Những công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 38 - 41)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA CHẤT LƯỢNG CAO

1.3. Những công trình nghiên cứu có liên quan

Hiện nay có rất nhiều những công trình nghiên cứu sản xuất lúa chất lượng cao. Bên cạnh năng suất, chất lượng được xem là một chỉ tiêu quan trọng không thể bỏ qua khi đánh giá một giống. Các giống lúa mới bên cạnh chỉ tiêu năng suất có chỉ tiêu protein, amylose, amylopectin, nhiệt độ hồ hóa...

chất lượng là một tổ hợp các yếu tố khác nhau, mỗi một yếu tố được điều khiển bởi một hoặc nhiều gen. Để tạo giống lúa có chất lượng tốt, tất nhiên phải kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu chất lượng và di tuyền chất lượng.

Hệ thống các cơ quan nghiên cứu gồm Viện Khoa học và Kĩ thuật nông nghiệp Việt Nam, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Viện Công nghệ sau thu hoạch, Viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, Viện Bảo vệ thực vật, Viện Nông hóa thổ nhưỡng... đã góp phần quan trọng trong phát triển ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam nói chung và vấn đề chất lượng nói riêng. Nhiều thế hệ các nhà khoa học trong nghiên cứu trong

lĩnh vực lúa gạo: Bùi Duy Đáp, Lương Định Của, Võ Tông Xuân, Bùi Bá Bồng, Tạ Minh Sơn...cũng đã quan tâm đến vấn đề chất lượng lúa gạo và việc nghiên cứu chất lượng lúa gạo.

Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng nông sản nói chung và chất lượng lúa gạo nói riêng những năm qua nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu về chất lượng lúa gạo và đã có nhiều công trình được công bố.

Để tăng năng suất, phẩm chất cây trồng thì công tác giống là biện pháp tối ưu nhất. Trong khoảng 20 năm trở lại đây, nước ta đã có những bước tiến nhảy vọt trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo.

Ở miền Bắc, sau khi được thành lập, trường Đại học Nông nghiệp I đã tiến hành thu thập, đánh giá và bảo quản được 750 mẫu giống lúa có tiềm năng năng suất, phẩm chất tốt, phản ứng khá với sâu bệnh và có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh.

Hiện nay, nước ta có khoảng 6.000 giống lúa địa phương được lưu giữ tại ngân hàng gen Hà Nội, trong đó có 167 giống lúa nếp và 108 giống lúa thơm. Ở Đại học Cần Thơ cũng có hơn 5.000 giống lúa trong đó có 1.552 giống địa phương, 498 giống lúa rẫy được thu thập từ miền Bắc đến Tây Nguyên {33}. Hiện Viện lúa đồng bằng Sông Cửu Long đang tồn trữ 1.826 mẫu giống lúa mùa gồm 219 giống lúa sớm, ít cảm quang và 1.617 giống lúa lỡ và muộn có tính cảm quang {7}. Trung tâm tài nguyên di truyền Thực vật của Viện khoa học nông nghiệp kĩ thuật Việt Nam đã thu thập và bảo quản trên 5000 mẫu giống lúa địa phương. Đó thực sự là những gen quý trong công tác tạo giống {4}.

Viện nghiên cứu lúa Đồng Bằng sông Cửu Long đã sử dụng phương pháp ứng dụng CNSH(6) kết hợp với phương pháp khảo nghiệm đồng ruộng để chọn tạo các giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt như:

OM1490, OM2517, OM3536...{21}.

Trần Duy Quý, Hoàng Tuyến Minh, Bùi Huy Thủy thuộc Viện Di Truyền nông nghiệp giai đoạn 1996-2000 đã chọn tạo thành công một số giống

năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh, tạo giống lúa lai 2 dòng, 3 dòng... trong đó, có giống DT17, DT21 là giống chất lượng cao, xuất khẩu {14}.

Vũ Tuyên Hoàng và CTV(7), giai đoạn 1997 – 2000 đã thu thập và đánh giá 1621 dòng giống và kết quả cho thấy: 73 giống địa phương/1621 dòng giống thu thập có hàm lượng protein cao như Nếp cẩm (Sơn La) 10,3%, Lốc hạt tròn (Hà Tĩnh) 9,5%, Tám thơm (Hải Dương) 8,1%... một số dòng nhập nội có hàm lượng protein gạo lật cao: IR 1529 – 680: 8,7%, IR64: 7,8%, IET2938: 8,3%...{4}.

- Trường Đại học Thành Tây (Hà Đông, Hà Nội) vừa nghiên cứu thành công hai giống lúa mới là giống thơm MHT và giống thơm RVT. Đây là hai giống lúa thơm, ngon, chất lượng cao, phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu của vùng đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc {28}.

- Tác giả Vũ Thiện Quý, năm 2005 đề tại khoa học “Quy hoạch vùng sản xuất lúa lai và lúa chât lượng cao trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

- Tác giả Vũ Văn Toan, năm 2006 luận văn thạc sỹ “Giải pháp chủ yếu nhăm tiêu thụ lúa, gạo chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

- Tác giả Đinh Quốc trị, năm 2009 luận văn thạc sỹ “Khảo nghiệm một số giống lúa chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” đã phản ánh giông lúa chất lượng cao và triển vọng lúa chất lượng cao, chưa đề xuất đề xuất được phát triển sản xuất lúa chất lượng cao.

Tóm lại, Trong thời gian qua có rất nhiều công trình nghiên cứu về lúa chất lượng cao. Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã làm sáng tỏ mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, phương thức quản lý hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa chất lượng cao. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào về “Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình”.

Chương 2

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)