1, Đêm tháng nă chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối 2, mau sao thì nắng vắng sao thì mưa 3, ráng mỡ gà có nhà thì giữ
4, tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt 5, tấc đất tấc vàng
6, nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền 7, nhất nước nhì phân tam cần tứ giống 8, nhất thì, nhì thục
9, một mặt người bằng mười mặt của 10, cái răng cái tóc là góc con người 11, đói cho sạch rách cho thơm
12, học ăn, học gói, học nói, học mở 13, không thầy đố mày làm nên 14, học thầy không tày học bạn
15, thương người như thể thương thân 16, ăn quả nhớ kẻ trồng cây
17, một cây làm chẳng nên non-ba cây chụm lại nên hòn núi cao Câu 2 (2đ)
- Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyeert phục trong bài lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí:”Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”
- Bài văn là một mẫu mực về lạp luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.
Câu 3 (1đ)
Biểu hiện giàu đẹp của tiếng việt:
- Kết hợp chứng cớ khoa học đời sống làm cho lý lẽ trở lên sâu sắc.
- Tiếng Việt tế nhị uyển chuyển diễn đạt tình cảm tư tưởng của con ngườ,i thoả mãn các yêu cầu văn hoá xã hội.
Câu 4 (2đ)
phân tích nội dung và cách tổ chức của hai câu tục ngữ sau:
a. Thương người như thể thương thân
- Nội dung: khuyên hãy yêu thương người khác như yêu chính bản thân mình.
- Cách tổ chức "thương người được đặt lên trước "thương thân" nhằm nhấn mạnh đối tượng thương yêu đồng cảm.
+ "Như thể" so sánh có tính ngang bằng b. Đói cho sạch rách cho thơm.
- Nội dung:
+ Nghĩa đen: dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù rách vẫn phải cố gắng cố sao cho thơm tho.
+ Nghĩa bóng: dù đói rách vẫn phải giữ được phẩm chất cao đẹp của mình, không làm những điều xấu xa, tội lỗi.
- Cách tổ chức: có cấu tạo hai vế, đối nhau hoàn chỉnh
Hai vế bổ sung nhau về ý nghĩa trên cơ sở nói về cái ăn mặc nhưng thực ra là nói về việc giữ gìn nhân phẩm.
Câu 5: (3 đ) Hãy chứng minh sự giản dị trong lối sống của Bác Hồ qua văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ"
a. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề chứng minh: Giản dị trong lối sống của Bác.
b. Thân bài:
* Giản dị trong bữa cơm và đồ dùng:
- Bữa cơm chỉ vài ba món giản dị, lúc ăn không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong cái bát bao giờ cũng để sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.
- Tác giả bình luận Bác quý trọng kết quả sản xuất, kính trọng ngưòi phục vụ.
->Bữa ăn đạm bạc, đơn giản, dân dã đậm vị quê hương.
* Cái nhà sàn vẻn vẹn vài ba phòng, luôn lộng gió và tràn ngập ánh sáng -> Cái nhà thoáng mát, tao nhã
* Việc làm: Bác làm việc suốt ngày: cứu nước cứu dân, trồng cây, viết thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu, đi thăm khu tập thể
- Việc gì Bác tự làm thì không cần ngưòi giúp
-> Làm việc khoa học, gần gũi, quan tâm đến mọi ngưòi
-> Sự giản dị trong đời sống vật chất đã đi liền cới đời sống tinh thần phong phú, cao đẹp
c. Kết bài: Kết luận: Luận cứ toàn diện, dẫn chứng phong phú, cụ thể, xác thực, chứng minh giàu sức thuyết phục làm rõ sự giản dị trong lối sống của Bác.
4. Đánh giá nhận xét sau khi chấm bài kiểm tra( Có tiết trả bài ) Rút kinh nghiệm
- Thêi gian:………..……….
………
- Kiến thức:………...
………
- Phương pháp:
……….
===========================================================
Ngày soạn Ngày dạy Năm
2017
Lớp dạy 7a1 7a3
Tiết 99 : Tiếng Việt
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (tiếp)
1. MỤC TIÊU:
a. Về kiến thức
- Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi câu bị động.
b. Về kĩ năng:
- Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại .
- Đặt câu ( chủ động hay bị động) phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Ra quyết định lựa chọn cách sử dụng chuyển đổi câu theo những mục đích cụ thể của bản thân
- Giao tiếp trình bày, suy nghĩ, trao đổi về cách chuyển đổi câu.
c. Về thái độ:
- Chủ động sử dụng câu chủ động và câu bị động phù hợp.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a, Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án + nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị ví dụ b. Chuẩn bị của HS : Chuẩn bị bài mới. Soạn bài
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a. Kiểm tra bài cũ: (4’)
* Câu hỏi: Thế nào là câu chủ động, câu bị động ? Cho VD ?
* Đáp án :
- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng vào người, vật khác. (chỉ chủ thể của hoạt động)
VD : Thầy hiệu trưởng đến thăm lớp em.
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào ( chỉ đối tượng của hoạt động).
VD : Lớp em được thầy hiệu trưởng đến thăm.
* Giới thiệu bài: (1’)
Để nắm được cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và thực hành các thao tác chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động đó là nội dung của bài học hôm nay ...
b. Dạy nội dung bài mới :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh