lúa chât lượng cao. Hiện nay tỉnh và huyện đang thực hiện các chính sách hỗ trợ sau:
Đối với sản xuất lúa chất lượng cao, huyện có các chính sách: hỗ trợ giá giống, hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn, tổ chức thăm quan, học tập thực tế .v.v.. các chính sách có tác động tích cực đến đến việc mở rộng diện tích, năng suất và sản lượng lúa chất cao tăng nhanh.
Tóm lại, chính sách trên địa bàn huyện đã có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển sản xuất lúa chất lượng cao. Chính sách đã tác động tích cực
đến sự hưởng ứng của người dân đối với sản xuất lúa chất lượng cao, nhất là giai đoạn đầu của quá trình thực hiện chương trình lúa chất lượng cao, qua đó làm chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu giống lúa và góp phần làm tăng năng suất, sản lượng lương thực qua đó ảnh hưởng đến nhiều phương diện, nhất là lĩnh vực kinh tế - xã hội.
- Về phương diện kinh tế: ảnh hưởng của chính sách thông qua việc trợ giá giống, vật tư .v.v.. nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Người sản xuất không chịu ảnh hưởng nhiều của sự thay đổi giá đầu vào sử dụng trong sản xuất lúa.
- Về mặt xã hội: do trình độ dân trí thấp nên rất cần chính sách trợ giá của Nhà nước nhất là trong giai đoạn đầu thay đổi tập quán canh tác của người dân bằng việc chuyển từ giống lúa thuần cho năng suất thấp, sang trồng giống lúa chất lượng cao. Nó giúp người dân mạnh dạn thay đổi tập quán canh tác, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, mạnh dạn đầu tư cho sản xuất đồng thời tránh được nhiều rủi ro hơn.
3.2.4.5. Ảnh hưởng của trình độ thâm canh
Yên Khánh là huyện trọng điểm sản suất lúa của cả tỉnh, người dân địa phương có bề dày kinh nghiệm về sản xuất lúa nước. Người dân Yên Khánh là những người tiên phong đưa cây lúa chất lượng cao vào sản xuất, thay thế những giống lúa thuần năng suất thấp, chất lượng kém. Trải qua biết bao những thăng trầm về cây lúa chất lượng cao, đắng cay có, thất bại có nhưng thành công và những kinh nghiệm quý báu về sản xuất lúa chất lượng cao đem lại thật lớn lao.
Người dân Yên Khánh từ những bước đầu làm quen với sản xuất lúa chất lượng cao, đến nay nhiều địa phương trong huyện ngoài phát triển mở rộng diện tích lúa chất lượng cao. Với sự giúp đỡ của Uỷ ban nhân dân huyện, Trung tâm khuyến nông, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện về đầu tư kinh