1. MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA:
a. Về kiến thức :.
- Bài kiểm tra 1 tiết nhằm đánh giá HS ở những phương diện sau : Nhận diện được câu rút gọn, câu đặc biệt, trạng ngữ của câu.
- Biết vận dụng kiến thức tiếng việt đã học đ làm một số bài tập cụ thể.
b. Về kĩ năng:
- Rèn kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận.
- Nhận biết và phân tích một văn bản nghị luận, chứng minh, bố cục, hệ thống lập luận, lí lẽ, dẫn chứng.
c. Về thái độ: Không vi phạm quy chế, tự giác làm bài
2. NỘI DUNG ĐỀ
*Ma trận đề Mức độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Cộng
Rút gọn câu
Nêu khái niệm thế nào là rút gọn câu
Nhận biết câu rút gọn
số câu số điểm Tỷ lệ
1/2 1 10%
1/2 2 20%
1 3 30%
Câu đặc biệt
Nêu khái niệm thế nào là câu đặc biệt
Nhận biết câu đặc biệt
số câu số điểm Tỷ lệ
1/2 1 10%
1/2 2 20%
1 3 30%
Trạng ngữ
Nêu khái niệm thế nào là thêm trạng ngữ cho câu
Nhận diện TN
số câu số điểm Tỷ lệ
1/2 1 10%
1/2 2 20%
1 3 30%
Viết đoạn văn có sử dụng TN số câu
số điểm Tỷ lệ
1 1 10%
1 1 10%
TS câu TS điểm
Tỷ lệ
1+ 1/2 1+1/2 1 4
10 10%
* Nội dung đề.
Câu 1 (3 đ):
a. Thế nào là câu rút gọn?
b. Tìm câu rút gọn trong các câu sau và cho biết thành phần nào được rút gọn (1). Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. Đã đến Phường Rạch. Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước.
(2). Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm.
(3). Mỗi đảng viên cám bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cánh mạng...Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch.
(4). Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt....Nhớ một trưa hè gà gáy khan....Nhớ một thành xưa son uể oải...
Câu 2 (3 đ):
a. Thế nào là câu đặc biệt?
b. Tìm câu đặc biệt trong các câu dưới đây và cho biết tác dụng của chúng.
(1). Cây tre việt Nam. Cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can trường.
(2). Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Toàn chuyện trẻ em. Râm ran.
(3). “ Trời ơi!”, cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa.
(4). Một tiếng gà gáy xa. Một ánh sao mai chưa tắt. Một chân trời đỏ ửng phía xa. Một chút ánh sáng hồng trên mặt ruộng lúa lên đòng.
Câu 3: (3 đ)
a. Nêu đặc điểm của trạng ngữ ?
b. Tìm trạng ngữ và chỉ rõ ý nghĩa trạng ngữ trong các câu sau:
(1). Nhìn gần, hải đường có một màu đỏ thắm rất quý, hân hoan, say đắm.
(2). Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những ao hồ quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mêng mông.
Câu 4: (1 đ) Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5- 7 câu) tả cảnh quê hương em, trong đó có sử dụng trạng ngữ, chỉ ra trạng ngữ đó và cho biết chúng bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
3. Đáp án - biểu điểm Câu 1
a. Khi nói hoặc viết có thể bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn.
- Việc lược bỏ một số thành phần câu nhằm mục đích sau:
- Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ). (1 đ)
b. mỗi câu đúng ghi (0.5đ) 1. Đã đến Phường Rạch.
2. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm.
3. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch.
4. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt....Nhớ một trưa hè gà gáy khan....Nhớ một thành xưa son uể oải...
=> Rút gọn thành phần chủ ngữ Câu 2
a. Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình CN và VN. (1đ) b. mỗi câu đúng ghi (0.5đ)
1. Cây tre việt Nam. -> thông báo sự xuất hiện của sự vật
2. Sớm. Toàn chuyện trẻ em. Râm ran. -> thông báo sự xuất hiện của sự vật 3. “ Trời ơi-> Bộc lộ cảm xúc
4. Một tiếng gà gáy xa. Một ánh sao mai chưa tắt. Một chân trời đỏ ửng phía xa. Một chút ánh sáng hồng trên mặt ruộng lúa lên đòng. -> liệt kê sự vật
Câu 3:
a. - Trạng ngữ được thêm vào trong câu dể xác định thời gian, nơi chốn nguyên nhân, mục đích, cách thức, phương tiện diễn ra sự việc nêu trong câu.
- Trạng ngữ có thể đứng đầu câu hay giữa câu.
- Giữa trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
b. Mỗi câu đúng ghi 0.5 đ
1. Nhìn gần, -> trạng ngữ cách thức
2. Mấy hôm nọ, trên những ao hồ quanh bãi trước mặt, trạng ngữ chỉ thời gian- trạng ngữ chỉ nơi chốn
Câu 4: viết đoạn văn có sử dụng trạng ngữ - Học sinh viết được đoạn văn đúng nội dung.
- Có sử dụng trạng ngữ (0.5 đ)
- Chỉ rõ ý nghĩa của trạng ngữ (0.5đ)
- Đoạn văn mẫu:
Buổi sáng, trên cây gạo ở đầu làng, những con chim hoạ mi, bằng chất giọng thiên phú, đã cất lên những tiếng hót thật du dương. Trên những ngọn cơi già nua, cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ. Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo, mềm mại như cái đuôi én. Trên nền đất rắn vì giá lạnh, những đọt lá vẫn đang xè, vàng nhạt và những cây cau vẫn duyên dáng đu đưa thân mình. Buổi sáng, chú chích choè lông đen lông trắng nhún nhảy trên đọt lá.
- Trạng ngữ trong đoạn trích trên :
+Trên những ngọn cơi già nua, cổ thụ ,Trên nền đất rắn vì giá lạnh
=> trạng ngữ chỉ nơi chốn.
+ Buổi sáng:
=> trạng ngữ chỉ thời gian
4. Đánh giá nhận xét sau khi chấm bài kiểm tra: (có tiết trả bài)
Rút kinh nghiệm
- Thêi gian:………..……….
………
- Kiến thức:………...
………
- Phương pháp:
……….
=========================================================
Ngày soạn Ngày dạy Năm
Lớp dạy 7a1 7a3 2017
Tiết 91 : Tập làm văn
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
1. MỤC TIÊU:
a. Về kiến thức :
- Các bước làm một bài văn chứng minh.
c. Về kĩ năng:
- Tìm hiểu, lập ý, lập dàn ý và viết các phần đoạn trong bài văn chứng minh.
c. Về thái độ:
- Tự giác viết các đoạn thuộc các phần của bài văn chứng minh.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án + nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị ví dụ trên bảng phụ.
b.Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị bài mới. Soạn bài
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a. Kiểm tra bài cũ: (4’)
*Câu hỏi: Thế nào là chứng minh trong văn nghị luận ?
* Đáp án:
Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lý lẽ bằng chứng minh chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy.
*Giới thiệu bài: (1) Để nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận chứng minh . Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu .
b.Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
I. Các bước làm văn lập luận chứng minh (25’)
* Đề bài : Nhân dân ta thường nói “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý :
? Đề bài thuộc thể loại gì ? - Thể loại chứng minh.
? “Chí” có nghĩa là gì ? Từ đó hãy cho biết câu tục ngữ khẳng định điều gì ? Rút ra vấn đề cần chứng minh qua câu tục ngữ ?
- “Chí” có nghĩa là hoài bão lý tưởng tốt đẹp, là ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Ai có các điều kiện đó sẽ thành công trong sự nghiệp.
- Vấn đề cần chứng minh : Có chí thì sẽ thành công.
? Muốn chứng minh làm sáng tỏ câu tục ngữ trên theo em có mấy cách lập luận ? Đó là những cách nào ?
* Tìm ý :
- Có 2 cách lập luận : Một là nêu dẫn chứng xác thực, hai là nêu lý lẽ.
- Xét về lý lẽ ta thấy bất cứ việc gì dù xem ra có vẻ giản đơn (như chơi thể thao, học ngoại ngữ ...) nhưng không có chí, không quyết tâm, kiên trì thì liệu có làm được không ? Huống gì ở đời, làm việc gì mà không gặp khó khăn. Nếu gặp khó khăn mà bỏ dở thì chẳng làm được việc gì.
? Về thực tế cần nêu những dẫn chứng nào ?
- Xét về thực tế xưa nay đã có biết bao tấm gương nêu cao ý chí, nhờ có ý chí mà thành công.
VD :
- Anh Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả 2 tay phải tập viết bằng chân mà tốt nghiệp đại học.
- Các vận động viên khuyết tật điều khiển xe lăn bằng tay mà đoạt huy chương vàng.
- Cô-pa-đu là người Anh bị mù mà trở
thành người mẫu thời trang.
- Ông ốt-xtơ-rôp-xki bị mù mà trở thành nhà văn nổi tiếng.
- Các ví dụ trong bài đừng sợ vấp ngã đều là những tầm gương kiên trì làm nên sự nghiệp.
2. Lập dàn bài :
? Nêu nội dung chính của phần mở bài ?
a. Mở bài : Nêu vai trò của ý chí và nghị lực đối với sự thành công của mỗi người.
? Để làm sáng tỏ vai trò của ý chí nghị lực... phần thân bài cần trình bày những nội dung gì ?
b.Thân bài : - Lý lẽ :
+ ý chí là điều kiện cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.
+ Không có chí thì chẳng làm được gì.
- Thực tế :
+ Những người có chí đều thành công (dẫn chứng ).
+ Chí giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không qua được (dẫn chứng).
? Phần kết bài có nhiệm vụ gì ? c. Kết bài :
Khẳng định ý chí có vai trò vô cùng quan trọng.
- Lời khuyên mọi người tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ đẻ khi vào đời làm được việc lớn.
3. Viết bài :
? Phần viết bài thực hiện theo trình tự ntn ?
- Viết từng đoạn, từ mở bài -> kết bài.
? Có thể viết phần mở bài theo những cách nào ?
->Đi thẳng vào vấn đề (ví dụ sgk) - Suy từ cái chung đến cái riêng (sgk) - Suy từ tâm lý con người (sgk)
? Khi viết phần thân bài cần đảm bảo những yêu cầu gì ?
- Phải có từ ngữ chuyển đoạn, nối tiếp phần mở bài (thật vậy, đúng, như vậy) - Viết đoạn phân tích lý lẽ.
- Viết đoạn nêu những dẫn chứng tiêu biểu về những người nổi tiếng
- Có thể sử dụng những từ ngữ của đoạn (tóm lại).
- Nhắc lại ý trong phần mở bài (câu tục ngữ đã cho ta bài học)
? Viết phần kết bài cần chú ý đến điều gì ?
* Chú ý : Kết bài nên hô ứng với phần mở bài.
? Sau khi viết bài hoàn chỉnh ta cần phải làm gì ?
4. Đọc lại và sửa chữa :
? Khi làm văn chứng minh ta phải thực hiện mấy bước ? Là những bước nào ?
* Muốn làm bài văn lập luận chứng minh phải thực hiện 4 bước : Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài và viết bài, đọc lại và sửa chữa.
? Dàn ý của bài văn chứng minh gồm mấy phần ? Nêu nội dung chính của mỗi phần ?
* Mở bài : Nêu luận điểm cần chứng minh.
* Thân bài : Nêu lý lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
* Kết bài : Nêu ý nghĩa của luận điểm.
-> Chú ý :
- Lời văn phần kết bài nên hô ứng với lời văn phần mở bài.
- Giữa các phần các đoạn văn cần có phương tiện liên kết.
II. Luyện tập : (13’)
Đề 1 : Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ : “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
? Em sẽ tiến hành theo những bước nào ?
* Tìm hiểu đề và tìm ý:
? Nêu luận điểm chính ? - Luận điểm : Bền chí kiên trì.
? Câu tục ngữ khẳng định điều gì ? - Tính kiên nhẫn trong lao động, học tập cũng như trong đời sống.
? Hãy tìm lý lẽ dẫn chứng để khẳng định cho luận điểm trên là đúng ?
* Dàn ý :
- Mở bài : Câu tục ngữ đã đúc rút 1 chân lý có ý chí kiên trì trong cuộc sống sẽ thành công.
- Thân bài: Kiên trì thành công trong mọi
công việc.
+ Không kiên trì sẽ thất bại.
+ Dẫn chứng trong thực tế đã chứng minh.
(+) Oan đix nây.
(+) Lép tôn xtôi.
(+) Nguyễn Ngọc Ký.
- Kết bài : Khẳng định luận điểm : Phải kiên trì trong mọi công việc trong cuộc sống.
? Em thấy 2 đề này có gì giống và khác với 2 đề đã làm mẫu ?
- Giống : Thực chất các vấn đề đem ra chứng minh trong các đề bài trên chỉ là một : Đó là khuyên con người phải bền lòng không nản chí tương tự như ý nghĩa của câu tụcngữ : “Có chí thì nên”.
- Khác :
+ Đề 1: lấy hành động của ý chí làm nguyên nhân: “ Có công mài sắt” là kết quả cụ thể: “ Có ngày nên kim, chí thì nên”.
+ Đề 2:
- Hai dòng đầu nói rõ hơn câu tục ngữ.
- Hai dòng sau dùng bằng chứng để thấy khả năng diệu kỳ của “chí”
c. Củng cố, luyện tập: (1’)
? Khi làm văn chứng minh ta phải thực hiện mấy bước? Là những bước nào?
Dàn ý của bài văn chứng minh gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần?
* Muốn làm bài văn lập luận chứng minh phải thực hiện 4 bước : Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài và viết bài, đọc lại và sửa chữa.
* Mở bài : Nêu luận điểm cần chứng minh.
* Thân bài : Nêu lý lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
* Kết bài : Nêu ý nghĩa của luận điểm.
Quy trình làm một bài văn chứng minh cũng nằm trong quy trình một bài văn nghị luận, một bài văn nói chung. Nghĩa là nhất thiết cần phải tuân thủ lần lượt các bước, từ tìm hiểu đề cho đến hoàn thành bài viết.
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1’) - Học bài, hoàn thành các bài tập.
- Chuẩn bị tiết 92: Luyện tập lập luận chứng minh.
Rút kinh nghiệm
- Thêi gian:………..……….
………
- Kiến thức:………...
………
- Phương pháp:
……….
===========================================================
Ngày soạn Ngày dạy Năm
Lớp dạy 7a1 7a3 2017
Tiết 92 : Tiếng việt