Cấu tạo bảng tuần hoàn

Một phần của tài liệu giáo án hóa học 9 chuẩn (Trang 139 - 142)

HĐ của GV HĐ của HS

1. Ô nguyên tố.

 Y/c HS quan sát sơ đồ hình 3.22 SGK và nhận xét:

? Nguyên tố đó là nguyên tố gì?

KHHH? NTK?

? Nguyên tố đó có số hiệu bao nhiêu?

 GV bổ sung: Từ số hiệu của nguyên tố ta xác định được số thứ tự, số e, số p của nguyên tử nguyên tố đó.

 GV treo sơ đồ ô nguyên tố số 11:

? Từ 1 ô nguyên tố trên bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học cho chúng ta những thông tin gì về nguyên tố đó?

 GV nx, chính xác hoá kiến thức.

 Quan sát sơ đồ hình 3.22 SGK, rút ra thông tin để trả lời các câu hỏi của GV.

 Quan sát và đưa ra các thông tin về nguyên tố ô số 11:

+ Số hiệu: 11( Số e = 11;

số p = 11+) + Tên : Natri

+ KHHH: Na + NTK: 23

 Qua 2 VD: Hình 3.22 SGK và ô nguyên tố số 11 => Tổng kết lại các nội dung chính để trả lời câu hỏi của GV.

+ Ô nguyên tố cho biết:

- Số hiệu nguyên tử( số thứ tự của nguyên tố )

* Số điện tích hạt nhân nguyên tử.

* Số electron trong nguyên tử.

- Tên nguyên tố.

- Ký hiệu hoá học.

- Nguyên tử khối.

 Ghi vở.

2. Chu kỳ.

 Y/c HS đọc thông tin SGK, quan sát bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, đồng thời quan sát sơ đồ cấu tạo

 Cá nhân HS tự nghiên cứu thông tin SGK.

11 Na Natri

23

các nguyên tử: H; O; Na.

- Cho các em thảo luận theo nội dung:

? Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học có bao nhiêu chu kỳ?

? Điện tích hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố trong cùng chu kỳ thay đổi như thế nào?

? Nx về số lớp e của nguyên tử các nguyên tố trong cùng 1 chu kỳ?

 Mỗi nội dung gọi đại diện 1 nhóm b/c, các nhóm còn lại nx, bổ sung.

 GV nx, chính xác hoá kiến thức.

 GV cụ thể hoá các kiến thức về chu kỳ bằng các VD minh hoạ ở các chu kỳ 1, 2, 3.

 Độc lập quan sát bảng tuần hoàn các NTHH và sơ đồ cấu tạo các nguyên tử: H, O, Na.

 Thảo luận nhóm hoàn thành các nội dung do GV đưa ra.

- Bảng tuần hoàn các NTHH có 7 chu kỳ( có 3 chu kỳ nhỏ: 1, 2, 3 và 4 chu kỳ lớn: 4, 5, 6, 7 )

- Điện tích hạt nhân tăng dần

- Cùng số lớp electron

 Cử đại diện b/c, nx, bổ sung theo y/c của GV.

 Ghi vở.

 Phân tích các VD.

3. Nhóm

 Y/c HS quan sát bảng tuần hoàn, đồng thời quan sát sơ đồ cấu tạo nguyên tử các nguyên tố: Na, H, Cl…, thảo luận nhóm theo các nội dung:

? Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học có bao nhiêu nhóm?

? Trong cùng 1 nhóm điện tích hạt nhân nguyên tử các nguyên tố thay đổi như thế nào?

? Nhận xét về số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố trong cùng 1 nhóm?

 Mỗi nội dung gọi đại diện 1 nhóm b/c, các nhóm còn lại nx, bổ sung.

 GV nx, chính xác hoá kiến thức.

 VD ở nhóm I và II.

 Quan sát:

- Bảng tuần hoàn các NTHH.

- Sơ đồ cấu tạo các nguyên tử: Na, H, Cl.

 Thảo luận nhóm theo các nội dung GV đưa ra.

- Bảng tuần hoàn các NTHH có 8 nhóm , được đámh số thứ tự từ I  VIII.

- Các nguyên tố trong cùng 1 nhóm được xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử - Có cùng số electron lớp ngoài cùng( do đó có tính chất hoá học tương tự nhau ).

 Cử đại diện b/c, nx, bổ sung theo y/c của GV.

 Ghi vở.

 Phân tích VD.

4.Củng cố:

+ Bài tập: Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học điền đầy đủ thông tin vào bảng sau:

Số hiệu N.tố

Tên N.tố

NTK KH

HH Vị trí trên bảng TH các NTHH

Cấu tạo nguyên tử STT Chu

kỳ

Nhóm Điện tích hạt nhân

Số p

Số e

Số lớp e

Số e lớp ngoài cùng 14

15 19 20

5.HDVN:

+ Học bài.

+ BTVN: 1, 2 SGK trang 101.

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết 40: Bài 31:

SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC (Tiếp)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Sau khi học song, HS phải biết được:

+ Quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kỳ, nhóm.

+ Dựa vào vị trí của nguyên tố trên bảng tuần hoàn các NTHH ta suy đoán được cấu tạo nguyên tử và tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố đó, so sánh được tính chất của nguyên tố đó với nguyên tố đứng trước, đứng sau, đứng trên, đứng dưới.

2. Kỹ năng:

+ Dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí của nó trên bảng tuần hoàn các NTHH.

+ Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố suy ra vị trí và tính chất của nó.

3. Thái độ:

- Học sinh yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của GV: - Bảng TH các nguyên tố hoá học phóng to.

- Bảng kẻ 1 số chu kỳ.

2. Chuẩn bị của HS: - Bảng tuần hoàn các NTHH.

III. Hoạt động dạy và học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra:

? Trình bày nguyên tắc và đặc điểm cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học?

3. Bài mới:

Một phần của tài liệu giáo án hóa học 9 chuẩn (Trang 139 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(256 trang)
w