CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ BIỆN PHÁP BẢO LÃNH TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.2 Giới thiệu chung về biện pháp bảo lãnh
1.2.2 Sự phát triển của chế định bảo lãnh
Tùy thuộc vào tình hình xã hội, kinh tế, chính trị mà biện pháp bảo lãnh cũng mang những sắc thái riêng. Để hiểu rõ hơn, người viết sẽ khái quát tiến trình phát triển của chế định này qua từng thời kỳ lịch sử của nó.
- Bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trong Luật La Mã: Thời kỳ này đặc trưng với chế độ quần tụ giữa những người có cùng huyết thống trong sản xuất nông nghiệp nên bảo lãnh mang tính liên đới chặt chẽ giữa những thành viên trong gia đình. Món nợ của một thành viên là món nợ chung mà bất kỳ thành viên nào trong gia đình cũng có thể được chủ nợ yêu cầu thực hiện thay nghĩa vụ hoàn trả kể cả khi chủ nợ chưa yêu cầu người mắc nợ và cũng không tồn tại quy tắc phân chia nợ. Đến cuối thời Cộng hòa xuất hiện thêm hai hình thức bảo lãnh mới: Bảo lãnh ủy quyền và kỹ thuật bảo lãnh Fidejussio. Bảo lãnh theo ủy quyền là việc người bảo lãnh ủy quyền cho người nhận bảo lãnh cho người được bảo lãnh vay một tài sản, bảo lãnh Fidejussio là một hình thức bảo lãnh tương tự như ngày nay, nghĩa là người bảo lãnh cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh nếu đến hạn mà người này không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình.
- Bảo lãnh trong luật của Pháp: Bảo lãnh trong luật cổ của Pháp cũng chịu ảnh hưởng bởi các mối quan hệ gia đình. Đến thế kỷ XIV, quy tắc phân chia nợ và quy chế người có nghĩa vụ dự bị xuất hiện, nghĩa là chủ nợ chỉ được quyền đòi nợ ở người bảo lãnh nếu người bảo lãnh không có khả năng trả nợ. Bộ luật Dân sự Napoleon tiếp nhận toàn bộ hệ thống các nguyên tắc của luật cổ đồng thời chịu ảnh hưởng La Mã khi xây dựng chế định bảo lãnh, không thừa nhận tính chất liên đới giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh đối với người nhận bảo lãnh.
- Bảo lãnh trong Luật cổ Việt Nam: Bảo lãnh trong Luật cổ Việt Nam: Chế định này được thiết lập trong Luật nhà Lê (Quốc triều hình luật) với nhiều nét độc đáo nhưng lại không được kế thừa ở Luật nhà Nguyễn (Bộ luật Gia Long chỉ có khái niệm “Người bảo lãnh” ở Điều 134 như một nhân vật pháp lý mà không có một quy định cụ thể nào về bảo
19 Nguyễn Ngọc Điện: Một số suy nghĩ về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong Luật Dân sự Việt Nam, Nxb. Trẻ, 2001, Tr. 22
GVHD: ThS.Lê Huỳnh Phương Chinh -28- SVTH: Nguyễn Thị Đoan Trang lãnh). Luật nhà Lê phân chia bảo lãnh theo hai dạng, bảo lãnh theo pháp định và bảo lãnh theo giao ước. Điều 590 bộ Quốc Triều Hình Luật quy định :
“Người mắc nợ trốn mất thì người đứng bảo lãnh phải hoàn trả tiền gốc mà thôi; nếu trong văn tự có ghi rõ người phải trả thay thì người ấy phải trả như người mắc nợ, trái luật thì bị xử phạt 80 trượng; nếu người mắc nợ có con thì được đòi ở con”.
Bảo lãnh theo pháp định là sự bảo lãnh đương nhiên của con cái đối với cha, mẹ. Khi nợ đến hạn thì chủ nợ có quyền đòi nợ ở đứa con mà không cần quan tâm đến việc cha, mẹ có khả năng thanh toán hay không. Bảo lãnh theo hình thức này chịu ảnh hưởng từ luật La Mã trên nền tảng các mối quan hệ gia đình. Đứa con trong trường hợp này có nghĩa vụ phải trả nợ cả gốc và lãi.
Bảo lãnh theo giao ước là việc một người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ cho một người khác dựa trên một giao ước giữa hai người đó. Người bảo lãnh theo giao ước được hưởng quy chế người có nghĩa vụ dự bị. Nghĩa là, chủ nợ trước tiên phải đòi nợ ở người được bảo lãnh trước nếu người được bảo lãnh không có khả năng hoàn trả thì mới được phép đòi ở người bảo lãnh. Hơn nữa, nếu trong giao ước giữa người được bảo lãnh và người bảo lãnh không ghi rõ là người bảo lãnh phải trả thay nợ cho người được bảo lãnh thì phạm vi bảo lãnh sẽ chỉ giới hạn ở phần nợ gốc. Ngoài ra, điều luật còn cho ta thấy nếu người được bảo lãnh mà có con cái thì chủ nợ phải đòi ở con cái người đó nếu cả đứa con cũng không có khả năng hoàn trả thì chủ nợ mới có quyền yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ.
Việc bảo lãnh của con cái với cha mẹ cũng có thể phát sinh do một giao ước trong trường hợp người cha, mẹ đó có nhiều con và một trong số các con tình nguyện đảm nhận vai trò người bảo lãnh chính hoặc các con muốn xác định phạm vi nghĩa vụ của từng người đối với nợ của cha, mẹ hoặc mức đóng góp của từng người vào việc trả nợ. Mặc dù việc bảo lãnh này đạt được bằng một giao ước nhưng đứa con cũng không được hưởng quy chế người có nghĩa vụ dự bị và người bảo lãnh lúc này phải trả cả nợ gốc và lãi. Có thể hiểu vấn đề theo hướng đứa con đó phải trả nợ gốc với tư cách là người bảo lãnh theo thỏa thuận và phần lãi với tư cách là người bảo lãnh đương nhiên.
- Bảo lãnh trong Luật cận đại Việt Nam: Chế định bảo lãnh thời kỳ này ít phát triển ở miền Nam. Ở miền Bắc và miền Trung nước ta do đang dưới ách thống trị của Pháp nên chế định bảo lãnh cũng bị ảnh hưởng nhiều từ Bộ luật Dân sự Napoleon nhưng có áp
GVHD: ThS.Lê Huỳnh Phương Chinh -29- SVTH: Nguyễn Thị Đoan Trang dụng vào tình hình thực tế Việt Nam. Theo đó, nghĩa vụ bảo lãnh mang tính chất của một nghĩa vụ phụ và người bảo lãnh cũng được hưởng quy chế người có nghĩa vụ dự bị, trong trường hợp nhiều người cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ thì không áp dụng nguyên tắc phân chia mà áp dụng nguyên tắc liên đới.
- Bộ Dân luật Việt Nam của chế độ Việt Nam Cộng Hòa ban hành năm 1972 quy định ba hình thức bảo lãnh: bảo lãnh do thỏa thuận, bảo lãnh phát sinh từ một quyết định tư pháp và các trường hợp bảo lãnh pháp định. Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu thời kỳ này thì biện pháp bảo lãnh không được áp dụng phổ biến như các biện pháp bảo đảm đối vật.
- Các quy định về bảo lãnh trong luật hiện đại: Bảo lãnh được ghi nhận đầu tiên trong luật pháp nước ta từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 trong Pháp lệnh hợp đồng dân sự ngày 29/4/1991 (Điều 40, 41) cho phép người có quyền yêu cầu trong một hợp đồng dân sự có thêm một người có nghĩa vụ nữa trong trường hợp bên giao kết không thực hiện nghĩa vụ, Luật ghi nhận quyền yêu cầu của nhận bảo lãnh đối với người bảo lãnh trong cả trường hợp không cần biết về khả năng thanh toán của người được bảo lãnh, Pháp lệnh cũng không đề cập đến vấn đề nhiều người cùng bảo lãnh cho việc thực hiện cùng một nghĩa vụ.
- Bộ luật Dân sự 1995 (có hiệu lực ngày 1/7/1996) kế thừa quy tắc của pháp lệnh hợp đồng dân sự và công nhận quy chế người có nghĩa vụ dự bị có thể được thỏa thuận bởi các bên giao kết hợp đồng, theo đó người bảo lãnh chỉ chịu trách nhiệm khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ20, tuy nhiên không quan tâm đến việc người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ vì lý do gì: vì không có khả năng hay là không muốn thực hiện nghĩa vụ. Ngoài ra, nguyên tắc nghĩa vụ liên đới được áp đặt trong trường hợp có nhiều người cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ mà không có sự thỏa thuận về phạm vi nghĩa vụ của từng người và cũng không có điều luật quy định riêng cho trường hợp đặc thù nào đó, cho phép mỗi người bảo lãnh được giao kết việc bảo lãnh theo phần.
- Bộ luật Dân sự 2005 kế thừa lại đa số nội dung của Bộ luật Dân sự 1995 nhưng tách phần bảo lãnh bằng tín chấp của Tổ chức chính trị - xã hội ra thành một chương
20 Điều 366 Bộ luật dân sự 1995
GVHD: ThS.Lê Huỳnh Phương Chinh -30- SVTH: Nguyễn Thị Đoan Trang riêng. Sau đây người viết sẽ phân tích rõ hơn về biện pháp bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trong dân sự nói chung và bảo lãnh trong hợp đồng tín dụng ngân hàng nói riêng.