LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH

Một phần của tài liệu kế hoạch giảng dạy ngữ văn 6 (6) (Trang 84 - 89)

1. MỤC TIÊU:

a. Về kiến thức :

- Cách làm văn lập luận chứng minh cho một nhạn định, một ý kiến về một vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc.

b. Về kĩ năng:

- Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý và viết các phần các đoạn trong bài văn chứng minh.

- Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, tầm quan trọng thao tác nghị luận, cách viết đoạn văn nghị luận.

- Thực hành viết tích cực tạo lập đoạn văn nghị luận, chứng minh, nhận xét về cách viết đoạn văn nghị ;luận, chứng minh. Ra quyết định lựa chọn phương pháp và thao tác lập luận, lấy dẫn chứng khi tạo lập đoạn văn, bài văn nghị luận chứng minh theo những yêu cầu khác nhau.

c. Về thái độ:

- Tự giác viết các đoạn thuộc các phần của bài văn chứng minh.

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

a, Chuẩn bị của GV: : Soạn giáo án + nghiên cứu tài liệu.

b. Chuẩn bị của HS : Chuẩn bị bài mới. Soạn bài

3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

a. Kiểm tra bài cũ: (4’)

* Câu hỏi: Có mấy bước làm bài văn nghị luận ?

* Đáp án:

Có 4 bước :

- Tìm hiểu đề, tìm ý.

- Lập dàn bài.

- Viết văn.

- Đọc và sửa chữa.

*Giới thiệu bài: (1)

Tiết trước các em đã tìm hiểu các bước xây dựng làm bài lập luận nghị luận chứng minh . Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu ...

b. Dạy nội dung bài mới

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh THGDKNS phân tích tình huống

giao tiếp để lựa chọn tạo lập văn bản

I. Luyện tập : (39’)

Đề bài : Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý : “Ăn quả nhở kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn”.

1. Tìm hiểu đề và tìm ý : (10') a. Tìm hiểu đề :

? Xác định thể loại và vấn đề cần chứng minh ?

- Thể loại : Chứng minh.

- Vấn đề cần chứng minh : Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được – một đạo lý sống đẹp đẽ của dân tộc VN.

? Em hiểu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và uống nước nhớ nguồn” là gì ?

+ Nghĩa đen

+ Nghĩa bóng : Lòng biết ơn những người đã làm ra thành quả.

? Yêu cầu lập luận chứng minh ở đây đòi hỏi phải làm ntn ?

- Đưa ra và phân tích những chứng cớ thích hợp để người đọc hoặc người nghe thấy rõ điều được nêu ở đề bài là đúng đắn có thật.

b. Tìm ý :

? Em hãy diễn giải xem đạo lý: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn” có nội dung ntn ?

- “Ăn quả” và “uống nước” chỉ người hưởng thành quả.

- “Kẻ trồng cây” và “nguồn” chỉ người làm ra thành quả đó.

? “Kẻ trồng cây” gồm những người nào ? “Nguồn” ở đây còn có thêm ý nghĩa nào khác ?

- “Kẻ trồng cây” là nhân dân là những người đi trước, các bậc tiền bối, các anh hùng liệt sĩ ... hẹp hơn trong gia đình là ông bà, cha mẹ, trong nhà trường là các thầy cô giáo, anh chị phụ trách đội.

- “Nguồn” ngoài các ý nghĩa như kẻ trồng cây còn thêm ý nghĩa là nguồn gốc dân tộc, tổ tiên ông cha, thiêng liêng sâu

sắc.

- Đạo lý: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và uống nước nhớ nguồn” còn thể hiện lòng biết ơn đối với người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ (thành quả của quá trình sản xuất chiến đấu) nói cách khác là sự trân trọng và biết ơn của thế hệ sau với thế hệ trước.

?

G

Tìm những biểu hiện của đạo lý :

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn” trong thực tế đời sống chọn một số biểu hiện tiêu biểu ?

Các ngày này còn có ý nghĩa rất lớn trong việc tôn vinh và tưởng nhớ đến những người đã công hiến công lao cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc cho sự nghiệp trồng người chăm sóc sức khoẻ con người.

- Các lễ hội là hình thức tưởng nhớ tổ tiên :

+ Lễ hội Chử Đồng Tử.

+ Giỗ tổ Hùng Vương.

+ Lễ hội Đống Đa kỷ niệm Quang Trung đại phá quan Thanh.

+ Các ngày thương binh liệt sĩ 27.7, ngày nhà giáo Việt Nam 20.11, ngày thầy thuốc VN 27.2, ngày Quốc tế phụ nữ 8.3, để tôn vinh những người có công và thể hiện lòng biết ơn của nhân dân đối với các thầy cô, thầy thuốc, người mẹ, người chị ...

- Các phong trào đền ơn đáp nghĩa chăm sóc các bà mẹ VN anh hùng.

- Ngày cúng giỗ trong gia đình tưởng nhớ những người đã xây đắp nên tạo nên gia đình và là thể hiện trách nhiệm của con cái.

- Những câu tục ngữ ca dao khuyên con người phải ghi nhớ công ơn của ông bà cha mẹ với tổ tiên. Đồng thời nhân dân ta còn nhắc nhở con cháu phải biết kính yêu ông bà tổ tiên.

+ Dân tộc ta rất tôn sùng những người có công lao trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước những anh hùng trong chiến đấu và lao động.

+ Nhà nước ta đã lấy ngày 27.7 hàng năm là ngày thương binh liệt sĩ và phát động phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, chăm sóc bà mẹ VN anh hùng.

? Người VN có thể sống thiếu các phong tục lễ hội được không ? Vì

+ Người VN không thể sống thiếu các phong tục lễ hội ấy vì đó là sinh hoạt gần

sao ? gũi đã đi sâu vào nếp nghĩ của người VN. Thể hiện đạo lý sống thuỷ chung có trước có sau và cần được phát huy nhất là trong gia đình hiện nay.

? Đạo lý: “Ăn quả nhở kẻ trồng cây ...” gợi cho em suy nghĩ gì ?

-> Gợi cho em suy nghĩ về lòng biết ơn đó là một nét đẹp trong nhân cách làm người. Đạo lý đó nhắc nhở em hàng ngày trong việc thể hiện hành vi đạo đức của mình và giúp em phải có nghĩa vụ tham gia vào các phong trào đền ơn đáp nghĩa.

2. Lập dàn bài : (10')

Theo bố cục 3 phần của một bài văn lâp luận chứng minh.

? Giới thiệu luận điểm cần chứng minh ?

a. Mở bài :

- Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng, là một đạo lý sống đẹp đẽ của dân tộc VN.

? Giải thích ngắn gọn về 2 câu tục ngữ ?

b. Thân bài :

- Nêu lý lẽ và dẫn chứng để chứng minh luận điểm là đúng đắn.

- Từ xưa dân tộc ta đã luôn luôn nhớ đến cội nguồn luôn luôn biết ơn những người đã tạo ra cho mình được hưởng những thành quả những niềm hạnh phúc vui sướng trong cuộc sống (nêu dẫn chứng để chứng minh).

- Đến nay đạo lý ấy vẫn được con người VN thời hiện đại tiếp tục phát huy (nêu dẫn chứng để chứng minh).

? Nêu ý nghĩa của đạo lý ? c. Kết bài :

- Nêu ý nghĩa của đạo lý "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và "Uống nước nhớ nguồn".

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã trở thành một nếp sống quen thuộc mang đậm bản sắc dân tộc VN. Mỗi người VN đều có quyền tự hào và phát huy truyền thống ấy.

* Chú ý :

- ở phần thân bài cần phải nêu các biểu hiện của đạo lý : “Ăn quả nhớ kẻ trồng ...” theo trình tự thời gian. Vì đề bài dứt khoát đòi hỏi một sự chứng minh theo dọc chiều sâu lịch sử từ xưa đến nay. Do đó trong phần này cần sắp xếp ý theo 2 luận điểm chính.

. Từ xưa ....

. Đến nay ...

3. Viết đoạn văn : (15')

? Tập viết một số đoạn văn theo yêu cầu sgk ?

THGDKNS cho học sinh - thực hành tạo lập đoạn văn nghị luận

- Đoạn mở bài : - Đoạn kết bài :

-> Có thể tham khảo các đoạn mở bài, kêt bài đã nêu trong tiết tập làm văn trước.

-> HS viết - đọc gv bổ sung.

4. Đọc lại và sửa chữa: (4')

c.Củng cố và luyện tập: (1’)

- Các bước của một bài văn chứng minh rất quan trọng. Các em cần tuân thủ để bài viết đạt kết quả cao hơn.

d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:(1’) - Học bài, hoàn thành các bài tập.

- Chuẩn bị tiết 93: Đức tính giản dị của Bác Hồ.

Rút kinh nghiệm

- Thêi gian:………..……….

………

- Kiến thức:………...

………

- Phương pháp:

……….

===========================================================

Ngày soạn Ngày dạy Năm

Lớp dạy 7a1 7a3 2017

Tiết 93 : Văn bản

Một phần của tài liệu kế hoạch giảng dạy ngữ văn 6 (6) (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(261 trang)
w