CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO LÃNH
3.3 Vướng mắc trong việc xử lý tài sản cầm cố để bảo lãnh tiền vay trong trường hợp tài sản đó có đăng ký quyền sở hữu và xử lý theo các phương thức do các bên thỏa thuận
Đối với các tài sản cầm cố để bảo lãnh tiền vay mà không phải đăng ký quyền sở hữu thì theo Điều 336 Bộ luật Dân sự 2005, các bên có quyền tự thỏa thuận phương thức xử lý tài sản hoặc bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đối với những tài sản cầm cố để bảo lãnh tiền vay mà thuộc trường hợp phải đăng ký quyền sở hữu thì vấn đề xử lý tài sản thường phức tạp hơn, gây khó khăn cho tổ chức tín dụng là bên cho vay.
GVHD: ThS.Lê Huỳnh Phương Chinh -77- SVTH: Nguyễn Thị Đoan Trang Đối với các loại tài sản có đăng ký quyền sở hữu, cho dù trong hợp đồng bảo lãnh các bên đã dự trù trước các phương thức xử lý tài sản nhưng những phương thức đã thỏa thuận đó khó mà được thực hiện nếu không có sự can thiệp từ các cơ quan công quyền, cụ thể là Tòa án và cơ quan Thi hành án.
Điều 59 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về Giao dịch bảo đảm quy định về các phương thức xử lý tài sản theo thỏa thuận bao gồm: Bán tài sản bảo đảm; bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ hoặc các phương thức khác do các bên thỏa thuận.
Thứ nhất, các bên thỏa thuận việc xử lý tài sản sẽ bằng phương thức bán tài sản. Nếu đến hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì theo Điều 56 khoản 1 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về Giao dịch bảo đảm, tổ chức tín dụng được quyền bán tài sản cầm cố của bên bảo lãnh để thu hồi nợ. Tư cách của tổ chức tín dụng lúc này là người được ủy quyền của chủ sở hữu để bán tài sản100. Để được quyền bán tài sản cầm cố, tổ chức tín dụng phải chứng minh được việc người được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ khi đến hạn và việc người bảo lãnh đã dùng tài sản đó để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của người được bảo lãnh. Việc chứng minh này phải thông qua các cơ quan công quyền, nghĩa là tổ chức tín dụng phải có bản án hoặc các văn bản cần thiết khác cho việc thi hành án.
Tuy nhiên, khi đứng ra bán tài sản dùng để bảo lãnh tiền vay để thu hồi nợ, do chỉ với vai trò là người được ủy quyền nên tổ chức tín dụng có thể bị bên bảo lãnh (với vai trò là người ủy quyền) đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền theo quy định tại Điều 588 khoản 1 Bộ luật Dân sự 2005:
“Trong trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt hoặc thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền một khoảng thời gian hợp lý…”
100Nguyễn Ngọc Điện: Một số suy nghĩ về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong Luật Dân sự Việt Nam, Nxb. Trẻ, 2001, Tr.269
GVHD: ThS.Lê Huỳnh Phương Chinh -78- SVTH: Nguyễn Thị Đoan Trang Do đó, nếu bên bảo lãnh đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền vì thái độ không thiện chí là muốn ngăn cản Tổ chức tín dụng bán tài sản cho người khác, hợp đồng ủy quyền trong trường hợp này vẫn bị chấm dứt và Tổ chức tín dụng lúc này không còn lựa chọn nào khác là xử lý tài sản theo thủ tục bán đấu giá dù trước đó đã tồn tại thỏa thuận về việc bán tài sản dùng để bảo lãnh để thu hồi nợ giữa hai bên.
Vì những lý do nêu trên, các tổ chức tín dụng thường không tự mình đứng ra bán tài sản mà sẽ lựa chọn phương thức là chỉ định người mua cho người bảo lãnh và người được tổ chức tín dụng chỉ định giao kết hợp đồng mua bán và thực hiện các thủ tục cần thiết để chuyển quyền sở hữu. Tuy nhiên, cách thức này chỉ được thực hiện khi người bảo lãnh có thiện chí.
Xét trường hợp thứ hai, khi các bên thỏa thuận phương thức xử lý tài sản là tổ chức tín dụng sẽ nhận chính tài sản cầm cố đó để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh. Để có quyền sở hữu đối với tài sản, tổ chức tín dụng phải thực hiện các thủ tục đăng ký tư cách chủ sở hữu tại các cơ quan có thẩm quyền. Cũng tương tự như hình thức xử lý vừa nêu, để có thể thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu thì tổ chức tín dụng phải chứng minh việc yêu cầu của mình là có cơ sở, phát sinh từ việc bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng khi nghĩa vụ đến hạn và việc người bảo lãnh đã dùng tài sản cầm cố để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo lãnh bằng cách thông qua bản án của tòa án hoặc các văn bản cần thiết cho việc thi hành án.
Trong thực tế, các tài sản có đăng ký quyền sở hữu như: tàu bay, tàu biển, nhà ở…lại là những tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tại các tổ chức tín dụng một cách phổ biến, tuy nhiên như đã phân tích vấn đề xử lý những tài sản này rất khó khăn, phức tạp đòi hỏi sự can thiệp của các cơ quan công quyền nếu không thì cũng phải xử lý tài sản thông qua con đường bán đấu giá. Nếu như vậy, liệu thỏa thuận của các bên về phương thức xử lý tài sản đã thể hiện đầy đủ bản chất của nó khi mà việc xử lý dù do các bên thỏa thuận cũng phải thông qua các cơ quan công quyền như trường hợp xử lý theo quy định pháp luật, mặc dù mục đích của việc thỏa thuận là nhằm tìm đến những điểm chung lợi ích và tiết kiệm những thủ tục rườm rà.
Từ những vướng mắc đã phân tích người viết có đề xuất như sau:
Nếu nhận tài sản cầm cố để bảo lãnh tiền vay là những loại tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì cùng lúc với việc ký kết hợp đồng bảo lãnh (có thỏa thuận về phương thức xử
GVHD: ThS.Lê Huỳnh Phương Chinh -79- SVTH: Nguyễn Thị Đoan Trang lý tài sản), tổ chức tín dụng nên yêu cầu bên bảo lãnh ký kết thêm một hợp đồng mua bán tài sản có điều kiện treo, với điều kiện treo đồng thời là điều kiện phát sinh quyền xử lý tài sản của tổ chức tín dụng (khi thỏa thuận phương thức là tổ chức tín dụng nhận chính tài sản cầm cố để bảo lãnh tiền vay để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh). Khi này, không cần sự can thiệp của các cơ quan công quyền, tổ chức tín dụng vẫn có thể đăng ký tư cách chủ sở hữu vì hợp đồng mua bán tài sản bản thân của nó đã là cơ sở pháp lý vững chắc.