2.2 Quy định pháp luật về bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội
2.2.2 Chủ thể trong quan hệ bảo lãnh bằng tín chấp
2.2.2.1 Tổ chức chính trị - xã hội là bên bảo lãnh
Tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta được cơ cấu theo một hệ thống dọc, nghĩa là có các tổ chức chủ quản ở cấp trên và những tổ chức cơ sở được xác định theo Điều lệ của các tổ chức chính trị - xã hội đó, thông thường thì các đơn vị cơ sở này được tổ chức ở
79 Nguyên Quân, Tạp chí điện tử Sài Gòn giải phóng: Tăng vốn tín dụng trực tiếp đến nông dân, http://www.sggp.org.vn/taichinhnganhangchungkhoan/2010/4/224059/, [truy cập ngày 29/10/2010].
80 Điều 16 Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 4 tháng 10 năm 2002 về Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác
GVHD: ThS.Lê Huỳnh Phương Chinh -65- SVTH: Nguyễn Thị Đoan Trang các xã, phường, thị trấn. Các đơn vị cơ sở của các tổ chức chính trị - xã hội sau đây có thể là bên bảo đảm bằng tín chấp81:
- Hội Nông dân Việt Nam;
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam;
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đây là những tổ chức được thừa nhận một cách chính thống tại Việt Nam, có địa bàn hoạt động rộng rãi, thu hút đông đảo được các hội viên thuộc nhiều giai tầng khác nhau trong xã hội, ngoài ra nó còn là những tổ chức cơ sở Đảng, lấy chủ trương, đường lối của Đảng làm mục tiêu chung. Do đó, các tổ chức này hoàn toàn có đủ uy tín để có thể trở thành bên bảo đảm cho hội viên của mình được vay vốn tại các tổ chức tín dụng theo hình thức tín chấp.
Tổ chức chính trị - xã hội bằng những thông tin về hội viên của mình đang quản lý xác nhận theo yêu cầu của tổ chức tín dụng về điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân, hộ gia đình nghèo khi vay vốn tại tổ chức đó. Chủ động hoặc phối hợp chặt chẽ với tổ chức tín dụng giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn. Ngoài ra còn có nghĩa vụ giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc trả nợ đầy đủ cho tổ chức tín dụng82. Để tạo thuận lợi cho việc trả nợ vay đúng hạn tổ chức chính trị - xã hội có thể giúp đỡ người vay mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng, ví dụ:
Một hội viên A của Hội nông dân Việt Nam vay vốn để mở rộng khu trồng nấm rơm của mình, đối với kỹ thuật của bản thân nông dân A vẫn có thể sản xuất nhưng khó có thể tăng năng suất, do đó trong quá trình kiểm tra việc sử dụng vốn vay của A, Hội đã cử các hội viên khác có kinh nghiệm trong nghề trồng nấm hướng dẫn lại cho A phương pháp, kỹ thuật hoặc giống nấm nào có thể giúp đạt hiệu quả cao nhất được tính toán dựa trên các điều kiện thực tế của A.
81 Điều 50 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về Giao dịch bảo đảm
82 Điều 51 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về Giao dịch bảo đảm
GVHD: ThS.Lê Huỳnh Phương Chinh -66- SVTH: Nguyễn Thị Đoan Trang Tổ chức chính trị - xã hội có quyền từ chối bảo đảm bằng tín chấp nếu xét thấy cá nhân, hộ gia đình không có khả năng sử dụng vốn vay để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ và trả nợ cho tổ chức tín dụng83.
2.2.2.2 Bên được bảo lãnh
Để có thể được bảo lãnh bằng tín chấp để vay vốn thì trước tiên cá nhân đó phải là hội viên của một trong những tổ chức chính trị - xã hội có tư cách bảo lãnh bằng tín chấp đã được đề cập84 đồng thời cá nhân, hộ gia đình phải có địa chỉ cư trú hợp pháp và có tên trong danh sách hộ nghèo của địa phương được xác định dựa trên chuẩn nghèo do Bộ lao động thương binh và xã hội ban hành vào thời điểm xét vay vốn85.
Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội ở từng thời kỳ mà pháp luật quy định những chuẩn nghèo khác nhau86. Mức chuẩn nghèo hiện hành là 200.000 đồng/người/tháng trở xuống đối với khu vực nông thôn; 260.000 đồng/người/tháng trở xuống đối với khu vực thành thị. Theo chỉ thị của Thủ tướng về việc tổ chức tổng điều tra hộ nghèo trên toàn quốc để phục vụ cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2011 - 2015, theo đó mức chuẩn nghèo mới được áp dụng cho giai đoạn này đã được nâng lên, Cụ thể ở nông thôn hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng;
500.000 đồng/người/tháng trở xuống đối với hộ nghèo ở khu vực thành thị87.
Ngoài việc cho vay trực tiếp đến hộ nghèo, ngân hàng chính sách xã hội còn cho vay theo phương thức ủy thác cho tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị xã hội theo hợp đồng ủy thác, việc xác định tiêu chuẩn hộ nghèo do các Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, lập theo tiêu chí chung sau đó chuyển lên ban xóa đói giảm nghèo của xã xác nhận để lập hồ sơ vay. Tổ tiết kiệm và vay vốn là tổ chức do các tổ chức chính trị và xã hội hoặc cộng đồng dân cư tự nguyện thành lập trên địa bàn hành chính của xã, được ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận bằng văn bản. Hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn do ngân hàng chính sách xã hội hướng dẫn88.
83 Điều 52 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về Giao dịch bảo đảm
84 Điều 49 khoản 2 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về Giao dịch bảo đảm
85 Điều 13 khoản 1 Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 4 tháng 10 năm 2002 về Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác
86 Điều 49 khoản 3 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 về giao dịch bảo đảm
87 Phan Thảo, Tạp chí điện tử Sài Gòn giải phóng: Tăng gấp đôi chuẩn nghèo,
http://www.baomoi.com/Home/ThoiSu/sggp.org.vn/Tang-gap-doi-chuan-ngheo/4907692.epi, [truy cập ngày 29/10/2010].
88 Điều 5 Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 4 tháng 10 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác
GVHD: ThS.Lê Huỳnh Phương Chinh -67- SVTH: Nguyễn Thị Đoan Trang Cá nhân, hộ gia đình vay vốn có nghĩa vụ phải sử dụng số tiền vay vào đúng mục đích đã cam kết89 và trong thời hạn vay vốn phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức chính trị - xã hội đã đứng ra bảo lãnh cho mình có thể dễ dàng kiểm tra tính đúng đắn của việc sử dụng vốn vay nhằm bảo đảm rằng cá nhân, hộ gia đình này có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả đầy đủ gốc và lãi vay đúng hạn90.
Việc vay vốn có bảo lãnh bằng tín chấp được thực hiện theo quy định chung của pháp luật về tín chấp nhưng nếu rơi vào trường hợp vay bằng tín chấp theo một chính sách khác của nhà nước thì phải tuân theo những quy định riêng của nó, ví dụ: Ngày 12/4/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, cá nhân, hộ gia đình nghèo có bảo lãnh bằng tín chấp sẽ được cho vay nếu mục đích vay là phát triển nông nghiệp, nông thôn (các lĩnh vực cụ thể được quy định tại điều 4 nghị định này), mức vay tối đa lên đến 50 triệu đồng đối với đối tượng là cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và tối đa là 200 triệu đồng đối với các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn (cao hơn so với vay tín chấp thông thường). Các khách hàng chỉ được vay tại một tổ chức tín dụng duy nhất và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc vay vốn đó.
Theo Ông Bùi Quang Vinh, giám đốc ngân hàng chính sách xã hội Hà Nội cho biết, thủ tục cho hộ nghèo vay vốn ngày càng đơn giản, giảm giấy tờ và sự rườm rà, phiền hà không cần thiết. Đồng thời do sự phối hợp tốt với các tổ chức cơ sở của các tổ chức chính trị xã hội đã bảo lãnh bằng tín chấp nên đồng vốn giải ngân đến được đúng địa chỉ hộ nghèo và thực hiện tốt công tác tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ bà con sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay91. Hơn nữa, việc mở rộng mạng lưới các ngân hàng chính sách xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho bà con rút ngắn thời gian làm thủ tục vay vốn do việc đi lại thuận tiện hơn, nhanh chóng nhận được tiền để bắt tay vào việc sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, các chi phí cho việc làm thủ tục là hoàn toàn miễn phí, giúp các hộ nghèo tập trung số vốn vay vào việc sản xuất, kinh doanh.
2.2.2.3 Bên nhận bảo lãnh
89 Điều 55 khoản 1 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về Giao dịch bảo đảm
90 Điều 55 khoản 2 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về Giao dịch bảo đảm
91 Hạnh Tú, Tạp chí điện tử Hà Nội mới: “Bà đỡ” của hộ nghèo,
http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/Kinh_te/334900/ba-do-cua-ho-ngheo.htm, [truy cập ngày 29/10/2010].
GVHD: ThS.Lê Huỳnh Phương Chinh -68- SVTH: Nguyễn Thị Đoan Trang Ngân hàng chính sách xã hội là bên nhận bảo lãnh đối với các khoản vay được bảo lãnh bằng tín chấp. Loại hình ngân hàng này được Nhà nước bỏ vốn ra thành lập nhằm thực hiện các chính sách xã hội liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Nếu xét thấy cá nhân, hộ gia đình nghèo không có khả năng xử dụng nguồn vốn vay đạt hiệu quả nhằm bảo đảm cho việc hoàn trả nợ thì tổ chức tín dụng cho vay có thể từ chối đơn yêu cầu vay vốn của cá nhân, hộ gia đình đó. Đây là một trong những quyền cơ bản của tổ chức tín dụng, quyền tự do lựa chọn khách hàng để giao kết hợp đồng. Nếu đã chấp nhận cho vay thì sau khi hoàn thành nghĩa vụ giải ngân, tổ chức tín dụng có nghĩa vụ phải phối hợp với tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp trong việc cho vay và thu hồi nợ92 đồng thời để đảm bảo quyền lợi của mình tổ chức tín dụng cũng có quyền yêu cầu tổ chức chính trị - xã hội phải phối hợp trong việc kiểm tra việc sử dụng vốn vay và đôn đốc trả nợ93.
Nhìn chung, dù pháp luật quy định quyền hay nghĩa vụ của tổ chức tín dụng cho vay đều nhằm mục đích thu hồi nợ, đảm bảo nguồn vốn cho tổ chức tín dụng hoạt động và cấp tín dụng cho những cá nhân, hộ gia đình khác có nhu cầu.