2.1 Bảo lãnh bằng tài sản trong Hợp đồng tín dụng ngân hàng
2.1.5 Xử lý tài sản dùng để bảo lãnh trong Hợp đồng tín dụng ngân hàng
Trong quan hệ tín dụng, mong muốn lớn nhất của tổ chức tín dụng là có thể thu hồi lại được khoản tiền mình đã giải ngân và lãi của khoản tiền đó, tất cả những biện pháp từ bảo lãnh tiền vay hay hoạt động thẫm định tín dụng đều nhằm phục vụ cho mục đích này. Nếu khách hàng vay không thể thực hiện được nghĩa vụ khi đến hạn thì để bảo vệ quyền lợi của mình, tổ chức tín dụng có quyền thực hiện các biện pháp đối với tài sản dùng để bảo lãnh tiền vay để thu hồi nợ, các biện pháp này gọi chung là các biện pháp xử lý tài sản.
Theo Luật các tổ chức tín dụng 1997 tại Điều 54 khoản 2 quy định:
“Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì tổ chức tín dụng có quyền bán, chuyển nhượng tài sản để thu hồi vốn trong một thời hạn nhất định, yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hoặc khởi kiện khách hàng”.
Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về Giao dịch bảo đảm tại điều 56 cũng quy định nếu đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng; Bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận; Tài sản bảo lãnh tiền vay phải được xử lý trước thời hạn để thực hiện nghĩa vụ khác đến hạn và các trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định thì có thể thực hiện việc xử lý tài sản.
Tổ chức tín dụng và bên bảo lãnh có quyền thỏa thuận việc xử lý tài sản dùng để bảo lãnh tiền vay, đối với tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì tài sản sẽ được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Người xử lý tài sản dùng để bảo lãnh là tổ chức tín dụng hoặc người được tổ chức tín dụng ủy quyền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Việc xử lý tài sản bảo lãnh phải thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo lãnh, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức có liên quan đồng thời phải phù hợp với các quy định của pháp luật. Xử lý tài sản không phải là một hoạt động kinh doanh tài sản của tổ chức tín dụng cho vay, mà mục đích của nó là nhằm thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng, sau khi tài sản được xử lý bên nhận bảo đảm chỉ có thể nhận đúng phần giá trị tương đương với
GVHD: ThS.Lê Huỳnh Phương Chinh -56- SVTH: Nguyễn Thị Đoan Trang nghĩa vụ của bên bảo đảm đối với mình và một vài chi phí hợp lý khác trong quá trình xử lý, nếu tài sản sau khi thanh toán nợ vẫn còn thừa thì phải giao trả lại cho bên bảo lãnh.
Tài sản dùng để bảo lãnh được xử lý trong thời hạn do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì người xử lý tài sản có quyền quyết định về thời hạn xử lý, nhưng không được trước bảy ngày đối với động sản hoặc mười lăm ngày đối với bất động sản, kể từ ngày thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, ngoại trừ trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị, giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm, vận đơn thì người xử lý tài sản có quyền xử lý ngay nhưng phải thông báo cho các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.
2.1.5.1 Quy định pháp luật về xử lý tài sản bảo lãnh trong hợp đồng tín dụng ngân hàng 2.1.5.1.1 Bán đấu giá
Bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản công khai theo phương thức trả giá lên, có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định, phương thức trả giá lên là phương thức trả giá từ thấp lên cao cho đến khi có người trả giá cao nhất60, trong trường hợp không có người trả cao hơn giá khởi điểm thì tài sản được bán bằng giá khởi điểm. Tài sản bán đấu giá là động sản, bất động sản, giấy tờ có giá và các quyền tài sản được phép giao dịch theo quy định của pháp luật.
Hoạt động bán đấu giá tài sản bảo lãnh tiền vay được thực hiện bởi các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp như: Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản (bao gồm doanh nghiệp bán đấu giá tài sản và doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề có kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản) 61 do tổ chức tín dụng lựa chọn, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trong trường hợp bán đấu giá tài sản nhà nước, tài sản là quyền sử dụng đất có giá trị lớn, phức tạp hoặc trong trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thực hiện việc bán đấu giá thì đại diện cơ quan có thẫm quyền quyết định bán đấu giá tài sản, cơ quan tài chính, cơ quan tư pháp cùng cấp và đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt62.
60 Điều 2 khoản 1 Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 về Bán đấu giá tài sản
61 Điều 14 Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 về Bán đấu giá tài sản
62 Điều 20 Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 về Bán đấu giá tài sản
GVHD: ThS.Lê Huỳnh Phương Chinh -57- SVTH: Nguyễn Thị Đoan Trang Giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá được xác định trước khi ký kết hợp đồng bán đấu giá tài sản hoặc trước khi chuyển giao tài sản để bán đấu giá. Đối với tài sản là tài sản Nhà nước thì giá khởi điểm được xác định theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, nếu tài sản là quyền sử dụng đất được bán đấu giá để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thì giá khởi điểm được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai, nếu tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức có yêu cầu bán đấu giá thì giá khởi điểm do tổ chức, cá nhân tự xác định hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác xác định63.
Hợp đồng bán đấu giá tài sản được ký kết giữa tổ chức bán đấu giá tài sản và tổ chức tín dụng hoặc người đại diện của tổ chức tín dụng, hợp đồng phải được lập thành văn bản và có các nội dung chính theo quy định của pháp luật64.
Trong trường hợp bán đấu giá thành thì đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá tài sản lập hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá giữa tổ chức bán đấu giá tài sản và người mua được tài sản bán đấu giá, đó là cơ sở pháp lý để chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản bán đấu giá. Đối với những tài sản mà pháp luật quy định hợp đồng mua bán phải có công chứng hoặc đăng ký thì hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá phải phù hợp với quy định đó65. Hợp đồng bán đấu giá được lập thành ít nhất bốn bản, trong đó tổ chức bán đấu giá tài sản giữ một bản và gửi cho người mua được tài sản bán đấu giá, người có tài sản bán đấu giá, cơ quan nhà nước có thẫm quyền đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, mỗi nơi một bản. Trong trường hợp tài sản bán đấu giá là bất động sản thì một bản hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá còn được gửi cho cơ quan thuế66.
Trong trường hợp đã hết thời hạn đăng ký tham gia đấu giá nhưng chỉ có một người đăng ký mua tài sản bán đấu giá hoặc có nhiều người đăng ký tham gia đấu giá nhưng chỉ có một người tham gia cuộc bán đấu giá và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm thì tài sản được bán cho người đó, nếu tổ chức tín dụng đồng ý67 ngoại trừ các trường hợp: tài sản nhà nước được xử lý bằng bán đấu giá theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; tài sản là quyền sử dụng đất trong trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất được bán đấu giá theo quyết định của cơ quan nhà nước có
63 Điều 23 khoản 2 điểm d, đ, e Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 về Bán đấu giá tài sản
64 Điều 25 Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 về Bán đấu giá tài sản
65 Điều 35 khoản 3 Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 về Bán đấu giá tài sản
66 Điều 35 khoản 4 Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 về Bán đấu giá tài sản
67 Điều 37 khoản 2 Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 về Bán đấu giá tài sản
GVHD: ThS.Lê Huỳnh Phương Chinh -58- SVTH: Nguyễn Thị Đoan Trang thẩm quyền68. Việc bán đấu giá trong trường hợp này chỉ được tiến hành sau khi đã thực hiện đầy đủ việc niêm yết, thông báo công khai, trưng bày tài sản và không có khiếu nại liên quan đến trình tự, thủ tục cho đến khi quyết định bán tài sản.
Nếu cuộc bán đấu giá không thành, nghĩa là không có ai đăng ký tham gia đấu giá hoặc có người đăng ký nhưng không có ai tham dự, hoặc có người tham dự nhưng lại trả giá thấp hơn giá khởi điểm hoặc nếu sau khi đấu giá viên đã công bố người mua được tài sản đấu giá mà người này từ chối mua và người trả giá liền kề cũng từ chối mua hoặc người trả giá liền kề đồng ý mua mà giá liền kề đó cộng với khoản tiền đặt trước nhỏ hơn giá đã trả của người từ chối mua thì cũng xem như cuộc đấu giá không thành. Chậm nhất là ba ngày làm việc, kể từ ngày bán đấu giá không thành, tổ chức bán đấu giá tài sản trả lại tài sản cho tổ chức tín dụng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Việc xử lý tài sản bán đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận giữa người tổ chức tín dụng và tổ chức bán đấu giá tài sản.
Trong trường hợp tổ chức bán đấu giá lại thì trình tự, thủ tục được tiến hành như đối với việc bán đấu giá lần đầu.
2.1.5.1.2 Xử lý tài sản bảo lãnh tiền vay theo thỏa thuận của các bên69
Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong các giao dịch dân sự là nguyên tắc chủ đạo từ quá trình giao kết hợp đồng bảo lãnh cho đến khi xử lý tài sản dùng để bảo lãnh tiền vay. Trong trường hợp các bên có sự thỏa thuận và thỏa thuận đó phù hợp với quy định của pháp luật, không vi phạm các nguyên tắc đạo đức thì thỏa thuận đó luôn được ưu tiên.
Để có được sự thỏa thuận nghĩa là các bên đã có sự đồng thuận về ý chí vì vậy khi áp dụng các phương thức xử lý tài sản bảo lãnh tiền vay theo thỏa thuận lúc nào cũng đơn giản về mặt thủ tục, hình thức và hạn chế trường hợp các bên xảy ra tranh chấp trong quá trình xử lý tài sản.
Phương thức bán tài sản dùng để bảo lãnh tiền vay
Tổ chức tín dụng tự bán tài sản theo thỏa thuận, việc bán tài sản sẽ được thực hiện theo những quy định chung về mua bán tài sản. Trong trường hợp người mua, người nhận
68 Điều 37 khoản 1 Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 về Bán đấu giá tài sản
69 Điều 59 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về Giao dịch bảo đảm
GVHD: ThS.Lê Huỳnh Phương Chinh -59- SVTH: Nguyễn Thị Đoan Trang chuyển nhượng tài sản dùng để bảo lãnh tiền vay phải có một số điều kiện theo quy định của pháp luật thì việc bán, chuyển nhượng tài sản dùng để bảo lãnh tiền vay phải tuân theo quy định đó.
Việc bán tài sản dùng để bảo lãnh tiền vay phải được tổ chức tín dụng thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Số tiền sau khi bán tài sản bảo đảm sẽ dùng để thực hiện nghĩa vụ với tổ chức tín dụng. Đặc biệt, nếu tài sản bảo đảm có thể xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường thì tổ chức tín dụng được bán theo giá thị trường mà không cần phải thông qua thủ tục bán đấu giá mặc dù trước đó các bên có liên quan không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo lãnh tiền vay nhưng phải thông báo về việc bán tài sản cho bảo lãnh và các bên cùng nhận bảo đảm bằng tài sản đó, nếu có70.
Phương thức bán tài sản dùng để bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh là phương thức xác định giá trị tài sản để bù đắp nghĩa vụ bị vi phạm một cách chính xác, khách quan nhất do tài sản được bán và xác định giá trị tại thị trường.
Phương thức nhận chính tài sản dùng để bảo lãnh tiền vay để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh
Việc nhận tài sản bảo đảm tiền vay này phải được các bên lập thành văn bản, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, vững chắc nếu có tranh chấp xảy ra. Hơn nữa, việc lập thành văn bản còn là điều kiện bắt buộc khi tài sản bảo đảm là bất động sản hoặc động sản thuộc diện phải đăng ký để cơ quan có thẫm quyền dựa vào đó làm căn cứ để thay đổi tên chủ sở hữu trong sổ đăng ký hoặc ra quyết định giao, cho thuê đất cho tổ chức tín dụng là bên nhận bảo lãnh. Nếu tài sản dùng để bảo đảm có giá trị lớn hơn nghĩa vụ của bên bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh phải trả lại cho bên bảo lãnh phần giá trị chênh lệch đó. Nếu ngược lại, tài sản bảo đảm có giá trị nhỏ hơn nghĩa vụ được bảo lãnh thì bên bảo lãnh có nghĩa vụ phải thanh toán cho bên nhận bảo lãnh số còn thiếu.
Phương thức nhận tiền hoặc tài sản khác từ bên thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ
Phương thức xử lý tài sản này được sử dụng trong trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc tài sản cho bên bảo lãnh. Nếu người có nghĩa vụ trả nợ yêu cầu thì tổ chức tín dụng phải chứng minh được quyền được đòi nợ của mình do đó bên bảo lãnh đồng thời phải có nghĩa vụ chuyển giao về mặt pháp lý quyền yêu cầu bên thứ ba thanh toán
70 Điều 65 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về Giao dịch bảo đảm
GVHD: ThS.Lê Huỳnh Phương Chinh -60- SVTH: Nguyễn Thị Đoan Trang khoản nợ cho tổ chức tín dụng để bảo đảm tổ chức tín dụng có thể thu hồi được khoản nợ đó.
2.1.5.2 Xử lý tài sản bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh bị phá sản
Trong thời gian tồn tại của hợp đồng bảo lãnh, tư cách chủ thể của bên bảo lãnh là tổ chức, pháp nhân có thể thay đổi do được tổ chức lại hoặc chấm dứt sự tồn tại vì bị mở thủ tục phá sản. Trường hợp bên bảo lãnh bị lâm vào tình trạng phá sản thì bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với tổ chức tín dụng71, sau khi thực hiện nghĩa vụ với tổ chức tín dụng thì hợp đồng tín dụng ngân hàng cũng đương nhiên chấm dứt. Nếu cả bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh đều lâm vào tình trạng phá sản thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với tổ chức tín dụng là bên nhận bảo lãnh72.
Khi rơi vào tình trạng phá sản, các nghĩa vụ về tài sản của tổ chức, pháp nhân là bên bảo lãnh dù là đến hạn hay chưa đến hạn đều được xem là đến hạn73. Nghĩa vụ bảo lãnh tiền vay bằng tài sản của bên bảo lãnh đối với tổ chức tín dụng dù đã phát sinh hay chưa phát sinh thì bên bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của mình, tuy nhiên có một điểm đặc biệt là tổ chức tín dụng không thể xử lý tài sản dùng để bảo lãnh tiền vay ngay mà chỉ được thực hiện việc xử lý sau khi bên bảo lãnh đã trãi qua thủ tục thanh lý tài sản nhằm thống kê lại toàn bộ số tài sản có, tài sản nợ của tổ chức, doanh nghiệp.
Tài sản mà bên bảo lãnh đã dùng để bảo lãnh tiền vay sẽ được ưu tiên dùng để thanh toán cho tổ chức tín dụng là bên nhận bảo lãnh, nếu giá trị tài sản dùng để bảo lãnh tiền vay không đủ để thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản74. Số tài sản còn lại của tổ chức, pháp nhân bị phá sản được thanh toán theo thứ tự ưu tiên cho các nghĩa vụ theo quy định pháp luật, các nghĩa vụ tài sản thuộc cùng một hàng ưu tiên thì sẽ được thanh toán theo tỷ lệ nếu tài sản còn lại không đủ thanh toán hết. Do phần nghĩa vụ về tài sản đối với tổ chức tín dụng đã được thực hiện nên hợp đồng tín dụng ngân hàng trong trường hợp này cũng chấm dứt, bên bảo lãnh có quyền yêu cầu người được bảo lãnh hoàn trả lại phần nghĩa vụ mà mình đã thực hiện thay cho bên được bảo lãnh.
71 Điều 39 khoản 2 Luật phá sản 2004
72 Điều 39 khoản 3 Luật phá sản 2004
73 Điều 34 Luật phá sản 2004
74 Điều 35 Luật phá sản 2004