Dãy hoạt động hoá học của kim loại được dây dựng như thế nào?

Một phần của tài liệu giáo án hóa học 9 chuẩn (Trang 77 - 80)

HĐ của GV HĐ của HS

- GV thông báo nội dung các thí nghiệm ( SGK/52 )cần phải làm, nhắc nhở HS cẩn thận, an toàn, nghiêm túc trong khi làm thí nghiệm.

- Theo dõi thông báo của GV.

- Giao dụng cụ, hoá chất cho các nhóm.

- Hướng dẫn các nhóm làm thí

nghiệm, ghi lại hiện tượng xảy ra, rút ra nhận xét và viết pthh.

 Nhóm trưởng nhận d/c và h/c.

 Các nhóm tiến hành thí nghệm theo hướng dẫn của GV:

+ Ghi lại hiện tượng quan sát được.

+ Rút ra nhận xét.

+ Viết pthh.

1. Thí nghiệm 1.

GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm:

+ Cho đinh sắt sạch vào ống nghiệm 1 đựng dd CuSO4.

+ Cho 1 mẩu dây Cu vào ống nghiệm 2 đựng dd FeSO4.

? Hiện tượng xảy ra ở hai ống nghiệm?

? Em có nhận xét gì về hiện tượng xảy ra ở ống nghiệm 1? Viết pt p/ư?

? So sánh mức độ HĐHH của 2 kim loại Fe và Cu? Nếu xếp theo mức độ HĐHH giảm dần thì kim loại nào đứng trước, kim loại nào đứng sau?

HS: Làm thí nghiệm theo nhóm

Nêu được hiện tượng xảy ra ở ống nghiệm 1 và 2.

+ Ống nghiệm 1: Có chất rắn màu đỏ bám ngoài đinh sắt.

+ Ống nghiệm 2: Không có hiện tượng gì sảy ra.

 + Ống nghiệm 1: Fe đã đẩy Cu ra khỏi dd muối CuSO4.

Fe(r) + CuSO4(dd) FeSO4(dd) + Cu(r)

+ Ống nghiệm 2: Cu không đẩy được Fe ra khỏi dung dịch FeSO4.

 Thông kết quả TN nêu được:

+ Fe HĐHH mạnh hơn Cu.

+ Ta xếp Fe đứng trước Cu.

2. Thí nghiệm 2 GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm:

+ Cho mẩu dây Cu vào ống nghiệm đựng dd AgNO3.

+ Cho mẩu dây Ag vào ống nghiệm đựng dd CuSO4

? Các hiện tượng sảy ra ở 2 ống nghiệm 1 và 2?

? Nhận xét về các hiện tượng đó và viết pthh?

HS: Làm thí nghiệm theo nhóm

 Nêu được các hiện tượng sảy ra ở ống nghiệm 1 và ống nghiệm 2, lên bảng viết được pthh.

+ Ống nghiệm 1: Có chất rắn màu xám trắng bám ngòai dây Cu.

+ Ống nghiệm 2: Không có hiện tượng gì xảy ra.

+ Ống nghiệm 1: Cu đã đảy được Ag ra khỏi dd AgNO3.

Cu(r) + 2AgNO3(dd)

? Em có nx gì về mức độ HĐHH của các kim loại tham gia thí nghiệm?

? Nếu xếp theo mức độ HĐHH giảm dần thì kim loại nào đứng trước, kim loại nào đứng sau?

Cu(NO3)2(dd) + 2Ag(r)

+ Ống nghiệm 2: Ag không đẩy được Cu ra khỏi dd CuSO4.

 Thông qua TN nêu được:

+ Cu HĐHH mạnh hơn Ag.

+ Ta xếp Cu đứng trước Ag.

3. Thí nghiệm 3 GV: Hướng dẫn HS làm thí

nghiệm:

+Cho đinh sắt vào ống nghiệm 1 đựng dd axit HCl.

+ Cho vài lá đồng nhỏ vào ống nghiệm 2 đựng dd axit HCl.

? Các hiện tượng xảy ra ở ống nghiệm 1 và ống nghiệm 2?

? Nhận xét về các hiện tượng đó?

Viết pthh xảy ra?

? So sánh về mức độ HĐHH của 2 kim loại Fe và Cu?

* GV thông báo: Kim loại nào đẩy được H2 ra khỏi dd axit ( HCl, H2SO4 loãng…) thì đứng trước H2, còn kim loại nào không đẩy được H2 ra khỏi dd axit thì đứng sau H2.

HS: Làm thí nghiệm theo nhóm

 Nêu được hiện tượng.

+ Ống nghiệm 1: Có nhiều bọt khí thoát ra.

+ Ống nghiệm 2: Không có hiện tượng gì xảy ra.

+ Ống nghiệm 1: Fe đẩy được H2 ra khỏi dd axit HCl.

Fe(r) + HCl(dd) FeCl2(dd) + H2(k)

+ Ống nghiệm 2: Cu không đẩy được H2

ra khỏi dd axit HCl

 Fe đẩy được H2 ra khỏi dd axit HCl.

Cu không đẩy được H2 ra khỏi dd axit HCl.

 Xếp được: Fe, H, Cu

4. Thí nghiệm 4 GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm:

+ Cho mẩu Na( bằng hạt đỗ ) vào cốc 1 đựng nước cất có nhỏ thêm vài giọt phenolphtalein không màu.

+ Cho 1 đinh sắt vào cốc 2 cũng đựng nước cất có nhỏ thêm vài giọt

phenolphtalein không màu

? nêu hiện tượng xảy ra ở cốc 1 và 2?

HS: Làm thí nghiệm theo nhóm

 Nêu hiện tượng xảy ra ở 2 cốc.

+ Cốc 1: Dung dịch sau p/ư chuyển

? Vì sao cốc 1 dd chuyển màu hồng?

? Giữa Na và Fe kim loại nào p/ư với nước mạnh hơn?

- Sau khi HS hoàn thành tất cả các nội dung:

? Căn cứ vào kết quả các TN 1, 2, 3, 4 ta có thể sắp xếp các kim loại tham gia TN thành dãy theo chiều giảm dần của mức độ HĐHH như thế nào?

 GVTB: Bằng rất nhiều các TN khác nhau, người ta xếp được các kim loại thành dãy theo chiều giảm dần của mức độ HĐHH gọi là: Dãy hoạt động hoá học của một số kim loại.

sang màu hồng

+ Cốc 2: Không có hiện tượng gì xảy ra.

 Rút ra nhận xét và viết pthh.

+ Cốc 1: Na p/ư ngay với nướctạo ra dd bazơ (NaOH), làm cho

phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng.

2Na(r) + 2 H2O(l) 2NaOH(dd) + H2(k)

+ Cốc 2: Fe không p/ư với nước.

 Rút ra nx:

+ Na HĐHH mạnh hơn Fe.

+ Ta xếp được: Na, Fe

 Xếp được: Na, Fe, H, Cu, Ag

DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC CỦA MỘT SỐ KIM LOẠI:

K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au

Một phần của tài liệu giáo án hóa học 9 chuẩn (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(256 trang)
w