1. MỤC TIÊU:
a. Về kiến thức
- Một số khái niệm liên quan đến đọc - hiểu văn bản như ca dao, tự ngữ, thơ trứ tình, thơ đường luật, thơ lục bát, song thất lục bát... phép tuơng phản và tăng cấp trong nghệ thuật.
- Sơ giản về thể loại thơ Đường
- Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại ở từng văn bản
b. Về kĩ năng:
- Hệ thống hoá khái quát hoá kiến thức về các loại van bản đã học, - So sánh, ghi nhớ , Đọc thuộc lòng thơ; Lập bảng hệ thống phân loại.
c. Về thái độ:
Có tinh thần yêu nước, yêu đồng bào, yêu tổ quốc
2.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
a, Chuẩn bị của GV: :
Soạn giáo án + nghiên cứu tài liệu b, Chuẩn bị của HS:
Học bài cũ + Chuẩn bị bài mới.
Đọc bài và soạn bài.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a, Kiểm tra bài cũ: 5’
* Câu hỏi: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thị Kính trong vở chèo : “ Quan Âm Thị kính” ?
* Đáp án:
- Thị Kính là người vợ hết mực thương yêu chồng (dọn kỷ, quạt mát cho chồng – thấy râu mọc ngược trên cằm chồng băn khoăn lo lắng).
- Thị Kính bị mắc oan bi thảm và bế tắc (nỗi oan giết chồng 5 lần kêu oan đều bất lực) phải chọn kiếp tu hành vào cửa phật.
=> Thị Kính đại diện cho số phận bất hạnh đau khổ của người phụ nữ trong xã hội cũ.
* Giới thiệu bài: (1’)
Để giúp các em ôn tập hệ thống được các kiến thức cơ bản về phần văn học.
Đó là nội dung giờ học hôm nay sẽ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề này b. Dạy bài mới :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
I Nội dung Câu 1
? Em hãy ghi lại các tác phẩm văn học đã học trong cả năm học
1. Cổng trường mở ra 2. Mẹ tôi
3. Cuộc chia tay của những con búp bê
4. Những câu hát về tình cảm gia đình 5. Những câu hát về TY quê hương đất nước
6. Những câu hát than thân 7. Những câu hát châm biếm 8. Sông núi nước nam
9. Phò giá về kinh
10. Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra
11. Bà ca côn sơn 12. Sau phút chia ly 13. Bánh trôi nước 14. Qua đèo ngang 15. Bạn đến chơi nhà 16. Xa ngắm thác núi Lư
17. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh 18. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
19. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá 20. Cảnh khuya
21. Rằm tháng giêng 22. Tiếng gà trưa
23. Một thứ quà của lúa non: cốm 24. Sài gòn tôi yêu
25. Mùa xuân của tôi
26. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
27. Tục ngữ về con người và xã hội 28. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
29. Sự giàu đẹp của tiếng việt 30. Đức tính giản dị của Bác Hồ 31. Ý nghĩa văn chương
32. Sống chết mặc bay
33. Những trò lố hay là va-ren và Phan Bội Châu
34. Ca huế trên sông hương 35. Quan âm thị kính
Câu 2
? Đọc lại chú thích (*) trong bài 3,5, 7,8,13,16,18,26 để nêu một số khái niệm sau:
- ca dao dân ca - tục ngữ - thơ trữ tình - …..
1. Ca dao, dân ca
Dân ca là những sáng tác kết hợp giữa lời và nhạc, ca dao là lời thơ của dân ca, ngoài ra còn bao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca.
2. Tục ngữ
Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền.
3. Thơ trữ tình
"Thơ trữ tình" là 1 thể loại thơ ca có đặc trưng là bày tỏ, nói lên tư tưởng tình cảm của tác giả, thông qua tư tưởng tình cảm phản ánh cuộc sông.
4. Thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật
Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, tức là chỉ có 28 chữ trong một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, là phân nửa của thất ngôn bát cú. Được ra đời vào thời kỳ nhà Đường, có nguồn gốc từ Trung Quốc.
5. Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật
tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 5 chữ,
6. Thơ thất ngôn bát cú đường luật Thơ thất ngôn bát cú là loại thơ mỗi bài có 8 câu và mỗi câu 7 chữ, tức là chỉ có 56 chữ trong một bài thơ thất ngôn bát cú.
Thơ thất ngôn bát cú có thể được làm theo hai luật: luật bằng và luật trắc. Về vần thì có hai loại: vần bằng và vần trắc.
Tuy nhiên, các thi nhân thường hay làm theo vần bằng, tức là luật bằng vần bằng và luật trắc vần bằng.
1. LUẬT BẰNG VẦN BẰNG:
- Luật bằng vần bằng là bài thơ mà tiếng thứ hai của câu đầu là tiếng bằng và các tiếng ở cuối các câu 1-2-4-6-8 phải vần với nhau và đều là vần bằng.
2. LUẬT TRẮC VẦN BẰNG:
- Luật trắc vần bằng là bài thơ mà tiếng thứ hai của câu đầu là tiếng trắc và các tiếng ở cuối các câu 1-2-4-6-8 phải vần với nhau và phải là vần bằng.
BỐ CỤC BÀI THƠ BÁT CÚ:
- Câu số 1 dùng để mở bài (gọi là phá đề), câu số 2 dùng để chuyển tiếp vào bài (gọi là thừa đề). Hai câu này có tên là hai câu đề.
- Hai câu 3 và 4 dùng để giải thích đề tài cho rõ ràng. Hai câu này có tên là hai câu trạng (có nơi gọi thuật hay thực).
- Hai câu 5 và 6 dùng để bàn rộng nghĩa đề tài và được gọi là hai câu luận.
- Hai câu 7 và 8 dùng để tóm ý nghĩa cả bài và được gọi là hai câu kết.
7. Thơ lục bát
Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác. Thơ lục bát tuân thủ luật về thanh và vần rất nghiêm ngặt, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.
Thơ Lục Bát là một thể thơ đặc sắc của dân tộc ta, Thơ lục bát có mặt trong hầu hết các làn điệu dân ca, ca dao, với sức sống lâu bền và phát triển liên
tục. Chắc chắn, thể thơ Lục Bát có trước chữ Quốc ngữ, nhờ nó mà hàng vạn những câu dân ca, ca dao, tục ngữ của ông bà ta xưa đã được con cháu truyền miệng từ đời này sang đời khác, tồn tại cho tới hôm nay và mai sau.
Cách Gieo Vần - Chữ: Cách Gieo Vần-Chữ cuối của câu trên (tức câu 6) phải vần với chữ thứ sáu của câu dưới (tức câu 8). Cứ mỗi hai câu thì đổi vần, và bao giờ cũng gieo vần bằng (còn gọi là bằng hoặc bình, tức có dấu huyền hoặc không dấu). Ký hiệu của bằng là B. Ðặc biệt chữ thứ tư của câu 6 và câu 8 và chữ thứ bảy của câu 8 luôn luôn được gieo ở vần trắc hay trắc (tức có dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã, hoặc dấu nặng). Ký hiệu của trắc là T. Chữ thứ sáu của câu 8 được gọi là yêu vận (vần lưng chừng câu), và chữ thứ 8 của câu tám được gọi là cước
vận (vần cuối câu). Vận hay vần là tiếng đồng thanh với nhau. Gieo vần thì phải hiệp vận (tức cho đúng vận của nó).
8. Thơ song thất lục bát
Thể thơ song thất lục bát (hai 7+6- 8), cũng được gọi là lục bát gián thất (6-8 xen hai 7) hay thể ngâm là một thể văn vần (thơ) đặc thù của Việt Nam. Một số tác phẩm lớn trong văn chương Việt Nam, trong đó có bản dịch Chinh Phụ Ngâm ra quốc âm đã được viết theo thể thơ này.
Thơ song thất lục bát gồm có 2 câu 7 chữ và 1 câu 6 chữ, 1 câu 8 chữ.
Chữ cuối câu bảy trên vần với chữ thứ 5 câu bảy dưới, chữ cuối câu bảy dưới vần với chữ cuối câu lục, tiếng cuối câu lục vần với chữ thứ 6 câu bát. Và chữ cuối câu bát vần với chữ thứ 5 (đôi khi chữ thứ 3) của câu thất tiếp theo.
9. Phép tương phản và phép tăng cấp trong nghệ thuật
Câu 3 (5’)
? Những bài ca dao dân ca đã học thuộc các chủ đề gì?:
- Những câu hát về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, con người, những câu hát than thân, những câu hát châm biếm.
? Những bài ca dao dân ca đã học thể hiện những tình cảm, thái độ gì ?
- Những câu hát về tình cảm gia đình thường là lời ru của mẹ, lời của những người con hoặc ông bà, cha mẹ nói với con cháu để tâm tình, nhắc nhở về công ơn của thế hệ sinh thành về tình mẫu tử và tình anh em ruột thịt.
- Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người hay nhắc đến tên sông, tên núi, tên những vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh
trí, lịch sử văn hoá của từng địa danh.
Đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn nhủ và các bức tranh phong cảnh là tình yêu chân chất tinh tế và lòng tự hào về quê hương đất nước và con người dân tộc Việt Nam.
- Những câu hát than thân thường dùng những con vật, sự vật gần gũi nhỏ bé tội nghiệp làm hình ảnh biểu tượng ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng thân phận con người. Những bài ca dao này ngoài ý nghĩa than thân, thể hiện niềm đồng cảm với nỗi niềm cuộc đời đau khổ đắng cay của người nông dân, người phụ nữ còn có ý nghĩa phản kháng tố cáo chế độ XHPK đẩy con người vào hoàn cảnh khốn cùng.
- Những câu hát châm biếm thể hiện rõ và khá tập trung những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng Việt Nam. Qua các hình ảnh ẩn dụ tượng chưng cường điệu, phóng đại... những câu hát châm biếm phơi bày những hiện tượng tự nhiên trái ngược đời sống phê phán những thói hư tật xấu của những hạng người và những hiện tượng đáng cười trong XH.
Câu 4: (3’)
? Mỗi câu tục ngữ đều thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân ta về thiên nhiên, lao động sản xuất con người và xã hội ntn ?
- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất truyền đạt nhiều bài học kinh nghiệm của nhân dân về dự đoán thời tiết, khí tượng về cách canh tác mùa vụ, về đất đai, Thái độ đối với lao động, giúp họ chủ động trong sản xuất và nâng cao năng suất lao động.
- Tục ngữ về con người xã hội truyền đạt rất nhiều bài học bổ ích vô giá trong cách nhìn nhận giá trị con người, trong cách học, cách sống và cách ứng xử hàng ngày. Những bài học đó được nhân dân đúc kết nhằm tôn vinh giá trị con người.
Câu 5: (3’)
?
G
Các bài thơ, đoạn thơ trữ tình của VN và Trung Quốc đã học trong chương trình là gì ?
-> Các đoạn thơ, bài thơ này đều là những sáng tác văn học trung đại tiêu biểu không chỉ có giá trị lớn về mặt nội dung tư tưởng mà còn có giá trị lớn về mặt nghệ thuật.
- Xem các phần ghi nhớ sgk và các bài học để nắm chắc về nội dung và nghệ thuật.
- Sông núi nước Nam.
- Phò giá về kinh (Trần Quang Khải).
- Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Trần Nhân Tông).
- Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi).
- Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm).
- Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương).
- Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan).
- Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến).
?
G
Các bài thơ Đường trong chương trình đã học ?
-> Đây là các bài thơ nổi tiếng của các nhà thơ đời Đường Trung Quốc.
Tiêu biểu cả về nội dung và hình thức nghệ thuật.
- Xa ngắm thác núi Lư (Lý Bạch).
- Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Lý bạch).
- Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hạ Tri Chương)
- Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Đỗ Phủ).
C Tổng kết các văn bản đọc – hiểu là văn xuôi trong chương trình Ngữ văn 7.
Câu 6: (10’)
? Nêu nội dung và nghệ thuật của các văn bản ?
1. Cổng trường mở ra:
- Nội dung: Bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng yêu thương tình cảm to lớn sâu nặng của bà mẹ đối với người con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
- Nghệ thuật: Sử dụng ngôn ngữ độc thoại dưới nhiều hình thức những lời tâm tình khuyên nhủ chứa cha tình yêu thương của người mẹ đối với người con.
2. Mẹ tôi:
? Nội dung nghệ thuật của văn bản Cuộc chia tay ... ?
- Nội dung: Bài thơ giúp ta hiểu biết và thấm thía những tình cảm thiêng liêng và sâu nặng của cha mẹ đối với con cái.
- Nghệ thuật: Tác phẩm là một bức thư khuyên răn đầy chân thành và cảm động
của người cha trước lỗi lầm của con trẻ.
3. Cuộc chia tay của những con búp bê:
? Nội dung nghệ thuật của văn bản… - Nội dung: Bài văn cho thấy những tình cảm chân thành và sâu nặng của 2 em bé trong truyện. Cảm nhận được nỗi đau đớn xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh.
Biết thông cảm và chia sẻ với những người bạn ấy.
- Nghệ thuật: Cách kể chuyện rất chân thật cảm động
4. Một thứ quà cua lúa non: cốm 5. Sài gòn tôi yêu
6. Mùa xuân của tôi 7. Sống chết mặc bay:
? Nội dung nghệ thuật của văn bản Sống chết mặc bay ?
- Nội dung: Tác giả đã lên án tên quan phủ “ lòng lang dạ sói” trước sinh mạng của nhân dân và bày tỏ niềm thương cảm của mình trước cảnh nghìn sầu muôn thảm của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây ra.
- Nghệ thuật: Vận dụng và kết hợp 2 phép tương phản và tăng cấp.
8. Những trò lố hay là Va Ren và Phan Bội Châu:
? Nội dung nghệ thuật của văn bản… - Nội dung: Tác phẩm đã khắc hoạ được 2 nhân vật có tính chất đại diện cho 2 lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau : Va Ren gian trá, lố bịch đại diện cho thực dân Pháp ở Đông Dương và Phan Bội Châu kiên cường dũng cảm tiêu biểu cho khí phách VN.
- Nghệ thuật: Khả năng tưởng tượng
hình ảnh dồi dào, sử dụng phép tương phản đối lập.
9. Ca Huế trên sông Hương Câu 7
? Trong bài viết của mình Đặng Thai Mai kết hợp với việc học tập tác phẩm bằng tiếng việt đã có. Hãy phát biểu những ý kiến về sự giàu đẹp của tiếng việt?
Trong bài viết của mình Đặng Thai Mai đã chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt ở 3 phương diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt với những phẩm chất bền vững và giàu kinh nghiệm sáng tạo trong quần thể phát triển lâu dài của nó, đã là một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc.
- Về sự phong phú và phối hợp hài hoà thanh điệu có thể lấy dẫn chứng những câu thơ chọn trong các bài ca dao, Chinh phụ ngâm khúc, Truyện Kiều.
- về đặc điểm cú pháp TV có yêu cầu tự nhiên hài hoà thanh điệu, cân xứng có thể lấy được những câu thơ chọn lọc trong các bài ca dao, chinh phụ ngâm khúc, Truyện Kiều.
- Về khả năng sáng tạo từ ngữ mới phù hợp sự phát triển của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội... có thể lấy được từ các từ ngữ mới xuất hiện gần đây trong các lĩnh vực kinh tế hay KHKT và đã nhanh chóng được phổ biến rộng rãi. Trong đó có những từ được du nhập từ nước ngoài, hoặc dịch nghĩa từ các thuật ngữ của nước ngoài.
Câu 8: (6’)
? Hãy phát biểu những điểm chính về ý nghĩa văn chương ?
Dựa vào nhận xét của tác giả trong bài viết hãy tìm các dẫn chứng trong các tác phẩm đã học từ đầu năm học để chứng minh cho sự giàu đẹp của tiếng việt trên 3 phương diện. Lưu ý
Theo Hoài Thanh nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm của lòng vị tha.
Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống. gây những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. Nếu trong lịch sử nhân loại xoá bỏ văn
rằng trong bài viết của mình, tác giả cũng chưa đưa ra dẫn chứng cụ thể ?
chương thì sự sống sẽ nghèo nàn vô cùng. Tuy nhiên nguồn gốc của văn chương còn bắt nguồn từ cuộc sống lao động của loài người.
Ngoài ra công dụng của văn chương không chỉ là gây những tình cảm ta sắn có mà còn có những công dụng nữa khác như:
. Văn bản văn chương là một công cụ đẻ giao tiếp trao đổi, là chiếc cầu nối giữa tác giả với độc giả. ( ý nghĩa giao tiếp) . Văn bản góp phần thoả mãn nhu cầu của tâm hồn con người đặc biệt là nhu - Văn chương có thể được sử dụng để cầu về cái đẹp. ( nhu cầu thẩm mỹ)giáo dục tuyên truyền những tư tưởng đạo đức chính trị. ( ý nghĩa giáo dục)
- Văn chương mang lại cho con người những hiểu biết về hiện thực đời sống về con người với tính cách xã hội và số phận của họ phát triển năng lực nhận thức của cả người viết và người đọc ở óc quan sát, khả năng, phân tích, trí tưởng tượng và trực giác. ( ý nghĩa nhận thức) - Tác phẩm văn chương có khả năng mang lại cho người đọc sự thích thú, say mê và sử dụng văn học như một hình thức giải trí. ( ý nghĩa giải trí)
Câu 9: (6’)
?
Việc học phần tiếng Việt và tập làm văn theo hướng tích hợp trong chơng trình NV 7 có ích gì cho việc học phần Văn ?
Việc kết hợp 3 phần văn – tiếng việt – tập làm văn có mục đích là kết hợp việc hình thành những năng lực phân tích, bình giá và cảm thụ văn học với việc hình thành 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết vốn là 2 quá trình gắn bó hữu cơ và hỗ trợ nhau đắc lực. Đặc biệt với việc học văn, cách học này mang lại hiệu quả cao trong việc tìm hiểu, phân tích tác phẩm ở các khía cạnh từ ngữ cú pháp và cách lập luận của bài văn. Tất cả các phương diện đó đều thể hiện dụng ý của nhà văn trong việc chuyển tải nội dung của tác