TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA BAZƠ

Một phần của tài liệu giáo án hóa học 9 chuẩn (Trang 35 - 38)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học song HS phải:

+ Hiểu rõ các TCHH của bazơ và viết được các PTHH minh hoạ.

+ Vận dụng những hiểu biết của mình về TCHH của Bazơ để giải thích những hiện tượng thường gặp trong thực tế và sản xuất.

+ Vận dụng những TCHH của bazơ để làm bài tập định tính và định lượng.

2. Kỹ năng:

+ Rèn kỹ năng viết PTHH của bazơ.

3.Thái độ:

+ Yêu thích môn học

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của GV:

* Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, đũa thuỷ tinh.

* Hoá chất: DD: Ca(OH)2, NaOH, HCl, H2SO4 loãng, CuSO4, CaCO3( hoặc Na2CO3 ) , Ba(OH)2, FeCl3.

2. Chuẩn bị của HS: Ôn tập các tchh của oxit axit và axit.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

?1. Oxit axit có những tính chất hoá học nào?

?2. Axit có những tchh nào?

3. Bài mới:

1. Dự đoán tính chất của bazơ.

HĐ của GV HĐ của HS

? Từ tchh của oxit axit và tchh của axit hãy dự đoán xem bazơ có những tchh nào?

? Bazơ tác dụng với chất chỉ thị màu như thế nào?

=> Sau khi HS trả lời GV bổ sung thêm:

+ Dd bazơ còn làm phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng thậm.

+ Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit và nước.

 Nêu được:

+ T/d với oxit axit - > muối + nước.

+ T/d với axit - > muối + nước.

 Làm quỳ tím chuyển xanh.

 Ghi nhận thêm thông tin.

II. Kiệm nghiệm các dự đoán

HĐ của GV HĐ của HS

- GV giao dụng cụ và hoá chất cho các nhóm, kèm theo phiếu học tập có

 Các nhóm nhận d/c, h/chất và phiếu học tập.

ghi nội dung các thí nghiệm cần làm.

Các thí nghiệm cần làm:

1) T/d của bazơ với chất chỉ thị màu:

+ Nhỏ 1 – 2 giọt NaOH lên mẩu giấy quỳ hoặc dd quỳ tím.

+ Nhỏ 1 – 2 giọt NaOH vào 1ml dd phenolphtalein không màu.

 NX sự chuyển màu của quỳ tím và phenolphtalein không màu, rút ra kết luận?

2) Cho Ba(OH)2và Fe(OH)3 t/d với dd H2SO4 loãng:

+ Nhỏ từ từ 1- 2 giọt dd Ba(OH)2 vào ống nghiệm chứa 2ml H2SO4 loãng.

+ Cho từ từ 1ml H2SO4 loãng vào ống nghiệm đựng Fe(OH)3 – Tạo ra Fe(OH)3 bằng cách cho FeCl3 tác dụng với dd NaOH thu được Fe(OH)3

kết tủa màu vàng nâu.

 Nêu hiện tượng sảy ra, nx về khả năng t/d với axit của bazơ tan và bazơ không tan? Viết PTHH ?

3) Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ:

Tạo ra Cu(OH)2 bằng cách cho CuSO4 t/d với NaOH, sau đó đun ống nghiệm có chứa Cu(OH)2 ( màu xanh lam ) trên ngọn lửa đèn cồn.

 Nhận xét về sự đổi màu của Cu(OH)2 trước và sau khi đun rút ra kết luận và viết PTHH sảy ra?

* Riêng p/ư giữa dd bazơ với oxit axit GV gợi ý để HS viết được PTHH

=> Sau khi HS hoàn thành GV nx, chính xác hoá các kiến thức cơ bản.

 Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn dưới sự giúp đỡ của GV.

 Sau mỗi TN nhónm được chỉ định sẽ b/c, các nhóm còn lại nx, bổ sung.

 Cá nhân mỗi HS hoàn thiện vào vở.

Tính chất hoá học của Bazơ:

1) Tác dụng của dd bazơ với chất chỉ thị màu:

Các dd bazơ ( kiềm ) làm đổi màu chất chỉ thị:

+ Quỳ tím - > xanh

+ Phênolphtalein ko màu - > đỏ 2) Tác dụng với oxit axit:

Dung dich bazơ ( kiềm ) tác dụng với oxit axit - > Muối và nước.

3Ca(OH)2(dd) + P2O5(r) Ca3(PO4)2(r) + 3H2O(l)

3) Tác dụng với axit:

Bazơ tan hay không tan đều t/d với dd axit -> Muối và nước.

Ba(OH)2(dd) + H2SO4(dd) BaSO4(r) + 2H2O(l)

2Fe(OH)3(r) + 3H2SO4(dd) Fe2(SO4)3(dd) + 6H2O(l)

4) Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ - > oxit và nước.

Cu(OH)2(r) Nhiệt độ CuO(r) + H2O(l)

5) Bazơ t/d với muối( Học ở bài 9 ) 4. Củng cố:

Bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

1) Cho những bazơ sau: KOH, Ca(OH)2, Zn(OH)2, Cu(OH)2, Al(OH)2, Fe(OH)3

dãy các oxit bazơ nào sau đây tương ứng với các bazơ trên?

A. K2O, CaO, ZnO, CuO, Al2O3, Fe3O4.

B. K2O, CaO, ZnO, Cu2O, Al2O3, Fe3O4.

√ C. K2O, CaO, ZnO, CuO, Al2O3, Fe2O3. D. Kết quả khác.

2) Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ chứa 1 dd không màu sau: NaCl, Ba(OH)2, NaOH, Na2SO4. Chỉ dùng thêm một thuốc thử nào sau đây để nhận biết được dd trong mỗi lọ?

A. Dùng dung dịch BaCl2. √ B. Dùng quỳ tím.

C. Dùng dung dịch H2SO4. D. Dùng dung dịch HCl.

( Dùng quỳ tím ta phân thành 2 nhóm chất:

+ Nhóm I: Làm quỳ tím chuyển xanh gồm : Ba(OH)2và NaOH.

+ Nhóm II: Không làm chuyển màu quỳ tím: NaCl và Na2SO4.

- Lấy mẫu thử của mỗi chất: Cho các chất ở nhóm I lần lượt tác dụng với các chất ở nhóm II:

* Nếu không có hiện tượng gì sảy ra thì chất lấy đem p/ư ở nhóm I là NaOH, vậy chất còn lại của nhóm I là Ba(OH)2.

* Tiếp tục cho Ba(OH)2 t/d với các chất nhóm II, chất nào kết tủa trắng là Na2SO4 vậy chất còn lại của nhóm II là NaCl. )

5. Dặn dò:

+ Học bài và làm btvn: 2, 3, 4, 5 SGK trang 25.

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Một phần của tài liệu giáo án hóa học 9 chuẩn (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(256 trang)
w