HĐ của GV HĐ của HS
- Hướng dẫn các nhóm quan sát kết quả TN do GV đưa ra:
? Nêu hiện tượng quan sát được ở cả 4 ống nghiệm và rút ra nx?
TTBS: ĐK để xảy ra sự ăn mòn kim loại là nước và không khí, nhưng sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hay chậm lại phụ thuộc vào thành phần môi trường mà nó tiếp xúc.
- GV cho HS nhận xét VD:
? Thanh sắt để trong bếp than với
1. Ảnh hưởng của các chất trong môi trường.
Nhóm HS quan sát kết qủa TN, cần nêu được:
+ Đinh sắt trong ống nghiệm đựng nước ít bị gỉ( bị ăn mòn chậm)
+ Đinh sắt trong ống nghiệm đựng nước có hoà muối bị gỉ nhiều hơn( Sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn) + Đinh sắt trong các ống nghiệm chỉ có không khí khô hoặc nước cất vẫn sáng bóng( KL không bị ăn mòn)
NX: Điều kiện cần để kim loại để kim loại bị ăn mòn là nước và không khí.
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ.
Nêu được: Thanh sắt trong bếp
thanh sắt để nơi khô ráo, thoáng mát, thanh sắt nào bị ăn mòn nhanh hơn?
nguyên nhân?
? Nhận xét về sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự ăn mòn kim loại?
than bị ăn mòn nhanh hơn vì ở đó nhiệt độ cao hơn.
Đưa ra được nhận xét.
+ Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại:
- Kim loại bị ăn mòn là do tác dụng với những chất như nước, oxi( trong không khí) và một số chất khác… trong môi trường.
- Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào các chất trong môi trường và nhiệt độ của môi trường.
HĐ 3: Làm thế nào để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn
HĐ của GV HĐ của HS
Y/c HS thảo luận để trả lời câu hỏi:
? Trong thực tế cuộc sống ta có những biện pháp như thế nào để bảo vệ các đồ dùng, vật dụng bằng kim loại khỏi sự ăn mòn?
Y/c 1 nhóm b/c, các nhóm còn lại nx, bổ sung Hệ thống lại các biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn.
- TB: Để bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn hoặc hạn chế sự ăn mòn kim loại có 2 biện pháp cơ bản:
+ Ngăn không cho kim loại tx với không khí.
+ Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn.
( GV đưa ra thêm các thông tin về việc bảo vệ kim loại bằng cách sơn, mạ… hoặc thông tin về các hợp kim ít bị ăn mòn)
TL nhóm, sử dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
+ Nêu được:
- Để các đồ vật bằng kim loại ở nơi khô ráo, thường xuyên lau chìu sạch sẽ sau khi sử dụng, tra dầu mỡ, sơn chống gỉ, mạ…
- Sử dụng các đồ vật làm từ hợp kim không bị ăn mòn : Thép không gỉ( inox)
4. Củng cố:
+ Chỉ định HS đọc phần tóm tắt cuối bài.
+ Bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1) Mệnh đề nào đúng sau đây?
a. Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim dưới dạng hoá học của môi trường xung quanh gọi là sự ăn mòn kim loại.
b. Sự ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại bởi chất khí hay hơi nước ở nhiệt độ cao.
c. Ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại do kim loại tiếp xúc với dung dịch axit tạo ra dòng điện.
d. Tất cả đều đúng.
2) Sắt tây là sắt tráng thiếc. Nếu lớp thiếc bị xước thì kim loại nào bị ăn mòn nhanh?
a. Thiếc.
b. Sắt.
c. Cả hai đều bị ăn mòn như nhau.
d. Không xác định được.
3) Sau 1 ngày lao động người ta phải làm vệ sinh các thiết bị, máy móc, dụng cụ lao động bằng kim loại. Việc làm này có mục đích chính là gì?
a. Để kim loại sáng bóng đẹp mắt.
b. Để không gây ô nhiễm môi trường.
c. Để không làm bẩn quần áo khi lao động.
d. Để kim loại đỡ bị ăn mòn.
5.HDVN:
+ Học bài.
+ Trả lời câu hỏi cuối bài.
+ Làm bài tập luyện tập chương III.
Ngày soạn : Ngày giảng :
Tiết 28 : Bài 22 :
LUYỆN TẬP CHƯƠNG II : KIM LOẠI I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Học sinh ôn tập, hệ thống lại được các kiến thức:
+ Tính chất hoá học của kim loại.
+ Dãy hoạt động hoá học của kim loại và ý nghĩa của nó.
+ Tính chất giống và khác nhau giữa kim loại nhôm và kim loại sắt.
+ Sản xuất nhôm bằng cách điện phân nóng chảy hỗn hợp oxit nhôm và Criolit.
+ Thành phần, tính chất và quá trình sản xuất gang, thép.
+ Sự ăn mòn kim loại, các biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn.
2. Kỹ năng:
+ Biết hệ thống hoá rút ra những kiến thức cơ bản của chương.
+ Biết so sánh để rút ra những t/c giống và khác nhau giữa nhôm và sắt.
+ Biết vận dụng ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học để viết PTPƯ và xét được các p/ư có xảy ra hay không. Giải thích được 1 số hiện tượng xảy ra trong thực tế hoặc trong phòng thí nghiệm.
3.Thái độ:
+HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV: - Phiếu học tập (Các nội dung liên quan đến hoạt động nhóm).
2. Chuẩn bị của HS: - Ôn tập các kiến thức của chương II.
- Làm bài tập về nhà.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: Kết hợp trong bài 3.Bài mới:
N g à