CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ BIỆN PHÁP BẢO LÃNH TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.1 Sơ lược về hợp đồng tín dụng ngân hàng
1.1.3 Nội dung chủ yếu của hợp đồng tín dụng ngân hàng
Nội dung của hợp đồng là tổng thể những điều khoản mà các bên đủ tư cách chủ thể cam kết với nhau một cách tự nguyện, bình đẳng và không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Tuy nhiên, để có giá trị pháp lý ràng buộc, nội dung của hợp đồng phải tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất, nội dung của hợp đồng phải phản ánh ý chí thực sự của các bên. Nghĩa là không thể tồn tại sự nhầm lẫn hay cưỡng ép, đe dọa nào làm sai lệch đi ý chí khi mong muốn được giao kết hợp đồng tín dụng.
Thứ hai, các điều khoản của hợp đồng tín dụng phải do các bên soạn thảo ra trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng và các bên cùng có lợi. Trên thực tế ta thấy những hợp đồng tín dụng thường là hợp đồng mẫu, khi khách hàng có nhu cầu vay vốn thì có thể tham khảo qua mẫu hợp đồng đó. Nếu đồng ý với các điều khoản, hai bên có thể tiến hành giao kết hợp đồng. Vấn đề này cũng là một đòi hỏi của thực tế vì hàng năm tổ chức tín dụng giao kết khá nhiều các hợp đồng tín dụng do đó việc ngồi xuống cùng bàn bạc, thỏa thuận với từng khách hàng để giao kết hợp đồng là điều không khả thi và cũng khó có nhân lực để đảm bảo thực hiện. Hợp đồng mẫu tuy không phải do hai bên cùng soạn ra nhưng nó cũng mang bản chất đó, vì một khi đồng ý giao kết nghĩa là bên vay đồng ý với tất cả các điều khoản, nếu có ý kiến về việc sửa đổi bổ sung một vài điều khoản nào đó thì hai bên có thể cùng ngồi lại để thương lượng. Do vậy vẫn đảm bảo nguyên tắc vừa nêu. Hơn thế nữa, hợp đồng mẫu tuy do tổ chức tín dụng tự soạn thảo nhưng không vì thế mà nó chỉ bảo vệ quyền lợi cho riêng tổ chức đó thôi, những mẫu hợp đồng đó được soạn thảo dựa trên
GVHD: ThS.Lê Huỳnh Phương Chinh -21- SVTH: Nguyễn Thị Đoan Trang nhiều khía cạnh bao gồm cả việc thăm dò, điều tra, thống kê ý kiến của những người có khả năng trở thành khách hàng của mình để có thể đảm bảo được việc hợp đồng do mình soạn thảo ra thu hút nhiều khách hàng và mang tính cạnh tranh cao.
Thứ ba, Các điều khoản trong hợp đồng phải được sự đồng thuận của cả hai bên giao kết, nếu có bằng chứng chứng minh một điều khoản nào đó không là kết quả của sự hòa hợp ý chí của hai bên kết ước thì điều khoản đó có thể bị vô hiệu.
Nội dung chủ yếu của hợp đồng tín dụng bao gồm các điều khoản sau:
- Điều khoản về điều kiện vay vốn. Ngoài việc tuân thủ những điều kiện bắt buộc như năng lực chủ thể thì tùy thỏa thuận mà các bên có thể thêm vào các điều kiện đối với bên khách hàng vay như: năng lực tài chính, tài sản bảo đảm, tính khả thi của dự án,…
Nếu đã có thỏa thuận trong hợp đồng thì chỉ khi khách hàng vay thỏa các điều kiện đó thì hợp đồng mới có hiệu lực.
- Điều khoản về đối tượng của hợp đồng. Đây là một điều khoản quan trọng, là mục đích hướng đến của cả hai bên giao kết do vậy các bên cần thỏa thuận một cách cụ thể, rõ ràng về số tiền vay, phương thức giải ngân, lãi suất cũng như tổng số tiền phải trả.
- Điều khoản về mục đích sử dụng vốn vay. Mục đích sử dụng vốn vay cần được ghi rõ trong hợp đồng, mục đích này trước tiên là phải hợp pháp và phù hợp với đạo đức xã hội. Mục đích sử dụng vốn vay do bên khách hàng đưa ra và được bên cho vay xem xét nhằm tránh trường hợp khách hàng vay đầu tư vào những lĩnh vực có độ rủi ro cao, vốn khó thu hồi hoặc thu hồi chậm. Các bên có quyền thỏa thuận lại mục đích sử dụng vốn vay nếu các điều kiện sử dụng vốn đã thay đổi.
- Điều khoản về thời hạn sử dụng vốn vay. Thời hạn sử dụng vốn vay có thể được ấn định tại một thời điểm (ghi rõ ngày, tháng, năm hợp đồng đáo hạn) hoặc quy định một khoản thời gian sau khi ký kết hợp đồng (ví dụ, hợp đồng đáo hạn sau 12 tháng kể từ ngày ký kết). Các bên cũng có thể tiên liệu trước khả năng cho gia hạn hợp đồng và nên thỏa thuận khoảng thời gian gia hạn cũng như số lần tối đa được gia hạn.
- Điều khoản về phương thức hoàn trả tiền vay. Đây là điều khoản có ý nghĩa quan trọng cho việc thu hồi nợ của tổ chức tín dụng nên cũng cần phải quy định rõ việc số tiền sẽ được hoàn trả theo kỳ (tháng, quý,…) hay là hoàn trả một lần khi đáo hạn hợp đồng.
Việc quy định phương thức hoàn trả cần dự trên cơ sở đã tính toán đến khả năng kinh tế cũng như điều kiện riêng của bên khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho bên khách hàng
GVHD: ThS.Lê Huỳnh Phương Chinh -22- SVTH: Nguyễn Thị Đoan Trang có thể hoàn thành nghĩa vụ của mình đồng thời cũng giúp tổ chức tín dụng giảm thiểu rủi ro khi thu hồi nợ. Hơn nữa, các bên có thể thỏa thuận thêm về khả năng điều chỉnh phương thức hoàn trả tiền vay nếu các điều kiện liên quan đến khả năng hoàn trả của bên khách hàng có sự thay đổi nhất định.
- Điều khoản về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng. Điều khoản này mang tính chất thường lệ, theo đó các bên có quyền thỏa thuận về biện pháp giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng, hòa giải hoặc lựa chọn cơ quan tài phán sẽ giải quyết tranh chấp cho mình. Nếu trong hợp đồng tín dụng không đề cập đến điều khoản này, nghĩa là các bên không thỏa thuận thì việc xác định thẫm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng đó sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Ngoài những điều khoản vừa nêu, nếu các bên có thỏa thuận về việc hợp đồng được giao kết kèm theo điều kiện về cầm cố, thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh của một người thứ ba thì các bên có thể thỏa thuận thêm điều khoản liên quan đến biện pháp bảo đảm này trong hợp đồng tín dụng hoặc có thể lập riêng thành một hợp đồng phụ kèm theo hợp đồng tín dụng.
Tổ chức tín dụng có quyền được lựa chọn hình thức cho khách hàng vay có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản tùy thuộc vào đối tượng vay vốn. Những khách hàng được vay không có bảo đảm bằng tài sản thường là những tổ chức, cá nhân có tín nhiệm với tổ chức tín dụng, có khả năng kinh doanh tốt hoặc có tiềm lực kinh tế mạnh. Cho vay không có bảo đảm về tài sản nghĩa là tổ chức tín dụng vẫn ký kết hợp đồng tín dụng với khách hàng nhưng không đòi hỏi việc khách hàng phải có tài sản dùng để thế chấp, cầm cố hay phải có một bên thứ ba đứng ra bảo lãnh cho khoản vay đó bằng tài sản của bên thứ ba. Có thể nói, trong các hợp đồng tín dụng không có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì niềm tin vào việc khách hàng sẽ hoàn trả nợ đúng hạn là rất cao, niềm tin này chủ yếu dựa vào nhân thân của bên khách hàng vay.
Hoạt động cho vay không có bảo đảm bằng tài sản góp phần giải phóng vốn huy động của tổ chức tín dụng, mở rộng phạm vi kinh doanh, thỏa mãn nhu cầu về vốn vay của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó chứa đựng quá nhiều nguy cơ từ việc hoàn trả cả vốn và lãi từ phía khách hàng vay và đối tượng có thể trở thành khách hàng quá hẹp, hơn nữa tổ chức tín dụng phải bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức để thẫm định về các điều kiện vay vốn của khách hàng bởi khâu thẫm định, đánh giá này rất quan trọng nó là khâu chủ yếu làm giảm rủi ro tín dụng nhưng để thẫm định có chất lượng thì cần phải có một đội ngũ
GVHD: ThS.Lê Huỳnh Phương Chinh -23- SVTH: Nguyễn Thị Đoan Trang cán bộ chuyên nghiệp, có kinh nghiệm. Không phải bất kỳ một tổ chức tín dụng nào cũng có thể trang bị cho mình một đội ngũ thẫm tra viên đáng tin cậy do đó trên thực tế việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản chiếm tỷ lệ nhỏ hơn hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Với tài sản bảo đảm tiền vay thì tổ chức tín dụng có thể thu hồi được khoản vay mà không phụ thuộc vào khách hàng có ý định thực hiện nghĩa vụ trả nợ hay không. Mặc khác, khi tổ chức tín dụng có tài sản bảo đảm của khách hàng thì tư cách của tổ chức tín dụng lúc này là chủ nợ có bảo đảm nên được ưu tiên thanh toán so với các chủ nợ trong trường hợp xử lý tài sản để thanh toán nợ. Pháp luật hiện hành chủ yếu ghi nhận ba phương thức bảo đảm là cầm cố, thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh của người thứ ba.
Trong đề tài này người viết chỉ đi sâu nghiên cứu về hình thức bảo đảm bằng bảo lãnh của người thức ba.
Quan hệ giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh trong biện pháp bảo lãnh tiền vay mang tính không chuyên thường là quan hệ gia đình hoặc quan hệ xã hội thân thiết và việc đứng ra nhận làm người bảo lãnh nhằm mục đích giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Biện pháp bảo lãnh tiền vay đang có xu hướng ngày càng rộng rãi, ưu điểm của biện pháp này so với biện pháp cầm cố hay thế chấp là việc không chỉ người có tài sản mới có thể có cơ hội vay vốn ngân hàng, do đó nó mở rộng đối tượng được vay vốn tạo điều kiện để nhiều người có vốn sản xuất, kinh doanh. Qua đó, đồng vốn giải ngân được luân chuyển trong thị trường tạo ra được giá trị mới. Để hiểu rõ hơn, người viết sẽ giới thiệu sơ lược về biện pháp bảo lãnh trong hợp đồng tín dụng ngân hàng.