Hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại bảo LÃNH TRONG hợp ĐỒNG tín DỤNG NGÂN HÀNG (Trang 43 - 46)

2.1 Bảo lãnh bằng tài sản trong Hợp đồng tín dụng ngân hàng

2.1.3 Hợp đồng bảo lãnh tiền vay bằng tài sản

2.1.3.3 Hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh

Hợp đồng bảo lãnh tiền vay có hiệu lực kể từ khi bên bảo lãnh và tổ chức tín dụng cho vay cùng ký tên vào hợp đồng hoặc khi hoàn thành thủ tục đăng ký đối với các giao dịch bắt buộc phải đăng ký và sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:

- Hợp đồng bảo lãnh tiền vay sẽ đương nhiên chấm dứt nếu bên được bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ đối với tổ chức tín dụng, chấm dứt bằng con đường này thường là mong muốn của các bên trong hợp đồng bảo lãnh vì thủ tục đơn giản và đảm bảo được lợi ích của cả ba bên: bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh.

- Trong trường hợp bên bảo lãnh là cá nhân và người này đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì hợp đồng bảo lãnh không đương nhiên chấm dứt vì đây là trường hợp bảo lãnh bằng tài sản chứ không phải một nghĩa vụ gắn liền với nhân thân người bảo

GVHD: ThS.Lê Huỳnh Phương Chinh -44- SVTH: Nguyễn Thị Đoan Trang lãnh33 do đó dù người bảo lãnh có chết thì tổ chức tín dụng vẫn có quyền yêu cầu người thừa kế của người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản thừa kế mà mình đang nắm giữ.

- Nếu bên bảo lãnh là pháp nhân bị tuyên bố phá sản thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nếu nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh, nếu bên bảo lãnh không thanh toán đầy đủ trong phạm vi bảo lãnh thì tổ chức tín dụng có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thanh toán phần còn thiếu. Nếu nghĩa vụ bảo lãnh chưa phát sinh thì các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh phải thay thế bằng một biện pháp bảo đảm khác, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận.

- Hợp đồng bảo lãnh tiền vay còn có thể chấm dứt trong trường hợp bù trừ nghĩa vụ giữa người được bảo lãnh và tổ chức tín dụng cho vay, nghĩa vụ bù trừ phải được bù trừ hết.

- Ngoài ra, hợp đồng bảo lãnh tiền vay có thể bị chấm dứt khi bị hủy bỏ hoặc đình chỉ theo quy định của pháp luật nếu các bên có thỏa thuận điều kiện về việc hủy bỏ hoặc chấm dứt này trong hợp đồng bảo lãnh tiền vay.

2.1.3.4 Mối quan hệ giữa hợp đồng bảo lãnh với hợp đồng tín dụng

Về nguyên tắc, hợp đồng bảo lãnh mặc dù là hợp đồng phụ và bổ sung cho nội dung của hợp đồng tín dụng (hợp đồng chính) nhưng bản thân hợp đồng bảo lãnh cũng có tính độc lập tương đối trong mối quan hệ với hợp đồng tín dụng đồng thời có tác động tương hỗ với hợp đồng tín dụng.

Tính độc lập tương đối của hợp đồng bảo lãnh, xét trong mối quan hệ với hợp đồng tín dụng được thể hiện trên những khía cạnh sau đây:

Thứ nhất, về phương diện chủ thể, hợp đồng bảo lãnh được xác lập giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh (là tổ chức tín dụng cho vay trong hợp đồng tín dụng) còn hợp đồng tín dụng lại được xác lập giữa bên cho vay với bên đi vay (là người được bảo lãnh trong hợp đồng bảo lãnh). Do sự khác nhau về cơ cấu thành phần chủ thể giữa hợp đồng bảo lãnh với hợp đồng tín dụng nên về lý thuyết, các chủ thể của hợp đồng bảo lãnh hoàn toàn có khả năng tự mình quyết định việc xác lập hợp đồng bảo lãnh mà không phụ thuộc

33 Điều 424 khoản 3 Bộ luật dân sự 2005

GVHD: ThS.Lê Huỳnh Phương Chinh -45- SVTH: Nguyễn Thị Đoan Trang vào ý chí của chủ thể tham gia hợp đồng tín dụng. Điều này thể hiện tính độc lập tương đối của hợp đồng bảo lãnh trong mối quan hệ với hợp đồng tín dụng.

Thứ hai, về phương diện nội dung, các điều khoản của hợp đồng bảo lãnh tiền vay hoàn toàn do bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh thỏa thuận với nhau trên nguyên tắc tự do, bình đẳng ý chí. Các điều khoản này chỉ có thể được sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ bởi ý chí của chính các bên giao kết hợp đồng bảo lãnh chứ không thể là chủ thể nào khác.

Ngoài ra, việc pháp luật quy định hợp đồng bảo lãnh có thể được các bên xác lập bằng một văn bản riêng, tách biệt với hợp đồng tín dụng cũng phần nào phản ánh tính độc lập tương đối của hợp đồng bảo lãnh trong mối quan hệ với hợp đồng tín dụng ngân hàng.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là các điều khoản của hợp đồng bảo lãnh là do các bên giao kết hợp đồng bảo lãnh tạo ra để chính họ thực hiện nhưng về phương diện hiệu lực pháp lý thì các điều khoản này lại phụ thuộc vào của các điều khoản được ghi trong hợp đồng tín dụng.

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về Giao dịch bảo đảm, nếu hợp đồng tín dụng bị vô hiệu, bị hủy bỏ hay đơn phương chấm dứt mà các bên vẫn chưa thực hiện hợp đồng đó thì hợp đồng bảo lãnh cũng chấm dứt vì đối tượng hợp đồng đã không còn. Nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng tín dụng thì hợp đồng bảo lãnh không chấm dứt để bảo đảm khả năng thu hồi nợ của tổ chức tín dụng vì khi hợp đồng bị vô hiệu, bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thì tổ chức tín dụng có thể đã giải ngân toàn bộ hoặc một số khoản tiền cho vay, do đó nếu chấm dứt hợp đồng bảo lãnh thì xem như khoản nợ của tổ chức tín dụng sẽ là khoản nợ không có bảo đảm, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

Sự vô hiệu, hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt của hợp đồng bảo lãnh không làm chấm dứt hợp đồng tín dụng ngân hàng trừ khi các bên có thỏa thuận khác, ví dụ: nếu các bên thỏa thuận, hợp đồng bảo lãnh được giao kết là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tín dụng thì khi hợp đồng bảo lãnh vô hiệu, hợp đồng tín dụng cũng sẽ vô hiệu theo. Tuy nhiên, xét theo ví dụ vừa nêu thì người viết cho rằng vẫn tồn tại một ngoại lệ, đó là khi tổ chức tín dụng biết trước hoặc buộc phải biết trước về việc hợp đồng bảo lãnh sẽ bị vô hiệu (hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh được các bên thỏa thuận là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tín dụng) thì không thể xem hợp đồng tín dụng bị vô hiệu được.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại bảo LÃNH TRONG hợp ĐỒNG tín DỤNG NGÂN HÀNG (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)