- Phạm Văn Đồng -
1. MỤC TIÊU:
a. Về kiến thức :
- Sơ giản về tác giả PhạmVăn Đồng
- Đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong lối sống quan hệ với mọi người trong việc làm trong bài viết và lời nói.
- Cách nêu dẫn chứng cụ thể toàn diện, rõ ràng kết hợp với giải thích bình luận ngắn gọn và sâu sắc.
b.Về kĩ năng:
- Đọc và phân tích văn bản nghị luận xã hội
- Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong bài văn nghị luận.
- Tự nhận thức được đức tính giản dị của bản thân cần học tập ở Bác Hồ
- Làm chủ bản thân xác định đựoc mục tiêu phấn đấu, rèn luyện về lối sống của bản thân theo tấm gưong của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi bước vào thế kỉ mới,
- Giao tiếp, trao đổi, trình bày suy nghĩ, tình cảm của bản thân về lối sống của Bác.
c. Về thái độ:
- Kính yêu Bác và học tập theo 5 điều Bác dạy.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a, Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án + nghiên cứu tài liệu, một số tài liệu về Bác Hồ trên máy chiếu.
b, Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị bài mới. Soạn bài
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a. Kiểm tra bài cũ: (4’)
* Câu hỏi: Nêu nội dung của văn bản, sự giàu đẹp của Tiếng Việt ?
* Đáp án:
Bằng những chứng cớ, lý lẽ chặt chẽ bài văn đã chứng minh sự giàu có đẹp đẽ của Tiếng Việt với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó. Là một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc.
*Giới thiệu bài: (1’)
Thủ tướng Phạm Văn Đồng là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – một người công sự gần gũi trong suốt mấy chục năm qua. Ông được sống và làm việc bên cạnh Bác, viết nhiều sách về Bác. Trong đó có văn bản ...
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
I. Đọc và tìm hiểu chung : (10’)
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm :
? Trình bày tóm tắt những hiểu biết của em về tác giả ?
* PVĐ (1906 – 2000) Là nhà cách mạng nổi tiếng, nhà văn hoá lớn. Ông giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
(Viết nhiều sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng hiểu biết tường tận tình cảm yêu kính chân thành của mình)
? Nêu xuất xứ của văn bản ? * Trích từ bài diễn văn trong lễ kỷ niệm 81 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 1970
2. Đọc :
? Nêu yêu cầu đọc - Rõ ràng mạch lạc biểu hiện tình cảm của tác giả.
3. Bố cục :
? Bài nghị luận viết về vấn đề gì ? - Tính giản dị của Bác Hồ.
? Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ ta chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống ?
- Chứng minh : Con người, sinh hoạt, lối sống, việc làm.
? Tìm hiểu trình tự lập luận của tác giả nêu bố cục của bài ?
- 2 phần :
* Mở bài: Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống giản dị thanh bạch của Bác.
* Thân bài: Chứng minh sự giản dị, thanh bạch của Bác Hồ trong lối sống, sinh hoạt và việc làm.
G Phần I: Nhận xét chung về tính giản dị của Bác.
Phần II: Biểu hiện đức tính giản dị của Bác.
- Bữa ăn chỉ có vài ba món đơn giản.
- Nhà sàn chỉ có 2, 3 phòng hoà cùng vời thiên nhiên.
- Việc làm: Từ việc nhỏ đến việc lớn ít cần người phục vụ. Sự giản dị trong đời sống vật chất đi liền với đời sống tinh thần phong phú cao đẹp.
- Giản dị trong lời nói bài viết.
THGDKNS và giáo dục đạo đức HCM
II. Phân tích :
1. Nhận định về đức tính giản dị của Bác : (8’)
? Trong phần mở bài tác giả viết mấy câu ? Đó là những câu nào ?
2 câu: - Điểm rất quan trọng...
- Rất lạ lùng...
? Em hiểu luận điểm được nêu trong câu thứ nhất là gì ?
* Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác.
? Văn bản tập trung làm rõ phạm vi đời sống nào của Bác ?
- Đời sống giản dị hàng ngày.
? Sự giản dị trong đời sống hàng ngày được tác giả nhận định bằng những từ nào ?
. Thanh bạch.
. Trong sáng.
. Tuyệt đẹp.
? Trong đó từ nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?
- Thanh bạch: Thâu tóm đức tính giản dị của Bác, trong thanh bạch có giản dị, trong sáng, đẹp đẽ.
? Trong khi nhận đinh về đức tính giản dị của Bác Hồ tác giả có thái độ ntn ?
- Tin ở nhận định của mình.
-> Thái độ ngợi ca.
HS đọc thầm từ : “ Con người ....
ngày nay”.
2. Những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác Hồ : 13'
? Đoạn văn chứng minh đức tính giản dị trong phạm vi nào ?
a. Giản dị trong lối sống:
? Lối sống giản dị của Bác được thể hiện ở những phương diện nào ?
- Giản dị trong tác phong sinh hoạt.
- Giản dị trong quan hệ với mọi người.
? Để làm rõ nếp sống giản dị trong sinh hoạt của Bác, tác giả đưa ra những chi tiết nào để chứng minh ?
. Bữa cơm ... vài ba món ... giản đơn ...
ăn không rơi vãi ... bát ... sạch ... thức ăn sắp xếp tươm tất.
. Cái nhà sàn ... vài ba phòng ... lộng gió ... hương thơm hoa vườn.
? Em có nhận xét gì về cách đưa ra dẫn chứng của tác giả ?
-> Dẫn chứng chọn lọc tiêu biểu giản dị đời thường gần gũi với mọi người dễ hiểu.
? Để thuyết phục bạn đọc về sự giản dị của Bác tác giả còn đề cập đến phương diện nào ?
- Trong quan hệ với mọi người.
? Phương diện ấy được thể hiện qua những từ ngữ nào ?
. Viết thư ... nói chuyện với các cháu.
. Đi thăm nhà tập thể ... việc tự làm được ... không cần giúp đỡ.
. Đặt tên cho người phục vụ : Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi
? Nhận xét về cách đưa ra dẫn chứng của tác giả ... có tác dụng gì ?
=> Liệt kê dẫn chứng tiêu biểu làm nổi rõ con người Bác trong quan hệ với mọi người, trân trọng, yêu quí tất cả.
? Trong đoạn văn tác giả dùng dẫn chứng kết hợp với bình luận biểu cảm. Em hãy chỉ ra câu văn bình luận biểu cảm ? Tác dụng ?
. ở việc làm nhỏ đó ... quý trọng biết bao…
. một đời sống ... thanh bạch, tao nhã biết bao
? Trong đoạn văn tiếp theo tác giả giải thích bình luận về lý do và ý nghĩa của đức tính giản dị của Bác.
Em hiểu gì về lối sống ... trong lời giới thiệu của tác giả ?
* Khẳng định lối sống giản dị của Bácthể hiện qua tác phong sinh hoạt và trong quan hệ với mọi người.
-> Bác sống giản dị vì cuộc đời Bác luôn gắn bền với cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân. Bác sống giản dị vì người được tôi luyện trong cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân. Lối sống giản dị hoà hợp với các giá trị tinh thần khác làm thành phẩm chất cao quí tuyệt vời của Bác.
- Biểu hiện lối sống văn minh mọi người cần noi theo.
? HS đọc đoạn cuối.
Đoạn cuối có nội dung gì ?
b. Giản dị trong cách nói và viết :
? Để làm sáng tỏ sự giản dị của Bác trong cách nói và cách viết tác giả đã dẫn ra những câu nói nào ?
- “ Không có gì quí hơn độc lập tự do”.
- “Nước VN là một dân tộc VN là một sông có thể cạn ... núi mòn ... chân lý không bao giờ thay đổi”.
? Vì sao tác giả lại dùng những cách nói này để chứng minh cho sự giản dị trong cách nói, viết của Bác ?
- Đó là câu nói nổi tiếng về ý nghĩa, nội dung ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc mà mọi người dân đều biết, thuộc, hiểu câu nói này.
? Tác giả đã giải thích lý do Bác nói giản dị ntn ?
-> Vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được và làm được.
? Em hiểu gì về tác dụng của những lời nói, viết của Bác ?
- Lời nói viết của Bác có sức tập hợp, lôi cuốn, cảm hoá lòng người.
? Tác giả có lời bình luận ntn về tác dụng của lối nói giản dị sâu sắc của Bác ?
Những chân lí...thâm nhập vảo quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là CNAH cách mạng.
? Qua đó, tác giả muốn khẳng định, đề cao điều gì?
- Đề cao sức mạnh phi thường của lối nói giản dị và sâu sắc của Bác Hồ có sức mạnh khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng trong quần chúng nhân dân.
III. Tổng kết – ghi nhớ: (4’)
? Em học tập được điều gì từ cách nghị luận của tác giả ?
- Kết hợp chứng minh, giải thích, bình luận.
? ( Tích hợp ĐĐHCM)
Văn bản nghị luận lại cho em những hiểu biết mới mẻ sâu sắc nào về Bác Hồ ?
- Đức tính giản dị mà sâu sắc trong lối sống, lối nói và viết là một vẻ đẹp cao quí trong con người Hồ Chí Minh.
IV. Luyện tập: (3')
? Hãy tìm một số VD để CM sự giản dị trong thơ văn của Bác ?
VD: Bài thơ:
Hòn đá to Nhấc không đặng Hòn đá nặng Nhiều người nhấc Một người nhấc Nhấc lên đặng
? ( Tích hợp KNS)
Bài thơ này khuyên nhủ về điều gì ?
=> Khuyên nhủ về sức mạnh to lớn của đoàn kết.
- 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng - Thư của Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường nước VNDCCH.
c.Củng cố và luyện tập:(1’)
Văn bản nghị luận lại cho em những hiểu biết mới mẻ sâu sắc nào về BH ?
=> Đức tính giản dị mà sâu sắc trong lối sống, lối nói và viết là một vẻ đẹp cao quí trong con người Hồ Chí Minh
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1’) - Học bài, hoàn thành các bài tập.
- Chuẩn bị tiết 94 : Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Rút kinh nghiệm
- Thêi gian:………..……….
………
- Kiến thức:………...
………
- Phương pháp:
……….
===========================================================
Ngày soạn Ngày dạy Năm
Lớp dạy 7a1 7a3 2017
Tiết 94 : Tiếng việt