? Đưa bảng phụ. * VD 1:
? Đọc to 2 VD. a. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ
ông
Đổi tượng của hđ
vải đã được hạ xuống từ hôm “hoá vàng”.
b. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ Đối tượng của hđ
ông vải đã hạ xuống từ hôm “hoá vàng”.
? Đây là 2 câu chủ động hay câu bị động ? Vì sao ?
-> câu bị động.
? Em hãy xác định rõ: đối tượng của hoạt động?
-> đối tượng của hoạt động: Cánh màn điều treo ở bàn thờ ông vải
-> hoạt động: hạ
? Xét về hai mặt nội dung và hình thức, em thấy giữa 2 câu này có có gì giống và khác nhau ?
- Giống: đều là câu bị động, có cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động ở đầu câu.
Cùng miêu tả một sự việc.
- Khác :
+ Câu a có dùng từ được đặt ngay sau cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động.
+ Câu b không dùng từ được như vậy.
?
G
Em hãy tìm câu chủ động tương ứng với hai câu bị động nói trên ?/
Hãy chỉ rõ các từ chỉ chủ thể, đối tượng của hoạt động và hoạt động trong câu này?
Y/C HS chú ý câu chủ động và câu bị động a.
* Câu chủ động:
Người ta đã hạ cánh màn điều treo Chủ thể HĐ Đối tượng của hđ ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm
“hoá vàng”.
- Người ta là chủ thể của hoạt động.
- Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải là đối tượng của hoạt động.
-> hoạt động: hạ
? Để chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động a, người ta làm cách nào ?
- Chuyển cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động (Cánh màn điều ...vải) lên đầu câu làm chủ ngữ đồng thời thêm từ được vào sau cụm từ ấy.
? Trong trường hợp này, ở sau
cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động, ngoài từ được, ta còn có thể dùng từ nào khác ?
-> Có thể dùng từ bị.
? Qua phân tích VD, em thấy muốn chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động người ta làm như thế nào ?
- Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy.
? Tiếp tục quan sát câu chủ động và câu b, Em thấy việc chuyển đổi câu chủ động này thành câu bị động b có gì khác so với cách chuyển từ câu chủ động thành câu BĐ a ở trên ?
- Câu c cũng chuyển đối tượng của hoạt động ( Cánh màn điều ...vải) lên đầu câu làm chủ ngữ đồng thời lược bỏ chủ thể của hoạt động (“ người ta”). Và điểm khác nữa là không dùng từ được đặt sau cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động( như Vd a).
? G
Đưa thêm VD c.
Trong câu bị động này, chủ thể của
c. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông Đổi tượng của hđ
vải đã được (người ta) hạ xuống từ hôm
hoạt động “người ta” đã được cô chuyển vào trong ngoặc đơn.
“hoá vàng”.
? Tại sao cụm từ này lại được đặt trong ngoặc đơn ? (Đặt như vậy thể hiện điều gì ?)
- Nó trở thành phần phụ chú ( Lớp 8 sẽ học kĩ hơn) mà phần phụ này không bắt buộc có mặt ở trong câu. Tức là nếu nó có mặt thì sẽ bổ sung thêm nội dung, ý nghĩa cho câu; nếu nó không có mặt cũng không phương hại gì đến nội dung, ý nghĩa của câu.
? Qua tìm hiểu tiếp các VD vừa rồi, em thấy còn có cách nào khác trong việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ?
- Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
? Đến đây, em thấy có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ?
-> Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
G Đưa sơ đồ khái quát về hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
=> Sơ đồ khái quát
? Đưa Bài tập nhanh: * Bài tập nhanh:
VD: Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỷ XIII.
? Hãy chuyển đổi câu chủ động sau thành 2 câu bị động tương ứng theo 2 cách vừa học ?
. Cách 1 : Ngôi chùa ấy được một nhà sư vô danh xây từ thế kỷ XIII.
. Cách 2 : Ngôi chùa ấy xây từ thế kỷ XIII.
? Đưa VD 2: * VD 2:
a. Bạn em được giải Nhất trong kỳ thi học sinh giỏi.
b. Tay em bị đau.
? Những câu trên có phải là câu bị động không ? Vì sao ?
- 2 câu trên không phải là câu bị động vì:
+ ở câu a, TP chủ ngữ “bạn em” không chỉ người được HĐ của người (hay vật) khác hướng vào. Tức là nó không phải là đối tượng của hoạt động nêu ở VN.
+ ở câu b, TP chủ ngữ “tay em” là chủ thể của trạng thái “đau” chứ không phải
là đối tượng của hoạt động.
? 2 câu này có thể chuyển thành câu chủ động tương ứng không ?
-> Mặt khác 2 câu này cũng không thể chuyển thành 2 câu chủ động tương ứng được.
? Qua phân tích ví dụ trên em thấy ta gì cần phải chú ý điều gì về câu bị động ?
- Không phải câu nào có các từ “bị”,
“được” cũng là câu bị động.
? Đưa VD 3:
Câu này là câu chủ động hay câu bị động ?
*VD3:
Thầy giáo phê bình em. (Câu chủ động)
? Hãy chuyển đổi câu này thành 2 câu bị động tương ứng ( theo cách 1) trong đó 1 câu dùng từ được và câu còn lại dùng từ bị ?
* Cách 1:
1. Em được thầy giáo phê bình.
-> Có hàm ý đánh giá tích cực về sự việc được nói trong câu. Cho rằng việc Thầy giáo phê bình em là tốt, để em còn tiến bộ. Đó là điều mà người nói mong muốn.
2. Em bị thầy giáo phê bình.
? Sắc thái nghĩa của câu dùng từ được với câu dùng từ bị này có gì khác nhau ?
-> Ngược lại, câu bị động dùng từ bị lại có hàm ý đánh giá tiêu cực về sự việc được nói trong câu. Cho rằng việc Thầy giáo phê bình mình (em) là điều mà em mong muốn.
? Từ đây em thấy việc dùng từ được và từ bị tạo ra những sắc thái ý nghĩa khác nhau như thế nào cho mỗi câu bị động chứa chúng ?
* Lưu ý:
- Sắc thái ý nghĩa của câu bị động:
+ dùng từ được: có hàm ý đánh giá tích cực, đáng mong muốn đối với sự việc được nói trong câu .
+ dùng từ bị: có hàm ý đánh giá tiêu cực, không đáng mong muốn đối với sự việc được nói trong câu .
? Đưa VD 4 *VD4:
1. Nó rời sân ga.
2: Sân ga được/ bị nó rời.
? Vậy trong 2 câu trên, câu nào ta không nên sử dụng ? Vì sao ?
Câu 2, vì nội dung không hay, không phù hợp với thực tế, với hoàn cảnh giao tiếp.
? Vậy qua VD, ta cần phải lưuu ý điều gì khi biến đổi câu chủ động thành câu bị động ?
- Khi biến đổi câu chủ động thành câu bị động, cần lưu ý từng trường hợp cụ thể.
Nghĩa là:
- Khi biến đổi câu chủ động thành câu bị động, trường hợp nào mà các câu bị động được tạo thành hay, phù hợp với thực tế, với hoàn cảnh giao tiếp thì ta biến đổi và sử dụng. Ngược lại thì không.
G Dùng bản đồ tư duy để khái quát nội dung bài học