Ở Việt Nam hiện nay, nguồn nhân lực khoa học xã hội bao gồm các nhà khoa học làm việc tại các viện và trung tâm nghiên cứu khoa học, các trường đại học, các doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước. Nguồn nhân lực khoa học xã Việt Nam tập trung chủ yếu tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các trường đại học có các ngành khoa học xã hội (Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Sƣ phạm Hà Nội,...), các Viện nghiên cứu về khoa học xã hội thuộc các Bộ hoặc Ngành (Viện Khoa học tổ chức nhà nước thuộc Bộ Nội vụ, Viện Chiến lƣợc và Chính sách Khoa học và Công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo...). Nguồn nhân lực khoa học Việt Nam nói chung trong đó có nguồn nhân lực khoa học xã hội đã có sự phát triển nhanh cả về mặt số lƣợng và chất lƣợng. Riêng ở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, một trung tâm khoa học xã hội lớn nhất của Việt Nam, tính đến tháng 6 năm 2013, có 38 đơn vị nghiên cứu khoa học cơ bản đầu ngành khoa học xã hội (tương ứng với các Viện nghiên cứu khoa học của các Viện Hàn lâm khoa học ở một số nước trong khu vực và trên thế giới); có tổng số cán bộ là 1.622 người (không kể cán bộ hợp đồng), có gần 1000 cán bộ nghiên cứu khoa học xã hội (và 724 cán bộ phục vụ nghiên cứu), gồm 21 giáo sƣ, 130 phó Giáo sƣ, 228 tiến sĩ khoa học và tiến sĩ, 416 thạc sĩ. Số lƣợng cán bộ của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ ở độ tuổi từ 41 trở lên, chiếm 50%. Đây không chỉ là nguồn nhân lực khoa học xã hội chất lƣợng cao của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, mà còn là nguồn nhân lực khoa học xã hội chất lượng cao của đất nước. Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay, cũng như Viện Hàn lâm KHXH đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong công cuộc phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu là đoàn viên, thanh niên cả nhằm tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Đó là những vấn đề sau đây:
12 Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ
28
Vấn đề số lượng và chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn hạn chê
Nguồn nhân lực ngành khoa học xã hội còn yếu về chuyên môn và thiếu về số lượng. Việc sử dụng còn bất hợp lý vì nhiều người không làm đúng chuyên ngành đào tạo. Chẳng hạn, theo điều tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khoảng 2/3 số người có học vị Tiến sĩ trong cả nước không làm khoa học mà đang làm công tác quản lý. Đội ngũ nhân lực khoa học xã hội còn thiếu chuyên gia đầu ngành giỏi; cơ cấu nhân lực khoa học xã hội theo ngành nghề và lãnh thổ còn nhiều bất hợp lý. Ở nhều cơ quan, đội ngũ chuyên gia đầu ngành ngày một mỏng do nghỉ hưu, song chưa có nhiều lớp kế cận. Những người có trình độ chuyên môn cao, có công trình đăng tải trên các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới còn ít. Trình độ tiếng Anh ở nhiều người, kể cả ở nhiều người có chức danh giáo sƣ và phó giáo sƣ còn hạn chế. Trong những năm gần đây, cơ cấu nguồn nhân lực khoa học xã hội có chiều hướng mất cân đối về giới tính. Chẳng hạn, tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, tỷ lệ nữ hiện chiếm khoảng 58% và dự báo sẽ tăng lên đến 72% vào năm 2020. Ở một số cơ quan nghiên cứu khoa học xã hội khác, tỷ lệ nữ cũng có chiều hướng gia tăng như vậy. Nữ giới do có thời gian nghỉ sinh đẻ và nghỉ hưu sớm nên không dành đƣợc nhiều thời gian cho công tác nghiên cứu nhƣ nam giới. Vì thế, tỷ lệ nữ giới chiếm đại đa số sẽ là không cân đối và là rào cản cho công tác nghiên cứu khoa học.
Chất lượng đào tạo nhân lực cho ngành Khoa học xã hội còn hạn chế
Trong kết quả khảo sát của Trung tâm Tư vấn hướng nghiệp và phát triển nguồn nhân lực của ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh năm 2015, trong một năm có khoảng 350 đơn vị có nhu cầu tuyển dụng với hơn 2.500 đầu việc cho nhóm ngành khoa học xã hội nhân văn. Đây là một con số khá cao về nhu cầu tuyển dụng. Tuy nhiên, theo bà Trần Thùy Trâm, Giám đốc Dịch vụ tìm kiếm và tuyển dụng (Công ty cổ phần Le&A), nhu cầu tuyển dụng thật sự với ngành này hiện rất "nhỏ giọt". Nguyên nhân là các doanh nghiệp theo hướng tối ưu hóa các vị trí cần nhân sự có chuyên môn rõ ràng. Trong khi ngành khoa học xã hội nhân văn lại đào tạo kiến thức chung chung, khó áp dụng trong thực tế quản trị tại doanh nghiệp. Trong khi đó, việc định hướng nghề nghiệp, tương lai cho các sinh viên KHXH&NV khi ra cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Theo TS Phạm Mạnh Hà, Đại học Quốc gia Hà Nội, kết quả một cuộc khảo sát các sinh viên đang theo học năm thứ 4, thứ 5 khối khoa học xã hội nhân văn tại một số trường ở Hà Nội, cho thấy: Chƣa đầy 30% sinh viên rõ về công việc mình sẽ làm sau khi tốt nghiệp, 70% còn lại chưa hề có ý niệm công việc tương lai. Nhiều sinh viên còn không biết học để làm gì và sau này những kiến thức đƣợc học áp dụng vào lĩnh vực nào”13. Với những hạn chế về thể lực, trí lực, năng suất lao động thấp, yếu về kĩ năng mềm... của nguồn nhân lực nước ta đòi hỏi chúng ta cần phải làm tốt công tác giáo dục đào tạo, xem giáo dục đào tạo là nhân tố quyết định đến chất lƣợng nguồn nhân lực để hội nhập quốc tế, việc đào tạo SV Khoa học XH&NV cho họ có các kĩ năng cơ bản vẫn rất cần thiết và quan trọng
13 https://baomoi.com/hon-70-sinh-vien-khoi-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van-chua-biet-lam-gi-khi-ra- truong/c/27859173.epi
29
Bảng 1: Thống kê việc làm của sinh viên trường đại học KHXH&NV TP. HCM sau khi tốt nghiệp
Nguồn: Số liệu của Phòng Khảo thí, Trường đại học KHXH&NV TP. HCM (Đỗ Văn Thắng. 2015. Tr.105)
Thêm vào đó, một số ngành đào tạo mới chƣa xác định rõ đối tƣợng, nội dung và phương pháp của môn học. Mặc dù số lượng đào tạo cử nhân, thạc sĩ là khá nhiều nhưng chất lƣợng không cao, thông qua chủ đề và nội dung luận án không có tính mới và cũng không đóng góp nhiều cho thực tiễn. Đội ngũ giảng dạy, nghiên cứu lại đang trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu, hụt hẫng và có nguy cơ đứt đoạn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ giữa các thế hệ các nhà khoa học. Vì vậy, có những ngành trong thời gian tới sẽ không có người giảng dạy sau đại học cũng như hướng dẫn luận văn thạc sỹ, tiến sỹ (Nguyễn Thế Nghĩa. 2011)
Chảy máu chất xám trong ngành khoa học xã hội
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, thì việc đưa nhân lực ra nước ngoài đào tạo và làm việc để bồi dƣỡng, nâng cao năng lực là điều tất yếu. Thế nhƣng, với cơ sở vật chất hiện đại cùng những ưu đãi, trọng dụng nhân tài ở nước ngoài, đã khiến cho nhân lực sau khi được đào tạo không muốn quay về nước. Thậm chí, có nhiều trường hợp chấp nhận hoàn tiền và đóng phạt để tiếp tục ở nước sở tại làm việc và nhập cư. Vấn đề này, xảy ra ở hầu hết các ngành và đặc biệt trong KHXH là các nhà nghiên cứu trẻ sau khi đi đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ bằng học bổng. Thậm chí, có trường hợp nhiều du học sinh KHXH khi về nước, do công việc không được phân bổ đúng chuyên môn, mức lương lại thấp, họ đã sử dụng lợi thế ngoại ngữ để phiên dịch kiếm thêm thu nhập. Và dần dần do tiền thù lao phiên dịch cao gấp hàng chục lần thù lao làm khoa học nên nhiều người “say dự án” đến mức hầu nhƣ quên toàn bộ kiến thức chuyên môn đã đƣợc học. Sau 5-10 năm chỉ chuyên làm phiên dịch, họ đã dần dần bỏ qua nghề nghiên cứu. Đó là một sự “chảy máu chất xám” tại chỗ cần đƣợc các cơ quan chủ quản quan tâm và tìm giải pháp tháo gỡ. Có lẽ biện pháp đầu tiên là giúp họ có được mức lương tạm đủ sống để giữ “tình yêu khoa học” từng có trong quá khứ 14 .
Vấn đề tiền lương và phân bổ công việc luôn là nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu chất ở Việt Nam, trong KHXH cũng không ngoại lệ. Cụ thể trong Ðề án 322, một đề án đƣợc hình thành vào năm 2000 với mục tiêu là đào tạo cán bộ tại những cơ sở giáo
14 http://tiasang.com.vn/-khoa-hoc-cong-nghe/khxh-truoc-thach-thuc-hoi-nhap-va-phat-trien-5863
30
dục nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước với những ngành mà Việt Nam thiếu hoặc chất lượng chưa đạt chuẩn quốc tế. Trong mười năm hoạt động của Ðề án, với một nguồn ngân sách hơn 2.500 tỷ, đã đào tạo đƣợc 3.838 tiến sĩ, 2.042 thạc sĩ, 416 thực tập sinh và 833 cử nhân. Cũng theo nguồn của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, 95% số lưu học sinh đã về nước đúng thời hạn và đã hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, 2% số lưu học sinh được chuyển tiếp lên các cấp học cao hơn, và chỉ có 3% là không hoàn thành nhiệm vụ, trở về muộn hoặc không trở về 15. Tuy kết quả công bố của đề án là khá khả quan cho lực lƣợng nghiên cứu, trong đó nhân lực trẻ của ngành KHXH nhƣng có một vấn đề đặt ra là hiệu quả hoạt động nghiên cứu của lưu học sinh sau khi trở về đơn vị công tác cũ. Thực tế có không ít nghiên cứu sinh sau khi trở về vì nhiều lý do: môi trường khoa học còn bảo thủ, chƣa chấp nhận thay đổi đến từ bên ngoài; điều kiện để đăng kí và thực hiện đề tài nghiên cứu còn nhiều bất cập và đặc biệt là chế độ bậc lương phải gồng mình chạy theo vật giá đã khiến nhiều nhà nghiên cứu đã phải từng bước hoãn vô thời hạn hoặc rời bỏ hẳn hoạt động nghiên cứu khoa học để làm những công việc không đúng chuyên môn để cải thiện thu nhập. Như vậy, vấn đề "chảy máu chất xám" không chỉ là những người đƣợc đào tạo rời bỏ Tổ quốc, di dân đến các quốc gia phát triển, mà còn là nguồn chất xám chất lƣợng cao không đƣợc sử dụng đúng chuyên môn và năng lực. Nhìn một cách sâu xa, một chuyên gia, một nhà khoa học tuy không ở trong nước những có thể đóng góp trí lức, tài lực thì lúc đó không phải là “chảy máu chất xám” thành “tuần hoàn chất xám”. Nhưng nếu nhà khoa học được đào tạo bài bản, quay về nước cống hiến nhưng bị
"chết mòn" trong cuộc mưu sinh hoặc bị những cơ chế bảo thủ, trì trệ trói buộc, thì rất trong tương lai giới khoa học của đất nước sẽ mất đi một nguồn lực đáng kể. Một du học sinh theo đề án 322 về nước năm 2007, hiện không làm việc tại trường cũ mà nhận làm việc cho doanh nghiệp, giải thích: “Trước khi đi nước ngoài, tôi cũng kỳ vọng vào nhiều điều. Nhưng về nước, môi trường làm việc vẫn không thay đổi. Cách quản lý thì cào bằng. Người có năng lực, có cống hiến cũng đối xử như người làm dở. Khi về nước tôi cũng hăm hở lắm, nhƣng sản phẩm nghiên cứu của tôi không đƣợc đánh giá đúng mức.
Tôi chuyển sang doanh nghiệp vì họ coi trọng công sức của tôi. Tôi cảm thấy có ích hơn”16. Vì vậy, chúng ta đầu tƣ, đƣa nhân lực đi đào tạo là một chiến lƣợc đúng đắng, nhƣng để sử dụng và phát huy đƣợc nguồn nhân lực đó thì đó lại là vấn đề của cơ chế, nhận thức của người lãnh đạo.