1. MỤC TIÊU:
a. Về kiến thức :
- Một số trạng ngữ thường gặp - Vị trí của trạng ngữ trong câu b. Về kĩ năng:
- Nhận biết thành phần trạng ngữ của câu - Phân biệt các loại trạng ngữ
c. Về thái độ:
- Có ý thức sử dụng trạng ngữ đúng đắn.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a. Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án + nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị ví dụ trên bảng phụ máy chiếu.
b. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị bài mới. Soạn bài
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a.Kiểm tra bài cũ: (4’)
* Câu hỏi: Thế nào là câu đặc biệt ? Tác dụng của câu đặc biệt ?
* Đáp án:
Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
Và được dùng để :
- Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc hiện tượng.
- Liệt kê thông báo về sự tồn tại của các sự vật hiện tượng.
- Bộc lộ cảm xúc và gọi đáp.
* Giới thiệu bài: (1')
Để củng cố kiến thức về trạng ngữ của câu chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay ...
b. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
THKNS phân tích tình huống mẫu
I. Đặc điểm của trạng ngữ : (21’)
? Xác định trạng ngữ trong mỗi câu trên ?
* Ví dụ 1:
- Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, đời đời, kiếp kiếp... từ ngàn đời nay.
- Dưới bóng tre xanh -> Bổ sung thông tin về địa điểm.
- đã từ lâu đời -> Bổ sung thông tin về thời gian.
- đời đời, kiếp kiếp... từ ngàn đời nay ->
Bổ sung thông tin về thời gian.
* Ví dụ2:
- Các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu hy sinh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ độc lập tự do cho tổ quốc.
? Các trạng ngữ tìm được bổ sung cho những nội dung gì ?
-> Trạng ngữ chỉ mục đích.
? - GV nêu một số VD
Xác định trạng ngữ và cho biết các trạng ngữ đó bổ sung nội dung gì ?
- Sột soạt, gió trên tà áo biếc.
-> Trạng ngữ chỉ cách thức.
- Bằng chiếc lưỡi cày và thanh ghươm, ông cha ta qua nghìn năm dựng nước và giữ nước đã làm nên sức mạnh nhân nghĩa Việt Nam chiến thắng kẻ thù.
-> Trạng ngữ chỉ phương tiện.
? Người ta nhận ra trạng ngữ bằng dấu hiệu nào ?
- Ở trạng ngữ chỉ cách thức và phương tiện giữa C- V và trạng ngữ được ngăn cách bằng dấu phẩy.
? Có thể chuyển vị trí của các trạng ngữ trên được không ?
- Có thể chuyển được ở các vị trí khác nhau, đầu câu, cuối câu hoặc giữa câu.
? Qua phân tích ví dụ em hiểu gì về đặc điểm trạng ngữ ?
- Trạng ngữ được thêm vào trong câu dể xác định thời gian, nơi chốn nguyên nhân, mục đích, cách thức, phương tiện diễn ra sự việc nêu trong câu.
? Người ta phân biệt trạng ngữ bằng dấu hiệu nào ?
- Trạng ngữ có thể đứng đầu câu hay giữa câu.
- Giữa trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
? Đọc ghi nhớ/SGK * Ghi nhớ: ( sgk )
II. Luyện tập : (17’) 1. Bài tập 1 :
? Cụm từ “Mùa xuân” trong câu nào là trạng ngữ ? Trong các câu còn lại cụm từ “Mùa xuân”đóng vai trò gì ?
- Câu b là trạng ngữ.
- các câu còn lại trong đó : + câu a : Chủ ngữ, vị ngữ
+ Câu c : Là phụ ngữ trong cụm động từ bổ nghĩa cho đông từ
“ chuộng”
+ Câu d : Là câu đặc biệt.
2. Bài tập 2 :
? Đọc và tìm trạng ngữ trong các đoạn trích dưới đây ?
a. Như báo trước ... tinh khiết.
- Khi đi qua những cánh đồng xanh.
- Trong cái vỏ xanh kia, dưới ánh nắng.
b. Với khả năng ... trên đây.
3. Bài tập 3
? Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học hãy phân loại các trạng ngữ vừa tìm được ở bài tập 2 ?
a. Câu :
- Như báo trước ... tinh khiết.
- Khi đi qua những cánh đồng xanh.
-> Trạng ngữ chỉ thời gian.
Câu : Vì cái chất quý..
-> Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
b. Trạng ngữ chỉ cách thức .
c. Củng cố, luyện tập : (1’)
Người ta phân biệt trạng ngữ bằng dấu hiệu nào ?
=> Trạng ngữ có thể đứng đầu câu hay giữa câu.
Giữa trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’) - Học bài, hoàn thành các bài tập.
- Chuẩn bị tiết 87, 88: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh.
Rút kinh nghiệm
- Thêi gian:………..……….
………
- Kiến thức:………...
………
- Phương pháp:
……….
===========================================================
Ngày soạn Ngày dạy Năm
Lớp dạy 7a1 7a3 2017
Tiết 87, 88. Tập làm văn