1. MỤC TIÊU:
a. Về kiến thức:
- Giúp HS củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận giải thích.
b. Về kĩ năng:
- Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, nhận xét dàn ý, và viết các phần đoạn trong bài văn giải thích.
* Kỹ năng sống:
- Suy nghĩ phân tích, bình luận đưa ra ý kiến của cá nhân về đặc điểm, tầm quan trọng về các phương pháp thao tác, nghị luận, giải thích.
- Ra quyết định lựa chọn phương pháp và thao tác lập luận.
- Lấy dẫn chứng khi tạo lập đoạn lập luận, giải thích.
c. Về thái độ:
- Có ý thức trình bày những vấn đề mang tính chất giáo dục cái hay cái đẹp.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a. Chuẩn bị của GV: : Soạn giáo án + nghiên cứu tài liệu.
b. Chuẩn bị của HS: : Đọc bài và soạn bài.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a. Kiểm tra bài cũ: ( 3p’)
* Câu hỏi : Dàn bài của một bài văn lập luận giải thích gồm có mấy phần ? Nêu nội dung các phần ?
* Trả lời : Gồm 3 phần :
- Mở bài : Giới thiệu điều cần giải thích và mở ra phương hướng giải thích.
- Thân bài : Lần lượt trình bày các nội dung giải thích, cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp.
- Kết bài : Nêu ý nghĩa của điều được giải thích với mọi người.
*Giới thiệu bài: (1’)
Các em đã nắm được các bước làm bài văn lập luận giải thích để vận dụng 4 bước đó tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu….
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh THKNS, thực hành viết tích cực I. Luyện tập :(25p)
? HS đọc đề bài. * Đề bài : Một nhà văn có nói : “ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó ?
1. Tìm hiểu đề và tìm ý : a. Tìm hiểu đề :
? Đề bài thuộc thể loại nào ? - Thể loại : Giải thích
? Đề bài yêu cầu giải thích vấn đề gì ? - Nội dung : Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.
? Làm thế nào để nhận ra yêu cầu đó ?
- Vấn đề : Sách mãi là nơi lưu giữ trí tuệ con người.
? Để đạt được yêu cầu giải thích đã - Căn cứ vào mệnh lệnh của đề những từ
nêu ở trên bài làm cần có những ý gì ?
ngữ then chốt của đề (sách ngọn đèn sáng bất diệt, trí tuệ con người).
b. Tìm ý :
- Tìm nghĩa bóng của câu tục ngữ :
“Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
? Vì sao sách lại là ngọn đèn sáng bất diệt ?
. Sách là ngọn đèn sáng rọi chiếu soi đường đưa con người khỏi chốn tối tăm của sự không hiểu biết.
. Ngọn đèn sáng bất diệt không bao giờ tắt.
? Hãy tìm ví dụ cho thấy sách là bất diệt ?
- Những cuốn sách có giá trị đều là:
“Ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” vì :
. Ghi lại những hiểu biết quí giá nhất mà con người tích luỹ được trong sản xuất, trong chiến đấu, trong các mối quan hệ xã hội.
VD : Những câu tục ngữ, ca dao, câu chuyện truyền thuyết cổ tích …
. Những hiểu biết được sách ghi lại không chỉ có ích cho một thời mà còn có ích cho mọi thời.
. Nhờ có sách những hiểu biết ấy sẽ được truyền lại cho đời sau.
? Câu nói trên có phải là lời ca ngợi sách tôn vinh sách không ?
- Câu nói trên là lời ca ngợi sách tôn vinh sách ngoài ra còn có những câu nói khác ví dụ :
. Mỗi quyển sách tốt là người bạn hiền.
. Cần phải yêu quí sách, chăm đọc sách hơn.
. Cần có ý thức tiếp nhận ánh sáng trí tuệ chứa đựng trong sách.
2. Lập dàn ý : a. Mở bài :
? Phần mở bài cần trình bày những nội dung gì ?
- Dẫn dắt ngắn hướng về nội dung của luận đề.
- Giới thiệu câu nói : Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.
b. Thân bài :
? Cần sắp đặt các ý của phần thân bài theo trình tự ntn ?
- Giải thích từ ngữ : “ trí tuệ” thể hiện tinh tuý tinh hoa của sự hiểu biết.
- Giải thích ý nghĩa của câu nói
- Sách là ngọn đèn sáng rọi chiếu, rọi đường đưa con người ra khỏi chốn tối tăm (ở đây là chốn tối tăm của sự không hiểu biết)
- Sách là ngọn đèn sáng bất diệt : Ngọn đèn sáng không bao giờ tắt.
-> Cả 3 câu ý nói : Sách là nguồn sáng bất diệt được thắp lên từ trí tuệ con người.
? Giải thích cơ sở chân lý của câu nói trên ?
- Giải thích cơ sở chân lý của câu nói trên.
- Không phải mọi cuốn sách đều là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người cuốn sách có giá trị như
. Ghi lại những hiểu biết quí giá nhất mà con người đúc kết được từ những kinh nghiệm trong sản xuất trong chiến đấu và trong các mối quan hệ xã hội.
. Những hiểu biết mà sáchghi lại không chỉ có ích cho một thời mà còn có ích cho mọi thời và truyền từ đời này sang đời khác.
? Giải thích sự vận dụng của câu nói ? - Giải thích sự vận dụng của câu nói : . Cần phải chăm đọc sách để vốn sống được phong phú tri thức mở mang lối sống được tốt hơn.
. Cần phải biết chọn sách mà đọc.
. Cần phải biết tiếp nhận ánh sáng trí tuệ của sách.
? Phần kết bài cần trình bày những nội dung gì ?
c. Kết bài :- Khẳng định vai trò của sách đối với trí tuệ con người.
- Liên hệ bản thân : Yêu quí sách, chăm đọc sách.
G Hướng dẫn HS viết, nhận xét, bổ sung và sửa chữa
3. Viết đoạn văn : - Viết đoạn mở bài - Viết đoạn thân bài - Viết đoạn kết bài G Hướng dẫn HS viết, nhận xét, bổ
sung và sửa chữa
4. Đọc lại và sửa chữa : HS tiếp tục tập viết và tự sửa chữa ở nhà.
c.Củng cố và luyện tập. ( 1')
Muốn làm bài văn lập luận giải thích cần thực hiện mấy bước đó là những bước nào ?
-> Cần thực hiện 4 bước : Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài và sửa chữa.
- Mở bài : Giới thiệu điều cần giải thích và mở ra phương hướng giải thích.
- Thân bài : Lần lượt trình bày các nội dung giải thích, cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp.
- Kết bài : Nêu ý nghĩa của điều được giải thích với mọi người.
Tích hợp KNS:
? Qua câu tục ngữ trong đề bài đã giải thích, em rút ra bài học gì cho bản thân ?
- Cần chăm chỉ đọc sách để mở rộng tầm hiểu biết.
- Chọn sánh có ích, phù hợp lứa tuổi, tránh sách có nội dung không tốt.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (5’) - Học bài và làm bài tập.
- Chuẩn bị bài : Những trò lố hay là Va Ren và Phan Bội Châu.
- Viết bài tập làm văn số 6 ở nhà 1.Đề bài
Lớp 7A1: Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: thất bại là mẹ thành công Lớp 7A2: Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy ? 2. Đáp án :
Đề lớp 7A1 I/MB:
- Giới thiệu vấn đề: Thất bại là mẹ thành công
Trong cuộc sống mấy ai ko từng gặp thất bại. Có những người không thể tự đứng lên sau mỗi lần vấp ngã của chính bản thân mình. Để khuyên nhủ, động viên, nhắc nhở, tục ngữ có câu:"Thất bại là mẹ thành công"
II/TB:
1. Giải thích:
- Giải thích nghĩa đen của luận điểm:"Ngừơi mẹ"
- Giải thích nghĩa bóng của luận điểm:
* Trong cuộc đời ai ko từng vấp ngã, cho VD từ chính bản thân mình * Thái độ của mỗi người khi vấp ngã: Có người bỏ cuộc như con chim sâu khi trúng tên thì sợ cây cung... Có người sau thất bại, người ta sẽ rút ra đựơc những kinh nghiệm quí báu để ko còn thất bại nữa. Cho VD.
2. Những tấm gương vượt qua thất bại của bản thân để thành công:
- Mạc Đĩnh Chi với ngọn đèn đom đóm
- Thần Siêu: Tấm gương luyện chữ của Nguyễn Văn Siêu - Niutơn, Lui Paxtơ...
III/KB:
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề
- Bài học cho bản thân: Vậy xin chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn không thể tự đứng dậy sau mỗi vấp ngã của chính mình...
Đề lớp 7a3 a. Mở bài :
- Dẫn dắt : Tính dân tộc nghĩa đồng bào là vô cùng thiêng liêng sâu sắc.
- Nêu vấn đề cần giải thích : Người trong một nước phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
- Dẫn câu ca dao : Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
b. Thân bài :
- Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng rút ra ý nghĩa của câu ca dao.
- Giá gương là vật dụng đặt trên bàn thờ gia tiên. Một biểu tượng thiêng liêng của người đã khuất. Trên giá gương có thể là một tấm ảnh, một tờ giấy đã phai màu ghi lại một vài nét về tiểu sử công đức của người đang đựơc thờ cúng. Giá gương thường được sơn son thiếp vàng rất đẹp một vẻ đẹp cổ kính trang nghiêm.
- Nhiễu điều là một thứ hàng dệt cao cấp màu đỏ thắm. Đem nhiễu điều phủ lấy giá gương làm cho đã đẹp lại càng thêm đẹp, thêm trang trọng. Chữ “ phải” ở trong câu ca dao nghĩa là chở che bao bọc biểu thị một thái độ một tấm lòng tôn kính, biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Hình ảnh gắn bó vừa thiêng liêng vừa thương cảm.
- Đi từ cụ thể đến trìu tượng, từ so sánh đến khái quát nhân dân ta đã lấy hình ảnh “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương” để qua đó nêu lên một bài học đạo lý có giá trị giáo dục sâu sắc khuyên nhủ mọi người Việt Nam tình thương yêu đoàn kết dân tộc.
* Vì sao người trong một nước phải thương yêu đùm bọc lẫn nhau ?
- Người trong một nước có chung cội nguốn nòi giống đều là con Rồng cháu Tiên có mối quan hệ khăng khít về vật chất và tình cảm.
- Tình thương yêu đoàn kết dân tộc cho ta một niềm tin về sức mạnh về nòi giống và lòng tự hào dân tộc để vượt qua mọi khó khăn chiến thắng thù trong giặc ngoài.
- Tình thương yêu đùm bọc đồng loại là đạo lý sống của nhân dân ta từ xưa đến nay : Lá lành đùm là rách …. Bầu ơi thương lấy bí cùng …. Thương người như thể thương thân ….
* Chúng ta phải làm gì để thực hiện lời nhắn nhủ qua câu ca dao đó ?
- Tình thương yêu đoàn kết dân tộc phải được biểu hiện bằng những viêc làm cụ thể : Nhường cơm sẻ áo giúp thuốc men vật liệu cho nhau khi thiên tai lũ lụt (lấy dẫn chứng cụ thể).
- Phê phán những biểu hiện của tính cá nhân ích kỷ chỉ lo cho bản thân mình không băn khoăn thương xót hoàn cảnh của người khác.
- Sống theo quan điểm : Mình vì mọi người (xây dựng quan niệm sống đúng đắn).
c. Kết bài :
- Câu ca dao đã thể hiện đạo lý sống quí báu, thiêng liêng của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.
- Liên hệ bản thân, phát huy đạo lý sống tốt đẹp ấy.
3. Biểu điểm :
- Điểm 10: Trình bày được các ý như đáp án. Bố cục rõ ràng. Phương pháp lập luận phù hợp. Có liên kết, mạch lạc.
- Điểm 8 : Trình bày ý cơ bản như đáp án, bài viết có sức thuyết phục. lập luận sâu sắc. Bố cục bài viết rõ ràng trình bày sạch đẹp.
- Điểm 6 : Nội dung đầy đủ như đáp án đôi chỗ diễn đạt cần hạn chế còn mắc 4 – 5 lỗi chính tả và ngữ pháp.
- Điểm 4 : Nội dung chưa đầy đủ, diễn đạt còn nhiều hạn chế mắc nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp.
- Các điểm khác dựa theo thang điểm đã cho.
* Giáo viên nhắc nhở thời gian nộp bài
Rút kinh nghiệm
- Thêi gian:………..……….
………
- Kiến thức:………...
………
- Phương pháp:
……….
===========================================================
Ngày soạn Ngày dạy Năm
Lớp dạy 7a1 7a3 2017
Tiết 109, 110: Hướng dẫn đọc thêm: