Mối tương quan cái đặc thù và cái phổ biến trong sự phát triển văn hóa

Một phần của tài liệu Một số vấn đề triết học văn hóa (Trang 107 - 114)

Chương 3. NHẬN THỨC VĂN HOÁ TRONG TRIẾT HỌC MÁC

3.3. Nguyên tắc lịch sử trong nhận thức văn hóa

3.3.2. Mối tương quan cái đặc thù và cái phổ biến trong sự phát triển văn hóa

Chủ nghĩa lịch sử thực sự chân chính luôn hướng tới vạch ra và khám phá cái đặc thù, cái cụ thể, cái đặc trưng trong văn hóa. Không có “văn hóa nói chung”, cũng như “xã hội nói chung”. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ làm sao phát hiện ra trong văn hóa phẩm chất hay thuộc tính cơ bản để tách biệt các hình thức đặc thù của nó, để phân biệt một hình thức này với hình thức khác. “Sự mô tả” đơn thuần các nền văn hóa không thể mang lại điều đó. Trong trường hợp tốt nhất nó chỉ cho phép vạch ra được một số khác biệt bề ngoài dễ thấy giữa các văn hóa, chẳng hạn như những khác biệt không gian - thời gian. Nghiên cứu ở đây sẽ dựa trên các dấu hiệu ngẫu nhiên, không chủ yếu, theo đó các văn hóa cũng có khác nhau về bề ngoài, nhưng lại không thể hiện được bản chất của hiện tượng đó.

Không phải dấu hiệu bất kỳ, mà chỉ có dấu hiệu bản chất, mới là cơ sở khoa học để tách biệt các hình thức văn hóa đặc thù. Nhưng làm thế nào phát hiện ra nó, cần tìm nó ở đâu? Nói cách khác, làm thế nào có thể xây dựng quan niệm chung về văn hóa (chỉ ra những dấu hiệu căn bản nhất của nó) bởi lẽ không có “văn hóa nói chung”, và nó luôn hiện ra dưới dạng lịch sử cụ thể? Nếu chỉ có thể tách biệt cái đặc thù khi so với cái chung thì làm thế nào phát hiện ra cái chung đó khi đã coi nó luôn chỉ tồn tại dưới hình thức đặc thù? Đó chính là khó khăn phương pháp luận cố hữu ở nhận thức lịch sử nói chung: không thể xác định văn hóa Cổ đại, Trung cổ… là gì

khi thiếu quan niệm về văn hóa nói chung, nhưng việc vạch ra quan niệm như thế là công việc quá phức tạp, bởi lẽ “văn hóa nói chung” không tồn tại trong hiện thực.

Lôgic hình thức không thể giải quyết vấn đề tương quan giữa cái phổ biến và cái đặc thù trong nhận thức lịch sử. Nó đòi hỏi một lôgic khác cho sự hiểu nó và các nguyên tắc nghiên cứu về quá trình phát triển đang diễn ra trong lịch sử. Trong quá trình đó mối tương quan cái phổ biến và cái đặc thù không thể được vạch ra bằng cách đặt đối lập chúng một cách trừu tượng. Cái phổ biến trong quá trình phát triển lịch sử không phải là dấu hiệu trừu tượng của hình thức đặc thù bất kỳ, mà là sự tổng kết, là kết quả của sự phát triển đó. Nó xuất hiện không phải ngay lập tức, không phải ở khởi đầu của vận động, mà ở giai đoạn cao nhất tại thời điểm được xét trong sự vận động đó. Theo nghĩa này cái phổ biến là thước đo mức độ phát triển của hiện tượng lịch sử, là chỉ báo cho thấy, nó đã vượt qua được bao nhiêu về trình độ phát triển so với những bậc thang khởi đầu. Trong khi là cái phổ biến như một nấc thang phát triển so với đối tượng trước đó, nó còn là một nấc thang xác định trong sự phát triển của chính đối tượng đó, nó là một hình thức lịch sử đặc thù của mình. Suy ra, cái phổ biến tồn tại trong quá trình lịch sử không thể là cái phổ biến trừu tượng, mà phải là cái phổ biến cụ thể trong mối liên hệ khăng khít với hình thức cụ thể của quá trình đó.

Tương ứng thì cái phổ biến trong văn hóa, trong khi ghi nhận trong mình kết quả xác định của sự phát triển lịch sử, sẽ bộc lộ ra không phải ở nấc thang khởi đầu, mà ở nấc thang phát triển muộn hơn sau này của nó. Mác đã cho là không thể làm rõ nội dung phổ biến của văn hóa (cũng như của mọi phạm trù lịch sử chung khác) ở thời kỳ lịch sử bất kỳ tuỳ ý. Để được hiểu như là nội dung phổ biến có ý nghĩa cho tất cả các thời đại, thì “những mầm mống” đó cần phải phát triển một cách hiện thực, đạt đến trình độ mà các điều kiện đó cũng mang tính phổ biến nhất định.

Phạm trù văn hóa, cũng như mọi phạm trù lịch sử khác, theo lời Mác, là có

“giá trị đối với tất cả mọi thời đại” [88, 71], trong tính phổ biến của mình nó là sản phẩm của những điều kiện lịch sử xác định. Chỉ trong sự liên hệ với những điều kiện đặc thù đó nó mới có thể bộc lộ như là phạm trù phổ biến, như là định nghĩa tất yếu và căn bản về quá trình lịch sử nói chung. Khi nêu tính đặc thù của sự xuất hiện các phạm trù lịch sử, Mác viết: “… Những sự trừu tượng chung nhất nói chung chỉ xuất hiện trong điều kiện của một sự phát triển cụ thể phong phú” [88, 69].

Mác chỉ ra cơ chế xuất hiện phạm trù kiểu đó qua ví dụ về lao động. Cho dù lao động và các quan niệm đầu tiên về nó đã có từ quá khứ xa vời, nhưng chỉ có thể hiểu lao động ở tính phổ biến của nó khi chỉnh thể xã hội đã phát triển đến mức “cụ thể phong phú” khiến cho lao động trở thành phương tiện chủ yếu tạo ra của cải.

Nguồn của cải tư bản chủ nghĩa không phải là lao động cụ thể ở hình thức đặc thù nào đó, nông nghiệp chẳng hạn, mà là lao động trừu tượng đã bị tước đi mọi tính xác định về chất. Mác viết: “Ở đây không phải chỉ trong phạm trù mà ngay cả ở trong thực tế, lao động đã trở thành một phương tiện để tạo ra của cải nói chung và đã mất mối liên hệ đặc biệt của nó với một cá nhân nhất định” [80, 69-70].

Tóm lại, trừu tượng lao động vốn thể hiện quan hệ cổ xưa nhất, đã chỉ được hiểu trong sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mác tổng kết: “Ví dụ này về lao động chứng minh một cách hùng hồn rằng ngay những phạm trù trừu tượng nhất - mặc dù chúng có giá trị đối với tất cả mọi thời đại chính nhờ cái tính chất trừu tượng của chúng - dưới bản thân cái tính xác định của sự trừu tượng đó, cũng là sản phẩm của các điều kiện lịch sử và chỉ đối với những điều kiện này và trong phạm vi những điều kiện này chúng mới có được một giá trị đầy đủ” [88, 70-71].

Giống như “nền kinh tế tư sản cho ta cái chìa khóa để hiểu nền kinh tế cổ đại” [88, 71], thì nền văn minh tư sản nói chung là chìa khóa để giải thích các giai đoạn phát triển văn hóa trước đó của nhân loại. Dĩ nhiên, không phải theo cái nghĩa

“mà các nhà kinh tế học đã hiểu, những người này xóa nhòa tất cả những sự khác nhau về mặt lịch sử và coi tất cả các hình thái xã hội đều là những hình thái tư sản”

[88, 71], mà theo nghĩa trong đó hình thái phát triển cao nhất cho phép hiểu ra hình thái thấp hơn. Xã hội tư sản vì thế thể hiện như “điểm gốc tọa độ” trong việc đánh giá tình trạng văn hóa của các thời đại trước đó. Chỉ có trong xã hội tư sản, nơi lao động (ít ra là ở hình thức trừu tượng) “trở thành phương tiện tạo ra của cải nói chung” thì mới có thể vạch ra quan niệm lý luận chung về văn hóa.

Khác với khái niệm lao động được khoa kinh tế chính trị nghiên cứu và chỉ ra tính chất bị tha hóa, tách rời khỏi các cá nhân cụ thể, khái niệm văn hóa vốn cũng xuất hiện vào thời đó lại vạch ra nội dung phổ quát mang tính tích cực đối với các cá nhân trong lao động xã hội của họ. Tính phổ quát của tồn tại người trong thế giới lần đầu tiên phát hiện ra mình trong chủ nghĩa tư bản dưới dạng lực lượng sản xuất phát triển trong lịch sử (mặc dù bị tha hóa khỏi con người) và các quan hệ sản xuất -

đó là cái chủ yếu đặc trưng cho văn hóa trên quy mô lịch sử chung, cấu thành nội dung của nó như là phạm trù lịch sử chung. Và chỉ ở giai đoạn này mới có thể nói về các hình thái tồn tại đặc thù của văn hóa ở các thời kỳ lịch sử khác nhau, về các kiểu lịch sử cụ thể của nó. Không thể rút ra các kiểu đó bằng cách “mô tả” các khác biệt mang tính kinh nghiệm trong đời sống của các nước và dân tộc riêng rẽ mà phải bằng cách “đánh giá” trạng thái xã hội và văn hóa bất kỳ từ giác độ của cái chung đã tạo thành bản chất của văn hóa, cấu thành nội dung lịch sử phổ biến của nó. Đây là điểm đã tiến sát đến vấn đề về bản chất của sự khái quát kiểu (loại hình) văn hóa.

Trong nghiên cứu văn hóa nhiệm vụ phân tách các kiểu đặc thù của nó đòi hỏi phải có quan niệm lịch sử chung về nó. Mác chỉ ra “sự hợp lý” của loại trừu tượng như thế “trong chừng mực nó thực sự nêu lên được cái chung, cố định nó lại, và do đó, tránh cho ta khỏi lắp lại” [88, 38]. Làm cách nào để trên cơ sở khái niệm chung về văn hóa có thể xây dựng được quan niệm về kiểu lịch sử (đặc thù) của nó?

Như đã nói ở trên, trong khi tạo ra văn hóa, con người rốt cuộc cũng tạo ra chính mình, vì vậy, kiểu văn hóa trước hết là phương thức tự sản xuất mang tính xã hội đặc thù ra con người, bị chế định bởi phương thức con người sản xuất ra đời sống vật chất của mình, các quan hệ xã hội của mình và ý thức, tức là bởi phương thức sản xuất xã hội. Trạng từ “của mình” ở đây đặc trưng cho dạng sản xuất vật chất và tinh thần bất kỳ như là tự sản xuất ra con người. Suy ra, sự phân kỳ lịch sử theo các phương thức sản xuất thay thế lẫn nhau vốn đã là cơ sở phân chia các hình thái kinh tế - xã hội, cũng chính là cơ sở cho sự phân kiểu văn hóa.

Để phân định các điểm đặc thù trong sự phát triển văn hóa ở các thời kỳ lịch sử khác nhau, Mác và Ăngghen thường sử dụng thuật ngữ “trình độ”. Ví dụ, trong Bản thảo kinh tế - triết học 1844 Mác viết về “trình độ văn hóa chung của con người” [87, 160], được xác định bởi quan hệ của họ với tự nhiên. Trong Tư bản ông nói về “buổi đầu” và “giai đoạn phát triển cao hơn” [84, 723] của văn hóa. Các thuật ngữ đó dùng để đặc trưng cho mức độ phát triển lịch sử, có lẽ là phù hợp nhất với khái niệm “kiểu văn hóa”.

Do vậy, khái niệm “kiểu” (hay “trình độ”) văn hóa không chỉ đơn thuần ghi nhận điểm đặc biệt tự nhiên hay xã hội thấy được bằng kinh nghiệm của đời sống người ở các cộng đồng hay thời đại lịch sử khác nhau. Các cộng đồng hay thời đại lịch sử đó không ngang bằng nhau, không tương đương nhau trên bình diện văn

hóa, bởi lẽ chúng khác nhau về quy mô sản xuất và tái sản xuất ra con người xã hội, bởi mức độ phát triển của tính cá thể người được thể hiện trong chúng. Chẳng hạn, khi nói về “tính văn hóa” của kỷ nguyên này so với kỷ nguyên khác, Mác hiểu không phải những thành tựu riêng rẽ của kỷ nguyên đó ở các lĩnh vực hoạt động riêng biệt (như nghệ thuật, chẳng hạn), mà hiểu đó là mức độ phát triển lịch sử chung của nó, được xác định trước hết bởi các tham số quan trọng nhất của tồn tại người trong lịch sử như thái độ của họ với tự nhiên và với những người khác.

Từ quan điểm này thì tính chất, kiểu tồn tại văn hóa của con người phụ thuộc trực tiếp vào sự tồn tại tự nhiên và xã hội của họ. Tính đặc thù của các kiểu hình lịch sử - văn hóa bị quy định bởi các hoàn cảnh cụ thể - tự nhiên và xã hội - của hoạt động sống con người, mà trong phạm vi của chúng diễn ra quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội ra con người. Chính đó là sự thống nhất của văn hóa với tự nhiên và xã hội.

Không thể đánh đồng văn hóa với tự nhiên và xã hội, quy nó về các đặc thù thuần túy tự nhiên và xã hội của đời sống người ở các thời kỳ khác nhau. Văn hóa như là sự tái sản xuất con người xã hội biểu thị quan hệ đặc biệt làm cho con người khác với con vật - quan hệ của họ với chính mình. Động vật không tự biết mình, một khi không phân biệt mình với tự nhiên, bao gồm cả tự nhiên riêng của nó. Con người trong khi biến giới tự nhiên, cả ngoài lẫn trong, thành đối tượng hoạt động của mình, của ý thức và ý chí, thì đã tự biết mình. Nhờ đó họ có khả năng nắm bắt bản tính của mình, trong khi động vật lại bị bản tính của nó chế ngự. Sự phát triển của quan hệ đó tới trình độ phổ biến, vạn năng chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử văn hóa của nhân loại.

Trong hiện thực quan hệ của con người với chính mình gắn bó chặt chẽ với quan hệ của họ với tự nhiên và những người khác. Nhưng họ không hề hoà tan ngay trực tiếp vào tự nhiên và những người khác. Đó chính là sự khác biệt, một mặt, giữa tự nhiênxã hội và mặt khác, với văn hóa. Tính chất đặc biệt của mối liên hệ văn hóa với tự nhiên và xã hội xác định tính đặc thù của các kiểu lịch sử văn hóa khác nhau. Suy ra, mỗi kiểu đều xuất hiện ở điểm giao thoa quan hệ của con người với tự nhiên và xã hội và quan hệ của họ với chính mình. Cách tiếp cận nhằm phân biệt các kiểu văn hóa phụ thuộc vào các mối quan hệ qua lại của con người với tự nhiên, với nhau và với chính mình đã định hình như thế nào, rõ ràng, cần phải trở thành nguyên tắc xuất phát điểm của phân kiểu văn hóa.

Nguyên tắc quan hệ qua lại giữa văn hóa với tự nhiên và xã hội cho phép tách biệt trong văn hóa ra 3 hình thái lịch sử chung nhất - tiền tư bản chủ nghĩa, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Mức độ phân kiểu như thế không loại trừ khả năng phân chia cụ thể hơn quá trình lịch sử - văn hóa vốn còn phải tính đến các đặc thù của nó, chẳng hạn như trong phạm vi một hình thái xã hội, vùng lãnh thổ, đất nước hay dân tộc riêng biệt. Tuy nhiên, để hiểu lôgic phát triển chung của văn hóa thì trước hết phải xác định nguyên tắc có thể phù hợp nhất với nội dung và ý nghĩa của quá trình lịch sử trong chỉnh thể. Đó là nguyên tắc mối tương quan của cái phổ biến trong văn hóa - của sự phát triển chỉnh thể con người - với các hình thái thể hiện đặc thù bị hạn chế một cách tự nhiên và xã hội của nó ở các thời kỳ phát triển lịch sử trước đó.

Nếu coi văn hoá là hoạt động, chính xác hơn là phương thức của hoạt động, xứng đáng được coi là quan điểm triết học nhất về văn hoá, thì trong chương 4 luận án sẽ tiếp tục làm rõ nội dung này ở các khía cạnh cấu trúc của hoạt động: chủ thể, khách thể, mục đích, kết quả, phương tiện của hoạt động như là những bộ phận hợp thành của văn hóa.

Kết luận chương 3

Như vậy, nhận thức đối tượng văn hóa đòi hỏi cần phải có những phương tiện và cách thức đặc thù. Trên cơ sở phê phán các quan niệm trước về văn hóa thường chia thành hai thái cực chủ nghĩa tự nhiên hoặc chủ nghĩa duy tâm, quy nhận thức văn hóa thành nhận thức tự nhiên hoặc đặt đối lập tuyệt đối chúng với nhau, cả hai cách nhận thức này đều khác xa nhận thức duy vật biện chứng về văn hóa vốn thừa nhận nội dung đặc thù người của nó. Khi nhận thức đối tượng văn hóa cần tuân thủ nguyên tắc khách quan, nghĩa là chúng vẫn phản ánh những thuộc tính khách quan xác định, tồn tại không phụ thuộc vào ý muốn của con người. Mặt khác, thao tác trừu tượng hóa được Mác sử dụng đã khắc phục được chủ nghĩa tự nhiên khi đồng nhất tự nhiên với văn hóa mà vẫn tránh được thái cực khác là tách biệt hoàn toàn tự nhiên và văn hóa như chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm đã làm. Theo cách của Mác, văn hóa được hiểu là hình thức tồn tại của con người, thể hiện các năng lực của con người với tư cách là chủ thể của quá trình cải biến thế giới - quá trình ấy chính là lao động. Lao động xã hội là nguồn gốc, là thực thể của văn hóa.

Cách hiểu duy vật về văn hóa còn bao gồm cả nguyên tắc lịch sử trong nhận thức về

Một phần của tài liệu Một số vấn đề triết học văn hóa (Trang 107 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)