Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Một phần của tài liệu giáo án hóa học 9 chuẩn (Trang 148 - 155)

HĐ 2: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

3. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Y/c HS nhớ lại các kiến thức về:

+ Nguyên tắc và đặc điểm cấu tạo bảng tuần hoàn các nghuyên tố hoá học.

 Cá nhân HS đứng tại chỗ thực hiện các y/c của GV.

C CO2 CaCO3

CO2

Na2CO3

CO

+ Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong một chu kỳ và trong một nhóm.

+ Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

HĐ 2: Bài tập Bài tập 4 SGK trang 103

 GV gợi ý:

? Ô nguyên tố chu kỳ và nhóm cho ta các thông tin gì về 1 nguyên tố?

? Trong 1 chu kỳ và 1 nhóm sự biến đổi tính chất của các nguyên tố diễn ra như thế nào?

 Gọi HS lên bảng làm bài tập, các HS còn lại nx, bổ sung.

 GV nx, chính xác nội dung, đánh giá cho điểm.

+ Cấu tạo của nguyên tố A:

• ĐTHN: 11+

• Có 11p và 11e

• Có 3 lớp e và 1 e lớp ngoài cùng.

+ T/c đặc trưng của A: A đứng đầu chu kỳ 3

 A là 1 kim loại mạnh.

+ So sánh t/c của A với các nguyên tố lân cận:• Tính kim loại của A mạnh hơn nguyên

tố đứng sau( NT số hiệu 12).

• A đứng gần đầu nhóm I nên tính KL của A mạnh hơn nguyên tố đứng trên( NT số hiệu 3 ) và yếu hơn nguyên tố đứng dưới( NT số hiệu 19) Bài tập 5 SGK trang 103

 GV gợi ý:

? Viết công thức tổng quát của oxit sắt?

? Viết PTHH sảy ra?

+ Tính số mol Fe từ đó tính số mol FexOy.

+ Viết PTHH của CO2 và Ca(OH)2.

+ Thay x, y vào PT (1) tính số mol CO2 từ đó tính số mol CaCO3.

a. CTTQ của oxit sắt: FexOy. PTHH:

FexOy + yCO xFe + yCO2 (1) + Ta có nFe = 22,4/56 = 0,4 mol

+ Theo PT (1) ta có:

Số mol FexOy bằng 0,4/x mol Ta có:

m FexOy= n FexOy . M FexOy

 32 = 0,4/x( 56x + 16y ) 22,4 + 6,4y/ x = 32 6,4y/x = 9,6 y/x = 3/2

=> x= 2 y = 3

Vậy công thức của oxit sắt: Fe2O3

b. CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O Từ PT (1) có nCO2=3/2 nFe=3.0,4/2 = 0,6mol Theo PT (2) có nCaCO3 = nCO2 = 0,6 mol

Vậy khối lượng kết tủa thu được là:

0,6 . 100 = 60 gam.

Bài 6 SGK trang 103

* GV gợi ý:

+ Viết PTHH của MnO2 và HCl, xác định khí X?

+ Viết PTHH khi dẫn khí X vào dd NaOH, xác định dd A.

PTHH:

4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2H2O - Khí X là khí Clo

2NaOH + Cl2 NaClO + NaCl + H2O Ta có nMnO2 = 69,6/87 = 0,8mol

Ta có nNaOH = 0,5 . 4 = 2mol Vdd = 0,5 lít

Theo PT (1) n Cl2 = n MnO2 = 0,8mol Theo PT (2) nNaOH = 2. nCl2 = 1,6mol

 Dung dịch A gồm: Nước gia ven( NaClO và NaCl), NaOH dư.

theo PT(2) :

nNaClO = nNaCl = n Cl2 = 0,8mol

+ Ta có:

CMNaClO = CMNaCl = 0,8/0,5 = 1,6M + Số mol NaOH dư = 2 – 1,6 = 0,4 mol

 CM NaOH dư = 0,4/0,5 = 0,8M

4. Củng cố:

+ Hệ thống nội dung cơ bản.

5.HDVN:

+ Học bài.

+ Chuẩn bị giờ sau thực hành ( Bài 33 )

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết 42: Bài 33:

THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA PHI KIM VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

+ Khắc sâu kiến thức về phi kim, tính chất đặc trưng của muối Cacbonat và muối Clorua.

2. Kỹ năng:

+ Rèn kỹ năng thực hành hoá học và giải bài tập hoá học thực nghiệm.

3. Thái độ:

+ Có ý thức nghiêm túc, cẩn thận trong học tập và thực hành hoá học.

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của GV: - Bộ dụng cụ và hoá chất cho mỗi nhóm HS:

* Dụng cụ:

Ống nghiệm Giá thí nghiệm Giá sắt thí nghiệm

Ônga nghiệm có lắp ống dẫn khí hình chữ L

10 01 01 01

Đèn cồn

Muỗng lấy h/c rắn Chổi rửa

Ống nhỏ giọt Kẹp ống nghiệm

01 04 01 05 01 * Hoá chất:

Hỗn hợp CuO và C

( Một lượng bằng hạt ngô )

DD nước vôi trong NaHCO3

6 ml 1 thìa nhỏ

NaCl Na2CO3

CaCO3

1/4thìa nhỏ 1/4 thìa nhỏ 1/4 thìa nhỏ

2. Chuẩn bị của HS:

- Ôn tập các kiến thức về tính chất của PK và các hợp chất của nó.

III. Hoạt động dạy và học:

Ngày soạn: 14.

01. 09

Ngày giảng: 9A:

Ngày soạn: 10.

01. 09 N

y

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra: Kết hợp trong bài mới 3. Bài mới:

HĐ1: Ổn định tổ chức chung

HĐ của GV HĐ của HS

 GV nêu mục đích, yêu cầu giờ thực hành.

* Nhắc nhở HS các nội dung cần lưu ý:

- Khi làm thí nghiệm đun nóng ống nghiệm, trước hết cần dùng đèn cồn hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó mới tập trung đun ở phần ống nghiệm chứa hoá chất.

- Khi kẹp ống nghiệm trên giá thí nghiệm phải để miệng ống nghiệm hơi trúc xuống để tránh trường hợp hơi nước ngưng tụ chảy ngược về đáy ống nghiệm, dễ làm vỡ ống nghiệm.

- Khi làm thí nghiệm song phải bỏ ống nghiệm đựng dd Ca(OH)2 ra khỏi ống dẫn thuỷ tinh trước, sau đó mới tắt đèn cồn.

- Cần có nút cao su vừa khít miệng ống nghiệm và ống dẫn thuỷ tinh để khí CO2 tạo thành được đưa sang ống nghiệm chứa dd Ca(OH)2.

- Bột CuO, C cần được sấy khô trước khi trộn và được trải mỏng trong ống nghiệm A.

 Sau đó GV giao d/c, h/chất và phiếu thực hành cho các nhóm.

 Theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm thí nghiệm để các em có thể hoàn thành các nội dung trong phiếu thực hành.

 Ghi nhớ mục đích, yêu cầu của giờ thực hành.

 Ghi nhớ các điểm cần lưu ý trong khi làm thí nghiệm mà GV đã nêu ra.

 Nhóm trưởng nhận d/c, hoá chất và phiếu thực hành.

 Tiến hành TN theo hướng dẫn của GV, hoàn thành các nội dung y/c trong phiếu thực hành.

HĐ2: Thực hành

HĐ của GV HĐ của HS

- HS : làm thí nghiệm theo nhóm

2.1Thí nghiệm 1: Cacbon khử CuO ở nhiệt độ cao

- Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm.

- GV: Quan sát HS làm thí nghiệm và sửa những lỗi sai cho học sinh trong quá trình làm.

GV: Yêu cầu HS sau khi làm thí nghiệm , hoàn thành phiếu thực hành theo mẫu.

a) Cách làm: ( Lắp ráp thí nghiệm theo hình 3.9SGK trang 83 )

Lấy 1 ít bột hỗn hợp ( bằng hạt ngô ) CuO và C cho vào ống nghiệm A đã sấy khô. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí thuỷ tinh xuyên qua, kẹp ống nghiệm A lên giá thí nghiệm, đầu ống dẫn thuỷ tinh cắm gần đến đáy ống nghiệm B chứa dd Ca(OH)2

Dùng đèn cồn hơ nóng đều ống nghiệm A, sau đó tập trung đun ở chỗ ống nghiệm có chứa hỗn hợp CuO và C.

b) Trả lời câu hỏi:

Câu hỏi:

-Nêu hiện tượng quan sát được?

- Vì sao dung dịch Ca(OH)2 trong ống nghiệm B vẩn đục ?

- Giải thích, viết PTHH ?

- Tại sao cần phải sấy khô C, CuO và phải trải mỏng hỗn hợp này trong ống nghiệm?

- Tại sao phải kiểm tra độ kín của hệ thống ống dẫn khí?

2.2. Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối NaHCO3

a) Cách làm: ( Lắp ráp thí nghiệm theo hình 3.16 SGK trang 89 )

Cho một thìa nhỏ NaHCO3 vào ống nghiệm và lắp ráp như hình 3.16 SGK trang 89. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống dẫn bằng thuỷ tinh. kẹp ống nghiệm trên giá thí nghiệm, miệng ống nghiệm hơi chúc xuống. Đầu ống dẫn thuỷ tinh nhúng gần đến đáy ống nghiệm chứa dd Ca(OH)2. Dùng đèn cồn hơ nóng đều ống nghiệm chứa NaHCO3 sau đó tập trung đun ở phần ống nghiệm chứa NaHCO3.

Quan sát hiện tượng sảy ra và trả lời các câu hỏi sau:

b) Trả lời câu hỏi:

Câu hỏi: Nêu hiên tượng quan sát được? Giải thích, viết PTHH?

2.3. Bài tập thực hành nhận biết muối Cacbonat cà muối Clorua.

Có 3 lọ mất nhãn đựng 3 chất rắn ở dạng bột là NaCl, Na2CO3, CaCO3. Hãy làm TN nhận biết mỗi chất trong các lọ trên.

a) Cách làm:

- Dùng thìa nhỏ lấy trong các lọ ( đã được đánh số 1, 2, 3 ) đựng hoá chất mỗi lọ một thìa hoá chất cho vào từng ống nghiệm và để các ống nghiệm này trên giá ống nghiệm. Dùng ống nhỏ giọt cho vào mỗi ống nghiệm chứng 1 – 2 ml dd HCl. Để riêng ống nghiệm không có p/ư với dd HCl.

- Tiếp tục lấy một thìa nhỏ hoá chất có chứa các chất khi tác dụng với HCl có bọt khí bay lên vào hai ống nghiệm khác nhau. Dùng ống nhỏ giọt cho vào mỗi ống nghiệm khoảng 3ml nước cất, lắc nhẹ.

b) Trả lời câu hỏi:

Câu hỏi 1: Tìm sự khác nhau về tính chất của 3 chất trên bằng bằng cách điền một số chi tiết ( tính tan, tác dụng hay không tác dụng, dấu hiệu p/ư…) vào bảng sau:

NaCl Na2CO3 CaCO3

H2O dd HCl

Câu hỏi 2: Nêu hiện tượng quan sát được. Nêu dấu hiệu đặc trưng để nhận ra từng hoá chất trong thí nghiệm trên.Viết PTHH của p/ư sảy ra?

Câu hỏi 3: Điền tên chất cần dùng và dấu hiệu để nhận ra các chất vào sơ đồ sau để nhận biết các chất trong bài tập:

NaCl, Na2CO3, CaCO3

+ ?

NaCl, Na2CO3

+ ?

NaCl Na2CO3

4.Củng cố:

+ Thu phiếu thực hành.

+ Hướng dẫn HS thu dọn d/c, h/c về phòng TN.

+ Nhận xét về giờ thực hành.

5.HDVN:

+ Nghiên cứu bài mới.

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Một phần của tài liệu giáo án hóa học 9 chuẩn (Trang 148 - 155)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(256 trang)
w